Tag

Giao thông Thủ đô: Dấu ấn đột phá, nâng tầm phát triển

Nhịp điệu cuộc sống 28/01/2025 09:11
aa
TTTĐ - Những năm qua, người dân Hà Nội đã cảm nhận được sự “thay da đổi thịt” của hệ thống hạ tầng giao thông với nhiều công trình tiêu biểu, mang dấu ấn đậm nét của một đô thị văn minh, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Các công trình, dự án trọng điểm này không chỉ phục vụ hiệu quả cho Thủ đô phát triển kinh tế - xã hội, mà còn giúp TP khang trang hơn, hiện đại hơn.
Phân luồng giao thông phục vụ chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”Hà Nội cho phép các phương tiện rẽ phải tại nhiều nút giao thôngHà Nội lấy ý kiến Nhân dân nâng mức phạt vi phạm giao thôngĐảm bảo công tác cấp cứu, xử lý tai nạn giao thông dịp Tết

Những nhịp cầu bắc tương lai

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Hệ thống giao thông vận tải (GTVT) được coi là huyết mạch của nền kinh tế, là bộ mặt của đô thị. Bởi vậy, TP luôn tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông sao cho hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Để có được hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại như hôm nay là nhờ sự quan tâm đầu tư của Trung ương, TP. Với những cây cầu, tuyến đường mới, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội, đã đưa Hà Nội vươn nhanh, vươn xa hơn.

Giao thông Thủ đô: Dấu ấn đột phá, nâng tầm phát triển
Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội

Một trong những điểm nhấn nổi bật của mạng lưới giao thông Thủ đô chính là hệ thống cầu bắc qua sông. Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Đến giữa thập niên 1980, cầu Chương Dương và Thăng Long được khánh thành. Đến nay, Hà Nội đã có nhiều cây cầu lớn bắc qua sông Hồng như: Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân...

Tới đây TP sẽ tập trung đầu tư thêm hàng loạt cây cầu quan trọng khác như: Hồng Hà, Vân Phúc, Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Mễ Sở… tạo kết nối có tính tương hỗ với nhau.

Đơn cử như cầu Thượng Cát trên đường vành đai 3,5 không chỉ kết nối trung tâm với khu vực huyện Đông Anh, mà còn kết nối đến khu vực huyện Mê Linh ở phía Bắc Thủ đô; cầu Vân Phúc kết nối Hà Nội với Vĩnh Phúc theo trục dọc Bắc - Nam, khai thông hướng tiếp cận cho 7 huyện khu vực phía Nam TP.

Cùng với hệ thống cầu bắc qua sông, đến nay, TP Hà Nội đã có 7 tuyến đường hướng tâm (tổng cộng 111,32km), 8 tuyến quốc lộ hướng tâm (244,58km) được hình thành và đưa vào khai thác; hoàn thành 132,26/285,46km của 7 tuyến đường vành đai. Trong đó, nhiều tuyến cao tốc quan trọng kết nối vùng, lấy Thủ đô làm trung tâm đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Pháp Vân - Cầu Giẽ... thúc đẩy giao thương, văn hóa, góp phần khẳng định vị thế và sự phát triển ổn định, bền vững của Thủ đô.

Giao thông Thủ đô: Dấu ấn đột phá, nâng tầm phát triển
TP Hà Nội không ngừng nỗ lực nhằm thúc đẩy “xanh hóa” hệ thống giao thông công cộng

Đặc biệt là tuyến đường vành đai 4 với vai trò chiến lược đối với toàn bộ Vùng Thủ đô đã được khởi công vào tháng 6/2023, đến nay đã bắt đầu thành hình, phấn đấu đưa vào khai thác đường song hành từ cuối năm 2024, mở ra cơ hội cũng như tạo động lực phát triển rất lớn không chỉ cho Hà Nội mà cả khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Cùng với đó, TP đã hoàn thành một số công trình giao thông trọng điểm, cấp bách trên địa bàn, như đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy, đoạn cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở; đường vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái cùng nhiều công trình chống ùn tắc trong nội đô; đường vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; đường vành đai 3,5 đoạn Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 32…

Ngay trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, một số dự án giao thông quan trọng như dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nhật Tân, dự án đầu tư xây dựng đường Lê Quang Đạo kéo dài, tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư phường Ngọc Thụy (quận Long Biên) cũng được đưa vào khai thác.

Trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, TP có 128 tuyến buýt trợ giá với hơn 1.900 xe, “phủ sóng” toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã và hơn 500 xã, phường, thị trấn; trong đó có 282 xe điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG, chiếm 14,8% tổng số phương tiện.

Đến nay hoạt động của các tuyến buýt điện góp phần giảm 36.000 tấn CO2. TP đặt mục tiêu đến năm 2030, có khoảng 70 - 90% số xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh, tăng lên 100% vào năm 2035.

Giao thông Thủ đô: Dấu ấn đột phá, nâng tầm phát triển
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tuyến đường sắt đô thị vào vận hành, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh, khối lượng lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh, khối lượng lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường. Sau gần 3 năm hoạt động (từ ngày 6/11/2021), tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển hơn 28 triệu lượt hành khách bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Tiếp đó, ngày 8/8/2024, đoạn đường sắt trên cao từ Nhổn đến ga Cầu Giấy thuộc tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đã được vận hành khai thác thương mại. Tính đến ngày 25/9, sau một tháng tuyến đường sắt trên cao từ Nhổn đến ga Cầu Giấy đã vận chuyển gần 1,3 triệu lượt hành khách, vừa xây dựng hình ảnh giao thông Thủ đô văn minh, vừa góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Đây là cơ sở quan trọng để Hà Nội tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho hệ thống đường sắt đô thị, hướng tới xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bảo đảm phục vụ người dân và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hơn của Thủ đô trong tương lai.

Thẻ, vé liên thông - bước tiến mới cho vận tải hành khách công cộng

Cùng với phát triển mạng lưới giao thông công cộng, trong năm qua, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP Hà Nội đã thực hiện triển khai thí điểm hệ thống vé liên thông đa phương thức cho vận tải hành khách công cộng tại 14 tuyến xe buýt.

Thẻ vé điện tử là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hướng tới TP thông minh, đem lại nhiều lợi ích cho TP và người tham gia giao thông công cộng.

Giao thông Thủ đô: Dấu ấn đột phá, nâng tầm phát triển
Việc đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 sẽ giúp mở rộng không gian phát triển, phân bổ áp lực đô thị cho Hà Nội

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết: Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, việc sớm triển khai hệ thống vé điện tử liên thông cho mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội là rất cần thiết nhằm giải quyết được kịp thời các tồn tại, bất cập hiện nay. Đây cũng là cơ sở để TP triển khai các chính sách giá vé có tính ưu việt, hỗ trợ nhiều hơn cho hành khách trong tương lai, từ đó thu hút, gia tăng sản lượng hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt.

Đồng thời, đa dạng, tiện lợi hình thức thanh toán, tiết giảm kinh phí ngân sách Nhà nước thông qua việc không sử dụng nhân viên phục vụ trên xe; từng bước hình thành thói quen cho hành khách trong việc sử dụng hệ thống thanh toán tự động, tiến tới hạn chế sử dụng tiền mặt.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội, nhấn mạnh: Hà Nội đã xác định mục tiêu đến năm 2025 là xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, TP thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2030, Hà Nội trở thành TP “xanh - thông minh - hiện đại”.

Trong đó, Hà Nội xác định tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước so với yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô và ưu tiên đầu tư hoàn thành các trục hướng tâm, đường vành đai, dự án đường sắt đô thị, mạng lưới giao thông tĩnh, nhằm giải quyết triệt để vấn nạn ùn tắc giao thông.

Để đạt được những mục tiêu này, ngay từ đầu năm, TP Hà Nội đã tập trung tạo bước đột phá về thể chế gắn với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng để giao thông đi trước mở đường. Nhờ đó, diện mạo Thủ đô đã thực sự thay đổi với nhiều công trình tiêu biểu, mang dấu ấn đậm nét của một đô thị hiện đại, văn minh, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại.

Giao thông Thủ đô: Dấu ấn đột phá, nâng tầm phát triển
Phối cảnh dự án cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Có thể thấy, "Đường mở tới đâu, đô thị theo tới đó", sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông đã mang lại sự khởi sắc cho bộ mặt đô thị, tình trạng ùn tắc giao thông cũng được cải thiện đáng kể. Trong tương lai không xa, bằng sự quyết tâm không ngừng nghỉ, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.

Đọc thêm

Sẽ có tuyến đường tốc độ 100 km/giờ nối Hải Dương với Hải Phòng Giao thông

Sẽ có tuyến đường tốc độ 100 km/giờ nối Hải Dương với Hải Phòng

TTTĐ - Chiều 26/4, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đã đi kiểm tra, khảo sát hướng tuyến dự án xây dựng tuyến đường tốc độ cao nối tỉnh Hải Dương với thành phố Hải Phòng.
Đà Nẵng thả chim bồ câu hòa bình đón đoàn tàu thống nhất Nhịp điệu cuộc sống

Đà Nẵng thả chim bồ câu hòa bình đón đoàn tàu thống nhất

TTTĐ - Đón đoàn tàu thống nhất dịp 30/4, thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức lễ thả chim bồ câu hòa bình cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông tại Vĩnh Phúc Giao thông

Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông tại Vĩnh Phúc

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 52/CĐ-TTg ngày 26/4/2025 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Xây dựng; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Không thay đổi thời hạn khởi công 2 dự án đường sắt lớn Giao thông

Không thay đổi thời hạn khởi công 2 dự án đường sắt lớn

TTTĐ - Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với 9 tỉnh, thành phố có các dự án đường sắt trên địa bàn.
Tháng Tư về thăm Chiến khu rừng Sác Nhịp sống phương Nam

Tháng Tư về thăm Chiến khu rừng Sác

TTTĐ - Chiến khu rừng Sác - Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) là một trong những căn cứ cách mạng, công trình kháng chiến thể hiện trí tuệ lỗi lạc, độc đáo của quân và dân ta trong công cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng dân tộc. Ngày nay, nơi đây vẫn còn lưu lại dấu xưa, tích cũ để người dân, du khách đến tham quan và tìm về lịch sử với những giá trị bất diệt. Tháng Tư lịch sử, đông đảo mọi người lại muốn tìm về nơi đây...
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Quảng Ninh lần đầu tổ chức Lễ hội Du lịch biển Vân Đồn 2025 Du lịch

Quảng Ninh lần đầu tổ chức Lễ hội Du lịch biển Vân Đồn 2025

TTTĐ - UBND huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) thông tin, trong 2 ngày 26 - 27/4, Lễ hội Du lịch biển Vân Đồn 2025 với chủ đề “Khúc tình ca của biển” lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại bãi biển thôn Ninh Hải, xã Minh Châu.
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tour dài ngày, trải nghiệm văn hóa - lịch sử và số hóa "lên ngôi" Du lịch

Tour dài ngày, trải nghiệm văn hóa - lịch sử và số hóa "lên ngôi"

TTTĐ - Vietravel Hà Nội ghi nhận một mùa cao điểm lễ 30/4 - 1/5 tăng trưởng mạnh mẽ, với hơn 30.000 lượt khách đăng ký tour, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm