Tag

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới

Tin tức 29/12/2021 14:00
aa
TTTĐ - Sáng 29/12, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025" tổ chức hội nghị giao ban về kết quả thực hiện chương trình đến hết quý IV/2021; Kế hoạch thực hiện năm 2022.
100% số xã của Hà Nội hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Vùng quê Đức Vân đổi thay nhờ mô hình trồng cây dẻ Hiệu quả từ việc phát huy sức dân để chăm lo cho dân Khơi dậy sức mạnh nội lực của Nhân dân trong xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU chủ trì hội nghị.

Cùng dự có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo chương trình Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà, thành viên Ban Chỉ đạo chương trình.

100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, về xây dựng Nông thôn mới, đến nay, thành phố có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Hà Nội còn 6 huyện chưa đạt là: Phú Xuyên, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mê Linh, Mỹ Đức và Ba Vì.

Trong quý IV/2021, thành phố đã ban hành quyết định công nhận 11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (9 xã của huyện Ba Vì và 2 xã của huyện Mỹ Đức), đưa tổng số xã đạt chuẩn Nông thôn mới toàn thành phố đến nay đạt 379/382 xã (chiếm 99,21%). Đối với 3 xã còn lại của huyện Mỹ Đức, đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố đã tiến hành thẩm định, đề nghị thành phố công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2021. Như vậy, đến hết năm 2021, Hà Nội có 100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ phát biểu tại hội nghị

Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp, năm 2021, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn thành phố đạt 39.568,4 tỷ đồng, tăng 3,46% so với năm trước. Trong đó, trồng trọt, chăn nuôi đạt 36.113,6 tỷ đồng, chiếm 91,3%; Thủy sản đạt 3.356,3 tỷ đồng, chiếm 8,5%; Lâm nghiệp đạt 98,4 tỷ đồng, chiếm 0,2%. Đến nay, toàn thành phố có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đáng chú ý, thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2021, thành phố đề ra mục tiêu đánh giá, phân hạng ít nhất 400 sản phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 595 sản phẩm đã được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, vượt kế hoạch thành phố đề ra.

Về phát triển kinh tế nông thôn, đến nay, toàn thành phố có 1.303 hợp tác xã nông nghiệp gồm 1.078 hợp tác xã đang hoạt động và 225 hợp tác xã ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã quan tâm đến liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, người sản xuất hình thành các chuỗi giá trị. Ngoài ra, Hà Nội hiện có 1.701 trang trại đạt tiêu chí quy định về trang trại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về nâng cao đời sống nông dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2021 đạt 54,07 triệu đồng/người/năm. Toàn thành phố còn 1.363 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,06%) và có 7 huyện không còn hộ nghèo. Đến nay, thành phố có 252/414 xã được tiếp cận nguồn nước sạch từ việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung và xây dựng mạng cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố với khả năng cung cấp được cho khoảng 3,6 triệu người, tương ứng 900.135 hộ dân (khoảng 80%) nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch.

Tham luận tại hội nghị, lãnh đạo các Sở, ngành của thành phố; Đại diện lãnh đạo các huyện đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào việc thực hiện Chương trình số 04 và những mục tiêu, định hướng kế hoạch thực hiện năm 2022.

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà ghi nhận các huyện, sở, ngành đã nỗ lực rất lớn, đạt được những kết quả nổi bật về thực hiện Chương trình 04 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Cùng với những kết quả đạt được, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà cho rằng, việc chậm đưa các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn đang là vấn đề cần tháo gỡ kịp thời để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng Nông thôn mới.

“Chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, tồn tại, tiếp tục có giải pháp, quyết tâm tháo gỡ để có chính sách hỗ trợ kịp thời, đáp ứng đúng thực tiễn; Ngoài ra, cần giải quyết vấn đề các hợp tác xã yếu, kém, dừng hoạt động, giải thể…”, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh.

Phấn đấu có thêm 25 xã đạt Chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022

Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh: Năm 2021, dù ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 nhưng ngành Nông nghiệp đã tăng trưởng 3,46% - đó là nỗ lực rất lớn.

Thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép": Vừa phòng, chống dịch, vừa thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 04, nổi bật là kết quả về xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Điển hình là huyện Đan Phượng đến nay đã có 100% xã đạt Nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu.

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cũng đánh giá cao về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vượt kế hoạch đề ra, trong đó có nhiều sản phẩm làng nghề tham gia đánh giá, phân loại có giá trị, có tính bảo tồn, phát triển làng nghề.

Bên cạnh những kết quả nổi bật, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại như: Chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế; Chưa có nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ quy mô lớn.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, các sở, ngành, địa phương cần tiếp tục củng cố, kiện toàn, đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại; Nghiên cứu xây dựng chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã, trang trại, đặc biệt là việc giải thể, chuyển đổi 225 hợp tác xã ngừng hoạt động.

Ngoài ra, các huyện cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa khôi phục sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; Có giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; Đặc biệt là hỗ trợ các xã đạt Nông thôn mới nâng cao…

Hà Nội bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng Nông thôn mới
Toàn cảnh hội nghị giao ban Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Về nhiệm vụ năm 2022, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu các sở, ngành cần rà soát lại những chính sách hỗ trợ về nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao đã có của Hà Nội để có những đề xuất phù hợp, hỗ trợ mở rộng được các mô hình này; Giao chỉ tiêu cho các huyện về việc xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao để các huyện nỗ lực thực hiện.

Đối với 2 huyện Ba Vì và Mỹ Đức, cần tập trung xây dựng, hoàn thành tiêu chí, hồ sơ xét, công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới trong năm 2022.

Hà Nội phấn đấu năm 2022 có thêm 25 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, 2 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Đặc biệt, thành phố cần tiếp tục thực hiện tốt "mục tiêu kép": Vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch, phấn đấu tăng trưởng ngành Nông nghiệp năm 2022 đạt 2,5 - 3%.

Đọc thêm

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả Tin tức

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả

TTTĐ - Theo đại biểu Vũ Đức Bảo, thực tế đặt ra phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”.
Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Xem thêm