Tag

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

Bảo vệ người tiêu dùng 08/03/2024 10:10
aa
TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào những app mua, bán vàng online Ứng dụng Tikop có sinh lời an toàn như quảng cáo? Dịch vụ cho vay FastMoney trên ví điện tử MoMo với lãi suất thực lên đến 60%/năm

Lãi suất cao hơn ngân hàng

Có thể thấy việc sử dụng ứng dụng công nghệ trong đầu tư, để đa dạng hóa danh mục đầu tư là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.

Đơn cử như app Tikop tự nhận với hơn 1,5 triệu người dùng đang triển khai gói Tích lũy với lãi suất lên đến 8,3%/năm mà chỉ cần đầu tư với con số rất nhỏ 50 nghìn đồng. Ví dụ như gói tích lũy 5 tháng thì mức lãi suất đưa ra là 6,8%/năm.

Quảng cáo lãi suất hấp dẫn từ Tikop
Quảng cáo lãi suất hấp dẫn từ Tikop

Tương tự, “chơi lớn” như app BUFF đưa ra mức lãi suất 8,2%/năm cho gói tích lũy 12 tháng. Cụ thể gói này có tên là B-Long 12M có lãi suất thực nhận là 7,79%/năm (sau thuế), lãi suất rút trước là 2%/năm. Đây là sản phẩm được cấu thành từ: Chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi và công cụ nợ tại các công ty tài chính tiêu dùng, sản phẩm sinh lời cố định của các công ty chứng khoán.

Ngoài ra, BUFF còn triển khai nhiều gói tích lũy khác có thời hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng với các mức lãi suất tương ứng.

Các gói tích lũy của Buff
Các gói tích lũy của BUFF

Tương tự, app Tititada giới thiệu gói tích lũy nghe rất "dễ thương" mang tên "Trà sữa size L" và size S. Trong đó, Tích lũy trà sữa size S có mức lãi suất 5,4%/năm với kỳ hạn 1 tháng; còn Tích lũy Trà sữa size L có lãi suất 6,3%/năm với kỳ hạn 3 tháng và cả 2 gói tích lũy trên đều được quảng cáo chỉ cần bắt đầu từ 50 nghìn đồng.

Với mức lãi suất mà các app fintech đưa ra có thể thấy cao hơn rất nhiều so với các “ông lớn” ngân hàng hiện nay. Tuy vậy, mức lãi suất cao lý tưởng đó có phải miếng bánh ngon cho người dùng hay thực chất còn có những rủi ro mà các app fintech chưa từng đề cập tới?

Bản chất của các sản phẩm tích lũy là gì?

Theo tìm hiểu, tiền từ sản phẩm "tích luỹ" được các đơn vị mua và đứng tên sở hữu sản phẩm tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ quỹ hay trái phiếu. Sau đó, họ "bán lẻ" lại cho khách hàng với số tiền nhỏ hơn, ràng buộc bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đổi lại, các fintech sẽ thu phí quản lý hoặc phí dịch vụ khoảng 0 - 1,5% giá trị tài khoản, phí nạp tiền và phí rút tiền với mức 0 - 1,4% giá trị giao dịch.

Thậm chí, nhiều app fintech còn mạnh tay chi tiền mời nhiều người nổi tiếng để thu hút thêm người dùng.

Sản phẩm tích lũy của Tititada
Sản phẩm tích lũy dưới tên gọi "trà sữa" của Tititada

Luật sư Nguyễn Trần Phương (thuộc Công ty Luật Long Phan PMT, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) nhận định rằng, quản lý quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là một trong những nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Chứng khoán 2019.

Theo đó, các “sản phẩm tích lũy” của các fintech hiện nay với những quảng cáo giống như hình thức nhận tiền gửi nhưng bản chất lại là gom tiền từ khách hàng để đầu tư vào các sản phẩm tài chính, tức là hoạt động như một công ty quản lý quỹ nhưng lại không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp phép và quản lý.

"Do đó, hình thức huy động vốn, gom tiền từ khách hàng của những fintech hiện nay thường theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng đầu tư", Luật sư Phương cho biết.

Ngoài ra, nếu đối chiếu theo luật thì công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là những tổ chức tín dụng phi ngân hàng (căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010).

Theo đó, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của ngân hàng. Điểm a khoản 1 Điều 108 và khoản 1 Điều 112 của luật này cũng quy định rõ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức.

Như vậy, có thể thấy thực chất các sản phẩm tích lũy như các app fintech đưa ra thực chất có phải là một hình thức "lách luật"?

"Ém nhẹm" rủi ro?

Ông Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại học Bristol (Anh) cũng cho rằng các fintech cần giải thích rủi ro một cách đúng bản chất cho khách hàng. Theo vị chuyên gia này, các đơn vị này cần phải minh bạch hơn nữa về hình thức đầu tư và rủi ro đi kèm thay vì quảng cáo tới người dùng bằng các khái niệm dễ hiểu nhầm là an toàn như "gửi tiết kiệm" hay "tích lũy" với lãi suất cố định.

Savenow giới thiệu
Savenow giới thiệu các sản phẩm đầu tư của mình

Đáng nói, các app kể trên đều đã từng nằm trong danh sách cảnh báo của UBCKNN. Qua đó, UBCKNN cho rằng chủ doanh nghiệp đứng sau các app nói trên sử dụng công cụ truyền thông, báo chí quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

"Do đó, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh", UBCKNN đưa ra cảnh báo.

Cảnh báo đưa ra từ UBCKNN
Cảnh báo đưa ra từ UBCKNN

Luật sư Nguyễn Trần Phương khuyến cáo, khi tham gia đầu tư tích lũy như trên, người tham gia/nhà đầu tư cần cẩn trọng và xem xét những vấn đề sau: Thứ nhất, “sản phẩm tích lũy” không phải là một dạng tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng và chắc chắn sẽ có lãi như các fintech đang quảng cáo. “Sản phẩm tích lũy” là một hình thức đầu tư, mà đã là đầu tư thì chắc chắn có rủi ro và nhà đầu tư có khả năng không được chi trả các khoản tiền đúng như cam kết.

Thứ hai, theo luật sư Phương, do không có giấy phép hoạt động quản lý quỹ, hình thức gom tiền từ khách hàng của fintech thường theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng đầu tư. Vì vậy, khi đầu tư không thuận lợi hoặc khi phát sinh tranh chấp với các đơn vị fintech, người mua sản phẩm/nhà đầu tư không được pháp luật chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Thứ ba, khung pháp lý hiện nay đối với các hoạt động của fintech là chưa rõ ràng nên việc giải quyết tranh chấp xảy ra sẽ tương đối khó khăn và tốn kém.

Đọc thêm

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Phát hiện lô sản phẩm nghi của Công ty Eco Nam Dũng là hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện lô sản phẩm nghi của Công ty Eco Nam Dũng là hàng giả

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Tây Ninh đã phát hiện một hộ kinh doanh, buôn bán thuốc thú y giả. Sản phẩm bị phát hiện hàng giả là lô sản phẩm nghi của Công ty Cổ phần Eco Nam Dũng.
Liên tục phát hiện nhiều đại lý kinh doanh phân bón kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Liên tục phát hiện nhiều đại lý kinh doanh phân bón kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023 nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tục phát hiện nhiều đại lý, công ty kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu phân bón kém chất lượng.
Kiểm tra trên 5.000 vụ, thu nộp ngân sách hơn 96 tỷ đồng Bảo vệ người tiêu dùng

Kiểm tra trên 5.000 vụ, thu nộp ngân sách hơn 96 tỷ đồng

TTTĐ - Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2023, toàn ngành Quản lý thị trường kiểm tra trên 5.000 vụ, thu nộp ngân sách tăng 66,8% so với cùng kỳ năm trước.
Khách hàng khởi kiện Bệnh viện Tâm Anh vì lý do "bất ngờ" Bảo vệ người tiêu dùng

Khách hàng khởi kiện Bệnh viện Tâm Anh vì lý do "bất ngờ"

TTTĐ - Nghi ngờ Bệnh viện Tâm Anh chẩn đoán sai bệnh dẫn tới việc điều trị không đúng hướng, bà Uyên Thư đã nộp đơn khởi kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường.
Công bố loạt sản phẩm phân bón giả bị phát hiện trong năm 2023 Bảo vệ người tiêu dùng

Công bố loạt sản phẩm phân bón giả bị phát hiện trong năm 2023

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Tây Ninh vừa công bố danh sách các sản phẩm phân bón giả được phát hiện trong quá trình thanh kiểm tra năm 2023.
Yên Định (Thanh Hóa): Phát hiện, thu giữ hơn 2.200 bao thuốc lá nhập lậu Bảo vệ người tiêu dùng

Yên Định (Thanh Hóa): Phát hiện, thu giữ hơn 2.200 bao thuốc lá nhập lậu

TTTĐ - Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã phát hiện đối tượng mua bán thuốc lá điếu nhập lậu qua mạng xã hội và thu giữ hơn 2.200 bao thuốc lá...
Đắk Nông: Loạt cửa hàng bị phát hiện kinh doanh phân bón giả Bảo vệ người tiêu dùng

Đắk Nông: Loạt cửa hàng bị phát hiện kinh doanh phân bón giả

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Đắk Nông vừa công bố hàng loạt cửa hàng có hành vi kinh doanh sản phẩm phân bón giả.
Phát hiện sản phẩm Phân bón Đại Thành phân phối là hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện sản phẩm Phân bón Đại Thành phân phối là hàng giả

TTTĐ - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt một cá nhân về hành vi "Buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng", sản phẩm vi phạm là phân bón NPK SGX 20-20-15 do Công ty TNHH XNK Hóa chất và phân bón Đại Thành phân phối, số lượng 100 bao.
Chủ động, kịp thời kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Chủ động, kịp thời kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang – Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch số 115/KH-BCĐ389 ngày 8/12/2023 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Xem thêm