Tag

Giải pháp phòng ngừa, trị bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng

Nông thôn mới 28/05/2024 12:00
aa
TTTĐ - Tại các tỉnh phía Nam, đang bắt đầu vào mùa mưa, đây là thời điểm nhiều loại bệnh, nấm phát triển nhanh trên nhiều loại cây trồng mẫn cảm với thời tiết, trong đó có cây sầu riêng.
Biện pháp khắc phục và phục hồi vườn cây ăn trái bị ngập úng sau mưa lũ Biện pháp khắc phục và phục hồi vườn cây ăn trái bị ngập úng sau mưa lũ
Cách chăm sóc cây trồng đúng cách trong mùa khô, hạn mặn Cách chăm sóc cây trồng đúng cách trong mùa khô, hạn mặn
Một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên cây sầu riêng trong mùa mưa Một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên cây sầu riêng trong mùa mưa

Để phòng ngừa, trị bệnh các chuyên gia Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH Sitto Việt Nam sẽ hướng dẫn cụ thể cách để phòng tránh bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng vào mùa mưa.

Theo các chuyên gia Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Sitto Việt Nam, để phòng ngừa, cũng như trị bệnh cho cây sầu riêng, bà con cần nắm nguyên tắc chung để phòng trị bệnh trong mùa mưa như: Thường xuyên thăm kiểm tra vườn, kiểm tra hệ thống thoát nước, tránh tình trạng đọng nước kéo dài, không để nước tù đọng trên mương, trong hố trồng.

Người dân cần vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng để ánh sáng chiếu vào được trong thân; phun ngừa các loại thuốc bảo vệ thực vật có khả năng gia tăng sức đề kháng sau cắt tỉa; loại bỏ các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn, xử lý tiêu hủy để hạn chế cho nấm bệnh phát tán.

Giải pháp phòng ngừa, trị bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng
Cây sầu riêng bị bệnh vàng lá

Ngoài ra, bà con cần rải vôi đầu mùa mưa nhằm sát khuẩn môi trường, trung hoà lượng axit trong đất, nâng độ pH đất, sát khuẩn làm giảm mật số các vi sinh vật có hại trong đất, bổ sung lượng Canxi tăng khả năng chống chịu cho cây trồng; tăng cường bón phân có chứa Kali cao và phun các phân bón lá có chứa vi lượng, amino acid (hạn chế các phân bón có đạm), giúp tăng khả năng điều tiết nước và hút đạm của cây trồng.

Bên cạnh đó, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất phòng trị nấm bệnh phổ biến như: Metalaxyl, Azooxystrobin, Propineb, Copper, Dimethorph, Fostyl Al, Hexaconzole, Phosphonate… để phòng bệnh bảo vệ cho cây; áp dụng các biện pháp sinh học như chế phẩm có nguồn gốc từ các dòng vi sinh vật có lợi hoặc chế phẩm sinh học đươc chiết xuất dạng các enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.

Giải pháp phòng và xử lý bệnh thối trái

Với cây đã bị nhiễm bệnh, bà con cho cắt tỉa và thu gom những trái, cành lá đã nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy, tránh lây lan sang cây khác; sử dụng thuốc đặc trị phun ướt đẫm thân, cành lá, quả để sát khuẩn, diệt nấm, lưu ý sử dụng sản phẩm không gây nóng lá, lem trái; sử dụng chế phẩm sinh học đươc chiết xuất dạng các enzym để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.

Thối trái do Phytophthora
Thối trái do Phytophthora

Với vườn chưa bị hoặc áp dụng giải pháp đề phòng bệnh: Chọn giống tốt, sức đề kháng cao. Mật độ trồng thích hợp bảo đảm sự thông thoáng cho vườn phát triển, khoảng cách trồng 7-10m (đối với vườn thiết kế cơ bản).

Bà con cần kiểm tra hệ thống thoát nước cho tốt, tránh ngập úng, ẩm thấp, cải tạo đất tơi xốp, thông thoáng khí cũng là giải pháp giúp kiểm soát, ngăn chặn nấm khuẩn gây bệnh phát sinh, đồng thời nuôi dưỡng bộ rễ khỏe, nền đất sạch khỏe.

Ngoài ra, bổ sung dinh dưỡng cân đối đa trung vi lượng, tránh dư thừa đạm; tỉa trái, tỉa cành thông thoáng, không để cành sát mặt đất, trái sát nhau nên kê miếng sốp lót ở giữa để tránh lây mầm bệnh. Định kỳ, người trồng sử dụng các hoạt chất phòng trị nấm bệnh Propineb, Mancozeb cho cây, phun ướt đẫm lên trái, thân, cành, lá; có thể dùng chế phẩm sinh học đươc chiết xuất dạng các enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.

Giải pháp phòng và xử lý bệnh nứt thân xì mủ, thối thân, thối rễ

Nhà nông cần tạo vườn cây thông thoáng, giảm ẩm độ vào mùa mưa, tạo điều kiện cho cây nhận đủ ánh nắng mặt trời là giải pháp tốt để phòng ngừa nấm bệnh; tạo rãnh thoát nước, chống ngập úng cho vườn, đặc biệt khu vực quanh gốc cây; hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ gần gốc, cắt bỏ những bộ phận của cây bị bệnh và tiêu hủy bên ngoài lô trồng.

Giải pháp phòng ngừa, trị bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Nhà nông bón vôi, phân hữu cơ, vi lượng và các amino acid nhằm cải tạo đất, cung cấp đủ dinh dưỡng phục hồi cây; sử dụng các tác nhân sinh học như: Trichoderma asperellum, Streptomyces hoặc Bacillus subtilis để ức chế, tiêu diệt mầm bệnh.

Trước mùa mưa hàng năm, bà con nên quét gốc hay bề mặt vết cắt thân, cành bằng dung dịch đồng đỏ để bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây bệnh; phun thuốc diệt nấm như fosetyl-Al, hỗn hợp Bordeaux, Copper Oxychloride, Dimethomorph...

Khi phát hiện cây bị bệnh, để xử lý triệt để bệnh, nhà vườn cần xử lý nấm trong đất đồng thời xác định rõ nguyên nhân khiến vỏ cây xì mủ là do cây thiếu canxi hay do sâu mọt đục và xử lý tác nhân gián tiếp gây bệnh.

Các cây bị bệnh nặng (đã bị thối ở vỏ, thân, gốc) thì dùng dao cạo sạch vết bệnh, phơi nắng cho khô, rồi quét lên đó dung dịch thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Propineb, Mancozeb, Fosetyl aluminium, Phosphonate… kết hợp biện pháp phun xịt lên cây và tưới gốc. Sử dụng chế phẩm sinh học đươc chiết xuất dạng các enzyme phun trực tiếp lên vết bệnh, tưới gốc, phun qua lá và xử lý cả nguồn nước tưới (nếu có thể) để tạo nguồn vi sinh đối kháng ngăn chặn và ức chế bệnh phát triển.

Lưu ý, nhà nông không nên sử dụng các loại phân bón có chứa Đạm giai đoạn cây bị bệnh và không nên sử dụng phân hóa học khi bộ rễ chưa phục hồi vì rất dễ gây ngộ độc.

Giải pháp phòng và xử lý bệnh nấm hồng

Mật độ trồng thích hợp, cắt tỉa cành nhánh thường xuyên, tạo tán thông thoáng trong tán cây và trong vườn, cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây quang hợp tốt, giảm tình trạng độ ẩm cao.

Những cành bệnh, cành chết cần được xử lý và tiêu hủy tránh lây lan.

Chăm sóc cây tốt, tưới nước, bón phân đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng để cây đủ sức kháng lại bệnh hại.

Khi cây có dấu hiệu bệnh thì phun thuốc đặc trị có chứa hoạt chất gốc đồng, gốc Triazole (Hexaconazole, Difenoconazole), gốc sinh học (Validamycin A)… hoặc sử dụng chế phẩm sinh học đươc chiết xuất dạng các enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm. Kết hợp cung cấp chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đủ khả năng để chống lại mầm bệnh, trong số đó nhà vườn có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh.

Giải pháp phòng và xử lý bệnh đốm rong

Không trồng mật độ quá dày, để vườn có khoảng trống đón ánh nắng mặt trời và thoát độ ẩm không khí. Cải tạo đất tơi xốp, bón phân cân đối giữa hữu cơ và vô cơ, tránh bón thừa đạm, bổ sung đầy đủ trung - vi lượng thiết yếu cho cây. Tưới nước đầy đủ, chỉ tưới vùng đất quanh tán cây, giữ cho gốc cây luôn được khô ráo.

Giải pháp phòng ngừa, trị bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng
Bệnh đốm rong

Bón vôi định kỳ 2-3 lần/năm, giúp sát khuẩn nấm vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ Canxi cho cây. Phun thuốc phòng bệnh vào đầu mùa mưa, cuối mùa mưa hoặc khi rửa vườn sau thu hoạch.

Khi phát hiện bệnh thì sử dụng thuốc gốc đồng hoặc gốc lưu huỳnh để phun lên lá, pha đậm đặc quét lên thân, cành. Có thể quét vôi lên gốc thân vào đầu và cuối mùa mưa để phòng bệnh cho những vườn thường xuyên bị nhiễm bệnh.

Giải pháp phòng và xử lý bệnh thán thư

Bệnh gây hại trên chồi non, cành non, lá, hoa và trái. Bệnh lưu tồn trong cành lá hoặc tàn dư trên mặt đất, trong điều kiện độ ẩm cao, trời mát bệnh phát triển gây hại nặng, nặng nhất trong mùa mưa, khi có sương mù nhiều bệnh gây hại nặng trên bông.

Giải pháp phòng ngừa, trị bệnh nguy hiểm trên cây sầu riêng
Bệnh thán thư

Phòng trừ bệnh thán thư bằng nhiều biện pháp: Tỉa cành, tạo tán tạo vườn cây thông thoáng. Tỉa bỏ cành lá nhiễm bệnh để tránh lây lan. Thu gom lá, cành khô, trái rụng mang đốt, dọn sạch cỏ dưới tán lá để thông thoáng. Chú ý bón phân đầy đủ và cân đối đa lượng NPK, bổ sung các chất trung vi lượng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Sử dụng biện pháp như bao trái để bảo vệ.

Phun thuốc ở các thời điểm bệnh có thể xuất hiện như chồi non, lá non, hoa, trái còn nhỏ. Bà còn có thể sử dụng các thuốc gốc đồng (Copper Oxychloride, Copper Hydroxide, Copper sulfate, Copper citrate), thuốc gốc Dithiocarbamate (Zineb, Mancozeb, Propineb), thuốc nội hấp Triazole (Hexaconazole, Difenoconazole, Propiconazole, Tebuconazole), thuốc diệt nấm phổ rộng Strobilurin (Azoxystrobin).

Lưu ý: Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày và phun đủ lượng nước.

Đọc thêm

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm Nông thôn mới

Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các địa phương khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh, bù đắp thiệt hại sau bão gây ra, bảo đảm nguồn lương thực thực phẩm phục vụ cho cuối năm...
Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô Nông thôn mới

Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô

TTTĐ - Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã đi kiểm tra công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Mê Linh.
Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân Nông thôn mới

Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang có 140.371 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,53% diện tích đất tự nhiên), với 523.642 người sống ở nông thôn (chiếm 71,9% tổng dân số), những năm qua đã tập trung phát triển nông nghiệp vì người nông dân.
Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt Nông thôn mới

Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt

TTTĐ - Sau bão số 3 (Yagi), các loại cây trồng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chịu thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là các loại cây ăn trái và cây công nghiệp. Việc phục hồi cây trồng sau lũ lụt, nhà nông cần quan tâm và làm đúng cách để đạt hiệu quả cao.
Xem thêm