Tag

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, bứt phá

Nhịp điệu cuộc sống 10/10/2024 06:02
aa
TTTĐ - 70 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), diện mạo Thủ đô Hà Nội ngày càng thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại, trong đó nổi bật nhất phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng của lĩnh vực giao thông vận tải.
Đổi mới phương pháp tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông Cổng trường an toàn giao thông mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực ra mắt “Cổng trường an toàn giao thông”

Hàng loạt dự án giao thông lớn được triển khai

Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giữ vai trò rất quan trọng và là tiền đề để phát triển đô thị cũng như phục vụ nhu cầu sinh sống đi lại của Nhân dân Thủ đô. Hà Nội đã đổi thay mạnh mẽ nhờ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xứng đáng là hạt nhân trung tâm của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết: Sau nhiều năm nỗ lực miệt mài, đặc biệt từ khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội với quy mô, vị thế và điều kiện phát triển mới đã phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh, toàn diện và bền vững cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Hàng loạt dự án giao thông lớn được triển khai thực hiện nhằm kết nối trung tâm với các vùng ngoại vi như: Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), đường Võ Nguyên Giáp, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông... cùng nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu vượt được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đường bộ khép kín.

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, bứt phá
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nguyễn Phi Thường

Đến nay, thành phố Hà Nội đã có 7 tuyến đường hướng tâm (tổng cộng 111,32 km chạy qua địa bàn), 8 tuyến quốc lộ hướng tâm (244,58km) được hình thành và đưa vào khai thác; hoàn thành 132,26/285,46km của 7 tuyến đường vành đai.

Đặc biệt, Vành đai 4 với vai trò chiến lược đối với toàn bộ Vùng Thủ đô đã được khởi công vào tháng 6/2023. Bốn trục kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh gồm: Hồ Tây - Ba Vì; Tây Thăng Long; Ngọc Hồi - Phú Xuyên; Hà Đông - Xuân Mai cũng đang được khẩn trương đầu tư.

Việc đầu tư hình thành các tuyến cao tốc trên góp phần kết nối giao thông, phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho 4 hành lang kinh tế quan trọng khu vực phía Bắc gồm: Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Hà Nội - Thái Nguyên.

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh - khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, vào ngày 8/8/2024, tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại. Đây là một sự kiện quan trọng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông của Thủ đô, thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự án tiếp theo.

Nhiều người dân bày tỏ, họ vẫn kỳ vọng ở đoạn tuyến đường sắt đô thị số 3 nhiều hơn nữa, đặc biệt là việc hoàn thiện toàn tuyến, kéo dài đến ga S12 (ga Trần Hưng Đạo), kết nối với tuyến số 2A tại ga Cát Linh. Khi đó đường sắt đô thị sẽ tạo nên một vòng cung kết nối giữa hai trục cửa ngõ Tây - Tây Nam Thủ đô, thuận tiện hơn rất nhiều cho người dân đi lại.

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, bứt phá
Hành khách được nhân viên tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội hướng dẫn sử dụng dịch vụ

Vui mừng và tự hào khi thấy giao thông Thủ đô ngày càng thông minh, hiện đại, giúp cho việc đi lại của người dân trở nên thuận tiện, anh Phan Quốc Việt (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Hà Nội đã có bước tiến vượt bậc với đường sắt đô thị, tạo nên một nét văn minh, hiện đại và mang đến lợi ích thiết thực cho người dân. Càng có nhiều đường sắt đô thị chắc chắn Hà Nội sẽ càng xanh - sạch - đẹp hơn”.

Tương tự, đông đảo người dân mong mỏi thành phố sẽ nhanh chóng triển khai thêm các tuyến đường sắt đô thị khác, sớm tạo nên một mạng lưới tàu điện phủ khắp thành phố để phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Những thành tựu và kết quả đạt được nêu trên đã góp phần giảm tải áp lực giao thông cho Thủ đô, từng bước hạn chế ùn tắc và tại nạn giao thông trên địa bàn, tăng cường kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Có thể nói, giao thông vận tải đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.

Địa phương đi đầu trong chuyển đổi năng lượng xanh

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, thành phố Hà Nội cũng đang nỗ lực hết sức và là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong chuyển đổi năng lượng xanh ngành giao thông vận tải.

Theo đó, Hà Nội hiện có 128 tuyến buýt trợ giá với hơn 1.900 xe buýt, trong đó có 282 xe điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG, chiếm 14,8% tổng số phương tiện. Đến nay hoạt động của các tuyến buýt điện góp phần giảm 36.000 tấn CO2.

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, bứt phá
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong chuyển đổi năng lượng xanh ngành giao thông vận tải

Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030, có khoảng 70 - 90% xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh, tăng lên 100% vào năm 2035 (sớm hơn so với mục tiêu năm 2050 của Quyết định 876). Tỷ lệ xanh hóa phương tiện giao thông này là sự cố gắng, nỗ lực của cả các doanh nghiệp và thành phố.

Ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông công cộng, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay: Hướng tới mục tiêu xanh hóa hệ thống vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, các tuyến buýt mở mới sẽ ưu tiên sử dụng xe năng lượng sạch.

Hiện đơn vị đang hoàn thiện thủ tục để đưa xe buýt điện vào vận chuyển hành khách trên 5 tuyến gồm tuyến số 05, 39, 47, 43, 59. Trong đó tuyến buýt số 05 sẽ sử dụng xe cỡ nhỏ (30 - 40 chỗ), còn lại sử dụng xe cỡ trung bình (41 - 60 chỗ). Dự kiến, đầu năm 2025 các tuyến buýt điện này sẽ đi vào hoạt động.

Cùng với đó, Hà Nội đã cấp phép hoạt động cho hàng nghìn xe taxi điện; đưa xe đạp, xe đạp điện công cộng vào phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tại một số quận nội thành. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã có 2 tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động, thu hút hàng trăm nghìn lượt người dân tham gia mỗi ngày. Như vậy có thể thấy hiệu quả về giảm thiểu ùn tắc giao thông, tính tiện lợi trong việc đi lại bằng tàu điện trên cao ở Hà Nội đã được thấy rõ.

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, bứt phá
Giao thông vận tải đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô

Để thực hiện hiệu quả công tác đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, Bộ Chính trị đề nghị Hà Nội tiếp tục rà soát, hoàn thiện giải pháp tổ chức thực hiện các quy hoạch. Nhất là giải pháp khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển như mở rộng không gian phát triển thông qua xây dựng Vành đai 4, Vành đai 5 và các trục phát triển để khai thác hiệu quả quỹ đất.

Cùng với đó là khai thác hiệu quả hơn nữa không gian trên cao và không gian ngầm; đẩy mạnh chuyển đổi số, số hoá các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số.

Kế thừa định hướng quy hoạch phát triển đô thị theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, các thị trấn sinh thái; phát triển đô thị theo mô hình TOD, xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc, tạo động lực phát triển, hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước...

Dù còn nhiều khó khăn thách thức nhưng Hà Nội đã đi đúng hướng trên con đường chuyển đổi phương thức vận tải hành khách công cộng. Việc sử dụng phương tiện xanh không chỉ góp phần rất tích cực bảo vệ môi trường mà còn tạo nên sức hút mạnh mẽ với người dân, dần thay đổi thói quen sử dụng xe cá nhân, chuyển sang tàu điện, xe buýt.

Có thể thấy, Thủ đô Hà Nội đang vươn mình từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm; là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Chính vì vậy việc phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông không chỉ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần xây dựng bộ mặt thành phố Hà Nội ngày càng khang trang, hiện đại.

Đọc thêm

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia Người Hà Nội

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

TTTĐ - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng để tôn vinh những giá trị di sản.
Kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi) để phát triển mô hình TOD Nhịp điệu cuộc sống

Kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi) để phát triển mô hình TOD

TTTĐ - Xây dựng mô hình giao thông TOD (Transit Oriented Development) là một trong những chủ trương của TP Hà Nội nhằm giải quyết những bất cập về giao thông. Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa thông qua tạo động lực mạnh mẽ để thành phố phát triển đường sắt đô thị.
Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông Giao thông

Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

TTTĐ - Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông. Trong đó, lộ trình đến năm 2026 bắt buộc xe chở trẻ em phải có thiết bị an toàn.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ Người Hà Nội

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích Nhịp điệu cuộc sống

Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích

TTTĐ - Chiếc xe gom rác bất ngờ lao từ cầu treo Bình Thành xuống sông. Lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm, cứu hộ 2 người mất tích.
70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 Ẩm thực

70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024

TTTĐ - Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 diễn ra trong hai ngày từ 7 và 8/12 tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của hơn 70 gian hàng đến từ hơn 60 quốc gia.
Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo Nhịp điệu cuộc sống

Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo

TTTĐ - Tích cực triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, các cấp, ngành của Thủ đô vào cuộc trong từng lĩnh vực. Với sự sáng tạo và tâm huyết của người Hà Nội, từng góc nhỏ, ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn góp phần làm phố phường trở nên sạch đẹp hơn, nên thơ hơn.
Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực Nhịp điệu cuộc sống

Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực

TTTĐ - Để bảo đảm an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) rà soát, bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự an toàn giao thông cho học sinh các cấp; phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương, gia đình để quản lý học sinh trong việc chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông...
TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh đang lắp đặt và thử nghiệm hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên một số tuyến xe buýt. Dự kiến từ đầu năm 2025, 100% xe buýt trợ giá sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.
Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm Du lịch

Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm

TTTĐ - Vừa qua, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch 'Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa' nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Xem thêm