Tag

Giới trẻ với thế giới tâm linh

Văn hóa 14/01/2021 08:14
aa
TTTĐ - Lễ chùa đầu năm - một trong nhiều yếu tố tâm linh để tâm tính an lành, hướng thiện, bày tỏ lòng biết ơn với Thần Phật phù hộ cho một năm qua suôn sẻ bình an, cầu mong một năm mới tốt lành là truyền thống tốt đẹp, là nét văn hóa lâu đời của cha ông xưa để lại.
Cuối năm mùa lễ tạ, du khách tìm về quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan Chùa Đồng Lạc - địa điểm tâm linh mang đậm giá trị văn hóa, thẩm mỹ và lịch sử Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh: Còn nhiều băn khoăn Về với Quốc mẫu Tây Thiên, chiêm bái cõi Phật vãn cảnh tiên

Những năm trước đây, phổ biến quan niệm rằng, đi lễ chùa thường là người già, người có học vấn thấp. Tuy nhiên, luận án tiến sĩ của Hoàng Thu Hương - giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn với đề tài “Cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội hiện nay” cho thấy quan niệm trên không đúng.

Xu hướng ngày càng có nhiều người trẻ đi lễ đền, chùa
Xu hướng ngày càng có nhiều người trẻ đi lễ đền, chùa

Để thực hiện luận án, Tiến sĩ Hương đã tiến hành điều tra người đi lễ chùa vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng. Khảo sát người đi lễ chùa, người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tới 61,9%; tỉ lệ nam giới chiếm 35%.

Ở nhiều vùng nông thôn, người ta vẫn quan niệm rằng khi phụ nữ bước qua tuổi 50 thì mới bắt đầu tới chùa, gia nhập hội các vãi để tuổi già thanh thản nơi cửa chùa. Theo cách định tính của Phan Kế Bính trong cuốn sách Việt Nam phong tục thì có thể hình dung được rằng trong xã hội truyền thống, hầu hết người đi lễ chùa là nữ giới.

Xét về khía cạnh tâm lí, nữ giới dễ tin tưởng vào các đấng siêu nhiên, cũng như cần chỗ dựa về mặt tinh thần cao hơn nam giới. Ngày nay, kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ nam đi lễ chùa chiếm 35%, nữ chiếm 65%. Mặc dù số lượng nữ giới đi lễ chùa vẫn còn cao gấp 2 lần nam giới, nhưng rõ ràng tỉ lệ nam giới đi chùa đã tăng cao gấp nhiều lần so với thời xưa.

Giới trẻ với thế giới tâm linh
Nữ giới dễ tin tưởng vào các đấng siêu nhiên, cũng như cần chỗ dựa về mặt tinh thần cao hơn nam giới

Quan niệm ở những năm giữa và cuối thế kỉ XX cho rằng chùa chiền chủ yếu thu hút những người già. Khi còn trẻ, người ta thường bị cuốn hút bởi rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, vui chơi giải trí nên ít chú ý tới tín ngưỡng tôn giáo. Kết quả khảo sát cho thấy, cơ cấu theo độ tuổi của người đi lễ chùa đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Trong những người đi lễ chùa: nhóm tuổi 20-30 chiếm ưu thế hơn cả, tới 40,9%; nhóm tuổi 30-40 chiếm 15,7%; nhóm tuổi 40-50 chiếm 10,9%; nhóm tuổi dưới 20 chiếm 11,3%. Thật ngạc nhiên, khi nhóm tuổi 50-60 chỉ chiếm 8,7% và nhóm tuổi trên 60 chỉ chiếm 12%. Kết quả xác định với độ tin cậy 99%, tuổi trung bình của người đi lễ chùa ở Hà Nội hiện nay vào khoảng 33-39 tuổi.

Những con số này dường như đang làm nảy sinh nghịch lí rằng, khi về già con người không còn nhu cầu tôn giáo? Thực ra không phải vậy. Vấn đề nằm ở chỗ, tác giả luận án chỉ khảo sát những người đi lễ chùa và cũng chỉ tiến hành vào các ngày mồng một và ngày rằm, ở một số ngôi chùa mà thôi. Trong khi, mối quan hệ giữa người già và hoạt động Phật giáo được thể hiện dưới rất nhiều hình thức, không chỉ là việc đi lễ chùa. Tại các chùa chiền ở Hà Nội hiện nay đều có hội gọi là Hội quy, hoặc Hội các vãi, thành viên của các hội này phần lớn là phụ nữ trên 55 tuổi, với hoạt động khá phong phú, như tụng kinh trên chùa hàng tuần, tham gia vào các khóa lễ, các ngày lễ chính của chùa, tổ chức hành hương tới các chùa khác, thăm hỏi gia đình các thành viên khi có người ốm đau hay tang lễ.

Kết quả khảo sát của Tiến sĩ Hương cho thấy, chùa chiền ngày càng thu hút người có trình độ học vấn cao. Trong số những người đi lễ chùa được hỏi, người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tới 61,9%; người có trình độ phổ thông trung học chiếm 18,8%; người trình độ trung cấp chiếm 7,9%, còn lại là người có trình độ cấp 2 trở xuống.

Nghiên cứu về tình trạng hôn nhân, tỉ lệ giữa nhóm đã kết hôn chiếm 46,9% và nhóm chưa kết hôn chiếm 43,9% trong số người đi lễ chùa, số còn lại là người li thân. Như vậy, sự khác biệt trong hôn nhân không tác động tới việc họ đi lễ chùa. Riêng ở chùa Hà, người chưa kết hôn chiếm tới 63,5%, dễ lí giải, vì chùa Hà nổi tiếng về “cầu duyên” nên dễ khi người đi lễ chùa này phần đông là chưa kết hôn.

Trong những ngày lễ chính của Phật giáo, Phật tử đến chùa rất đông và họ tham dự vào các nghi lễ do nhà chùa tổ chức. Khảo sát người đi lễ chùa vào ngày rằm, mồng một thì chỉ có 9,7% số người cho biết là họ đã quy y Tam bảo. Số lượng người đi chùa vào ngày mồng một luôn cao gấp nhiều lần so với ngày rằm. Có 66,8% số người nói rằng mồng 1 hàng tháng họ cũng đi lễ chùa nhưng chỉ có 22,4% số người cho biết họ có đi lễ ngày rằm.

Nhiều người có thể không đi lễ chùa vào ngày rằm nhưng họ không bao giờ bỏ đi lễ ngày mồng một. Bởi vì, ngày mồng một là ngày khởi đầu cho một tháng, theo quan niệm của nhiều người những điều xảy ra trong ngày này sẽ có tác động cả tháng.

Mặt trái của kinh tế thị trường là nguyên nhân của những đổ vỡ, mất mát, thiếu tính thiện... Chính điều ấy là mầm mống của những ngờ vực, thiếu niềm tin vào thực tại cuộc sống, dọn đường cho người ta tìm đến thế giới ảo hay thế giới tâm linh với niềm tin mơ hồ về đấng siêu nhân mới có thể hóa giải những khó khăn, bất trắc.

Điều ấy cũng cắt nghĩa phần nào là vì sao ngày càng có nhiều người đi lễ chùa không vì mục đích tu học mà chỉ để cúng vái; rồi còn đi xem bói, xem số, thậm chí còn tin vào những điều nhảm nhí mà kẻ xấu đã biết lợi dụng sự cả tin của một số người để trục lợi như chữa bệnh không cần dùng thuốc mà chỉ cần ấn nhẹ vào người hay chỉ uống nước rồi đọc câu thần chú,...

Một trong những biểu hiện tiêu cực, thái quá đáng kể trong đời sống tâm linh những năm gần đây là người ta đốt nhiều đồ mã, vàng mã tại các đền chùa miếu mạo có đặt am thờ hoặc trong nhiều gia đình dòng họ, nhất là vào những dịp lễ Tết, giỗ chạp. Điều muốn nói, người ta chỉ biết cầu mong cho riêng mình mà quên đi cái lợi chung hay là những tác động xấu tới cộng đồng (mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người,...).

Đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, bên cạnh những biểu hiện tiêu cực, thái quá, nhìn chung là lành mạnh, tích cực với những mĩ tục thuần phong thật đáng trân trọng. Chính những mĩ tục thuần phong ấy là căn cốt của đời sống tinh thần, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, của sức sống dân tộc trong tiến trình lịch sử với những ước vọng, niềm tin vào thế giới tâm linh vừa gần gũi mà cũng thật xa vời.

Khánh Vy

Đọc thêm

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô... Nghệ thuật

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Văn hóa

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

TTTĐ - Sáng 3/7, Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 đã khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Đại hội có sự tham dự của 138 đại biểu.
Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới Văn hóa

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Tối 1/7, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố thành lập phường Cửa Nam – đơn vị hành chính mới thuộc quận Hoàn Kiếm, theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại Thủ đô, hướng đến mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phục vụ Nhân dân hiệu quả.
Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử Văn hóa

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

TTTĐ - Sáng 1/7, đông đảo người dân đã đến các chùa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (mới) để lắng nghe 3 hồi chuông trống bát nhã. Đây một nghi lễ tâm linh đặc biệt được tổ chức đồng loạt trên cả nước, cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng Nghệ thuật

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

TTTĐ - Tối 30/6 Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ Hải Phòng" chào mừng việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 2 điểm cầu Nhà hát lớn Hải Phòng và Trung tâm Văn hóa xứ Đông Hải Dương.
Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới Văn hóa

Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới

TTTĐ - Tinh hoa Việt là một ấn phẩm của Báo Đại đoàn kết ra đời tháng 7/2010, được hình thành trên cơ sở tờ Đại đoàn kết nguyệt san (xuất hiện từ năm 1990). Trong chặng đường suốt 15 năm qua, Tinh hoa Việt đã trở thành một ấn phẩm có uy tín, được bạn đọc trong và ngoài nước yêu quý.
“Động và tĩnh” trong tranh trừu tượng Trần Hải Minh và Trần Lưu Mỹ Nghệ thuật

“Động và tĩnh” trong tranh trừu tượng Trần Hải Minh và Trần Lưu Mỹ

TTTĐ - Hai họa sĩ Trần Lưu Mỹ và Trần Hải Minh sẽ cùng đứng chung trong triển lãm tranh trừu tượng “Động và tĩnh” khai mạc vào ngày 3/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Xem thêm