Tag

Ứng dụng Tikop có sinh lời an toàn như quảng cáo?

Bảo vệ người tiêu dùng 01/12/2023 13:48
aa
TTTĐ - Tuy được quảng cáo khả năng sinh lời cao nhưng thực tế người dùng đang phải chịu nhiều rủi ro khi tham gia đầu tư vào Tikop.
Loạt ứng dụng, sàn giao dịch chứng khoán trái phép bị "điểm tên" Mời hợp tác đầu tư, HanaGold đang đẩy rủi ro về phía người dùng?

Lợi nhuận đi kèm rủi ro

Tikop là nền tảng công nghệ tài chính được quản lý và phát triển bởi Công ty CP Công nghệ Techlab. Theo số liệu công bố của ứng dụng này, tính đến tháng 10/2023, Tikop có khoảng trên 1,5 triệu người dùng.

Quảng cáo lãi suất hấp dẫn cao hơn cả ngân hàng của Tikop
Quảng cáo lãi suất hấp dẫn của Tikop

Theo quảng cáo, người dùng có thể đầu tư với số tiền rất nhỏ chỉ từ 50.000 đồng cùng mức lãi suất vô cùng hấp dẫn từ 5,5% đến 8,8%/năm - mức lãi suất cao hơn cả ngân hàng.

Đơn cử với gói tích lũy 1 tháng, Tikop sẽ trả lãi suất 6,5%/năm và khi rút trước kỳ hạn thì lãi suất là 0,5%/năm; hay với kỳ hạn 13 tháng sẽ được trả lãi 8,8%/năm, rút trước kỳ hạn còn 1%/năm. Với mức lãi suất trên, Tikop vượt xa nhiều ngân hàng hiện nay.

Ngoài ra, Tikop còn cho biết: "Tiền của bạn dùng để mua các sản phẩm tài chính với tài sản cơ sở là các chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, giấy tờ có giá do các ngân hàng hoặc định chế tài chính uy tín phát hành".

Ứng dụng Tikop nhận nhiều đánh giá tiêu cực
Ứng dụng Tikop nhận nhiều đánh giá tiêu cực trên CH Play

Mức lãi suất đưa ra hấp dẫn là vậy nhưng thực tế đầu tư vào các ứng dụng fintech như hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dùng.

Theo đó, trước khi đăng ký sử dụng vào ứng dụng Tikop, người dùng đã bỏ qua hoặc không mảy may để ý và nghiên cứu kĩ tới "Điều khoản sử dụng". Trong khi đó, văn bản này lại chứa nhiều điều khoản bất lợi cho người dùng.

Cụ thể, tại quy định đối với người dùng của Tikop có nội dung: "Người dùng chịu trách nhiệm và miễn trừ toàn bộ trách nhiệm cho công ty về việc sử dụng hoặc hoạt động trên tài khoản trước pháp luật. Bất kỳ hành vi vi phạm Điều khoản hoặc vi phạm pháp luật khác có thể được coi là căn cứ cho phép công ty tạm ngừng hoạt động tài khoản hoặc chấm dứt, phong tỏa tài khoản".

Như vậy, có thể thấy rằng, nếu nảy sinh quan hệ pháp luật khi cơ quan chức năng vào cuộc, người dùng vừa có khả năng mất trắng số tiền đã đầu tư vừa phải tự chịu trách nhiệm về khoản đầu tư trên.

Thậm chí, Tikop còn lưu ý: "Người dùng lưu ý rằng, có những rủi ro bao gồm nhưng không giới hạn ở rủi ro thị trường, rủi ro hệ thống, rủi ro nhân sự hoặc rủi ro sản phẩm nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Bằng nỗ lực của mình, công ty sẽ kiểm soát các rủi ro ở mức tối đa và công ty khuyến nghị rằng người dùng hãy cẩn trọng khi sử dụng ứng dụng Tikop".

Trái ngược lại với sự bất lợi của người dùng, phía công ty lại có nhiều sự tự do với các điều khoản như có quyền cập nhật điều khoản hay tính năng hoặc áp dụng phí dịch vụ, các loại phí khác vào bất cứ thời điểm nào...

Tất nhiên, người dùng không còn sự lựa chọn nào khác bởi chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là đồng ý với các điều khoản công ty đưa ra mới được tham gia sử dụng và đầu tư vào Tikop.

Từng bị "tuýt còi"

Đầu tháng 10/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã đưa ra cảnh báo về một số doanh nghiệp đã thiết lập các website, app giao dịch, trong đó có ứng dụng Tikop sử dụng công cụ truyền thông, báo chí quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được UBCKNN cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Theo đó, UBCKNN nhấn mạnh, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

“UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh”, UBCKNN đưa ra cảnh báo.

Tuy bị "tuýt còi" là vậy nhưng đến thời điểm hiện tại ứng dụng Tikop vẫn hoạt động bình thường, người dùng vẫn có thể tải ứng dụng và tham gia đầu tư một cách dễ dàng.

Nêu quan điểm về các ứng dụng fintech, TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên trường Đại học Bristol (Anh), cho rằng nhà đầu tư chọn đầu tư qua các app này cần lưu ý phải biết mình đang ký hợp đồng gì, với ai?

Chẳng hạn, nếu nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trực tiếp từ quỹ, sẽ được bảo vệ theo quy định về quỹ đầu tư. Nhưng nếu không ký hợp đồng trực tiếp với quỹ, mà ký thông qua app, như vậy đối tác của nhà đầu tư là các app, nên cần tìm hiểu kỹ quyền lợi liên quan. Nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ và yêu cầu bên app đưa ra giấy tờ chứng thực là việc gửi vốn, góp vốn đầu tư… bằng hợp đồng hoặc giấy xác nhận cụ thể để bảo đảm quyền lợi.

"Thực tế, nhu cầu thị trường là có và một số fintech (công ty tài chính công nghệ) đang hoạt động theo mô hình này. Như khuyến cáo của cơ quan quản lý, có một số app huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ, và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Như vậy, nếu các app đang hoạt động như trung gian thanh toán, thì cần chứng minh không tham gia hoạt động quản lý quỹ và huy động tiền của nhà đầu tư. Quan trọng không kém, khi đầu tư vào các app, nhà đầu tư cần được thông tin cả về lợi nhuận và rủi ro có thể gặp phải", TS Hồ Quốc Tuấn nêu quan điểm.

Đọc thêm

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Phát hiện lô sản phẩm nghi của Công ty Eco Nam Dũng là hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện lô sản phẩm nghi của Công ty Eco Nam Dũng là hàng giả

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Tây Ninh đã phát hiện một hộ kinh doanh, buôn bán thuốc thú y giả. Sản phẩm bị phát hiện hàng giả là lô sản phẩm nghi của Công ty Cổ phần Eco Nam Dũng.
Liên tục phát hiện nhiều đại lý kinh doanh phân bón kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Liên tục phát hiện nhiều đại lý kinh doanh phân bón kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023 nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tục phát hiện nhiều đại lý, công ty kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu phân bón kém chất lượng.
Kiểm tra trên 5.000 vụ, thu nộp ngân sách hơn 96 tỷ đồng Bảo vệ người tiêu dùng

Kiểm tra trên 5.000 vụ, thu nộp ngân sách hơn 96 tỷ đồng

TTTĐ - Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2023, toàn ngành Quản lý thị trường kiểm tra trên 5.000 vụ, thu nộp ngân sách tăng 66,8% so với cùng kỳ năm trước.
Khách hàng khởi kiện Bệnh viện Tâm Anh vì lý do "bất ngờ" Bảo vệ người tiêu dùng

Khách hàng khởi kiện Bệnh viện Tâm Anh vì lý do "bất ngờ"

TTTĐ - Nghi ngờ Bệnh viện Tâm Anh chẩn đoán sai bệnh dẫn tới việc điều trị không đúng hướng, bà Uyên Thư đã nộp đơn khởi kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường.
Công bố loạt sản phẩm phân bón giả bị phát hiện trong năm 2023 Bảo vệ người tiêu dùng

Công bố loạt sản phẩm phân bón giả bị phát hiện trong năm 2023

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Tây Ninh vừa công bố danh sách các sản phẩm phân bón giả được phát hiện trong quá trình thanh kiểm tra năm 2023.
Yên Định (Thanh Hóa): Phát hiện, thu giữ hơn 2.200 bao thuốc lá nhập lậu Bảo vệ người tiêu dùng

Yên Định (Thanh Hóa): Phát hiện, thu giữ hơn 2.200 bao thuốc lá nhập lậu

TTTĐ - Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã phát hiện đối tượng mua bán thuốc lá điếu nhập lậu qua mạng xã hội và thu giữ hơn 2.200 bao thuốc lá...
Đắk Nông: Loạt cửa hàng bị phát hiện kinh doanh phân bón giả Bảo vệ người tiêu dùng

Đắk Nông: Loạt cửa hàng bị phát hiện kinh doanh phân bón giả

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Đắk Nông vừa công bố hàng loạt cửa hàng có hành vi kinh doanh sản phẩm phân bón giả.
Phát hiện sản phẩm Phân bón Đại Thành phân phối là hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện sản phẩm Phân bón Đại Thành phân phối là hàng giả

TTTĐ - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt một cá nhân về hành vi "Buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng", sản phẩm vi phạm là phân bón NPK SGX 20-20-15 do Công ty TNHH XNK Hóa chất và phân bón Đại Thành phân phối, số lượng 100 bao.
Xem thêm