Tag

Giá phân bón nhập về Việt Nam khoảng 6,5 triệu đồng mỗi tấn

Thị trường - Tài chính 16/08/2021 21:47
aa
TTTĐ - Trung Quốc luôn là thị trường chủ yếu cung cấp các loại phân bón cho Việt Nam, chiếm 42,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.
Bắt đầu tổng kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh phân bón “Mổ xẻ” nguyên nhân giá phân bón tăng “chóng mặt”

Trung Quốc là thị trường chủ đạo

Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương (VITIC) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 7/2021 nhập khẩu phân bón các loại về Việt Nam tăng trở lại so với tháng trước đó.

Cụ thể, nhập khẩu phân bón tăng cả về khối lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 18,3%, 25,9% và 6,4%, đạt 520.144 tấn, tương đương 159 triệu USD, giá 305,7 USD/tấn (tương đương 6,980 triệu đồng). Nếu so với tháng 7/2020 cũng tăng rất mạnh, với mức tăng tương ứng 54,2%, 100,4% và 30%.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2021, cả nước nhập khẩu 2,83 triệu tấn phân bón các loại, tương đương 802,69 triệu USD, giá trung bình 284 USD/tấn (6,485 triệu đồng), tăng 20,1% về khối lượng, tăng 36,6% về kim ngạch và tăng 13,7% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo VITIC, Trung Quốc luôn là thị trường chủ yếu cung cấp các loại phân bón cho Việt Nam, chiếm 44,5% trong tổng khối lượng và chiếm 42,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, đạt 1,26 triệu tấn, tương đương 340,96 triệu USD, giá trung bình 271,2 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 29,6%, 52% và 17,3%.

Giá phân bón nhập về Việt Nam khoảng 6,5 triệu đồng mỗi tấn

Tuy nhiên, trong tháng 7/2021 nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giảm nhẹ 0,4% về khối lượng nhưng tăng 5,7% về kim ngạch và tăng 6,2% về giá so với tháng 6/2021, đạt 218.073 tấn, tương đương 59,85 triệu USD.

Xếp sau Trung Quốc là thị trường Nga chiếm 8,4% trong tổng khối lượng và chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 235.913 tấn, tương đương 76,6 triệu USD, giá trung bình 324,7 USD/tấn, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 2,8% kim ngạch và tăng 4,3% về giá.

Đáng chú ý, nhập khẩu phân bón từ thị trường Indonesia mặc dù chỉ chiếm 6,4% trong tổng khối lượng và chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch, đạt 179.283 tấn, tương đương 69,76 triệu USD, giá trung bình 389,1 USD/tấn, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng rất mạnh 416,7% về lượng và tăng 676% kim ngạch, giá tăng 50%.

Giá phân bón trong nước tăng phi mã

Từ đầu năm đến nay, giá phân bón trong nước tăng trung bình 50-73%. Trong đó, giá phân urê Cà Mau tăng 72% (từ 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng/kg); DAP Đình Vũ tăng 67,3% (từ 8.550 đồng/kg lên 14.300 đồng/kg); NPK Bình Điền tăng 24,3% (NPK 16-16-8+13S từ 8.860 đồng/kg lên 10.760 đồng/kg).

Với phân bón nhập khẩu, phân SA bột của Trung Quốc tăng 60,6% (từ 3.270 đồng/kg lên 5.250 đồng/kg); DAP 64% nhập khẩu Trung Quốc tăng 50% (từ 11.200 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg); kali tăng 72,9% (kali miểng Israel từ 6.650 đồng/kg lên 11.500 đồng/kg).

Về nguyên nhân giá phân bón tăng, ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho rằng chủ yếu do các giá nguyên liệu sản xuất phân bón tăng và giá cước phí vận chuyển tăng.

Giá phân bón nhập về Việt Nam khoảng 6,5 triệu đồng mỗi tấn
Lực lượng quản lý thị trường cao điểm kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón. (Ảnh: DMS)

Đặc biệt, sản xuất trong nước đối trọng với nhập khẩu khiến mức tăng giá trong nước thấp hơn nhiều so với mức tăng giá của hàng nhập khẩu.

Mặc dù, ngành phân bón đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, nhưng thực tế cho thấy thị trường phân bón hiện nay cũng thật giả lẫn lộn.

Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả, lậu vẫn lộng hành trên thị trường khiến doanh nghiệp sản xuất lao đao, vừa đối phó với nạn hàng giả, hàng lậu, vừa phải nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) cho rằng, nguyên nhân đẩy giá phân bón lên cao là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón.

Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, trong khi nguồn cung trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 được kiểm soát ở mức độ nhất định tại các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc ... đã khiến nhu cầu đối với nhiều mặt hàng này phục hồi rất nhanh.

Mặt khác, việc kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa trên toàn cầu, không chỉ phân bón mà hầu hết các mặt hàng cơ bản như sắt thép, than đá, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi ... đều chứng kiến mức tăng giá rất mạnh.

Tại cuộc họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, phân bón là đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, việc giá tăng làm tăng chi phí sản xuất, và trong hoàn cảnh giá lúa gạo tăng giảm, đã gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Theo ông Trần Quốc Khánh, phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn sẽ rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng. Việc áp dụng các quy định hành chính vào thị trường khi Việt Nam đã có những cam kết quốc tế càng khó khả thi.

Mặc dù vây, hai ngành Công thương và Nông nghiệp sẽ cố gắng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp góp phần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân.

“Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội xem xét lại vấn đề thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất phân bón”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết.

Lãnh đạo Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp cố gắng hợp lý hóa các chi phí, giữ ổn định giá thành, đặt mục tiêu phân bón Việt Nam phải được bán với giá thấp hơn nhập khẩu, đưa đến tay người nông dân với giá thấp nhấp.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Khánh cũng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát để ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng.

Đọc thêm

“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank Thị trường - Tài chính

“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank

TTTĐ - Tiếp nối thành công của chương trình "Quà tặng tiền tỷ, chào Thu hết ý", Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.
Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án STEP đã tổ chức tổng kết dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (STEP).
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

TTTĐ - Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank.
Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Kinh tế

Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang lưu ý các chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, phối hợp giải quyết các vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến hết năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 80% kế hoạch vốn giao.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics Thị trường - Tài chính

Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

TTTĐ - Đà Nẵng tiên phong mở ra một chương mới cho logistics Việt Nam với việc thành lập Khu thương mại tự do, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương-Tài chính, tất cả mặt hàng xăng dầu cùng đi xuống từ 15 giờ hôm nay (14/11).
Năm 2025, tổng chi ngân sách Trung ương hơn 1,5 triệu tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Năm 2025, tổng chi ngân sách Trung ương hơn 1,5 triệu tỷ đồng

TTTĐ - Chiều 13/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Vẫn lo “sốt giá” khi mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại Thị trường - Tài chính

Vẫn lo “sốt giá” khi mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại

TTTĐ - Theo một số đại biểu Quốc hội, nếu thí điểm mở rộng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm dự án nhà thương mại qua thỏa thuận có thể sẽ khiến cơn sốt giá lây lan, dẫn đến đầu cơ...
Xem thêm