Tag

Hà Nội cần làm gì để xây dựng thành phố thông minh?

Đô thị 03/12/2023 14:04
aa
TTTĐ - Mô hình thành phố (TP) thông minh bền vững mà Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ, nền kinh tế năng động, lực lượng lao động có khát vọng vươn lên và toàn bộ người dân được sống trong môi trường an toàn, hạnh phúc.
Thành phố bền vững phải phát triển với mọi tiện ích thông minh Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh Thành phố thông minh: Lấy con người làm trung tâm Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm Hà Nội là TP hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Cần những cơ chế đặc thù, vượt trội

Hội nghị TP thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 vừa diễn ra thành công tại TP Hà Nội.

Với chủ đề “Khai thác dữ liệu - Xây dựng TP thông minh, phát triển bền vững”, Hội nghị là diễn đàn để chia sẻ các quan điểm, tầm nhìn về phát triển TP thông minh của các diễn giả, lãnh đạo các TP trong khu vực và các tỉnh, TP trong nước.

Đồng thời, là dịp tôn vinh, khích lệ các tỉnh, TP, các khu bất động sản, bất động sản công nghiệp, các doanh nghiệp công nghệ với những giải pháp giúp các TP, đô thị thông minh hơn, mang lại tiện ích cho người dân.

Hà Nội cần làm gì để xây dựng thành phố thông minh?
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu tham quan triển lãm bên lề Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam -Châu A 2023

Phát biểu tại đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Mô hình TP thông minh bền vững mà Thủ đô hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp; với nền kinh tế năng động, trong đó kinh tế số chiếm tỷ trọng ngày càng lớn; lực lượng lao động có khát vọng vươn lên, không ngừng sáng tạo và cống hiến, góp phần tạo nên xã hội thịnh vượng và toàn bộ người dân được sống, học tập, lao động trong môi trường an toàn, hạnh phúc.

Mục tiêu là vậy nhưng theo báo cáo từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, TP Hà Nội đang cần giải quyết rất nhiều bài toán liên quan đến dữ liệu số. Cụ thể, dữ liệu thì vừa thiếu, vừa thừa; khai thác dữ liệu khó khăn, chưa có chuẩn kết nối, độ chính xác chưa cao, mô hình thông tin, chiến lược dữ liệu cũng cần được chú trọng đầu tư bài bản hơn. Đây chính là nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới, trước khi triển khai các giải pháp về phân tích, hỗ trợ quản lý điều hành và xa hơn là khai thác dữ liệu để tạo ra những giá trị kinh tế xã hội mới...

Vậy để hiện thực hóa mục tiêu, Hà Nội cần làm gì? Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA cho rằng Hà Nội cần có cơ chế đặc thù, vượt trội để thu hút tài năng Việt Nam cũng như thế giới và cộng đồng Việt kiều để cùng nhau gánh vác sứ mệnh vẻ vang đó.

Hà Nội không chỉ xây dựng TP thông minh cho chính mình, mà còn phải đi đầu cả về phần cứng, phần mềm, nhân lực, đi đầu trong chuyển đổi xanh; tạo ra cơ hội để tất cả công ty công nghệ thông tin việt nam và thế giới có nhiều cơ hội phát triển, lấy thành quả ở Hà Nội để mở ra các cơ hội khác.

Nêu rõ những vấn đề cốt lõi để xây dựng đô thị thông minh và không có hình mẫu nào có thể áp dụng hoàn toàn giống nhau. Mỗi địa phương, mỗi đô thị có quy mô, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội khác nhau; bài toán, vấn đề cần giải quyết khác nhau; lĩnh vực thế mạnh cần ưu tiên thúc đẩy cũng khác nhau. Vì vậy cần, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tham khảo và vận dụng cho phù hợp”.

Hà Nội cần làm gì để xây dựng thành phố thông minh?
Hà Nội có nhiều luồn lực xây dựng TP thông minh

Huy động hiệu quả các nguồn lực sẵn có

Theo PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân: TP Hà Nội đã có chủ trương và hành động thực hiện xây dựng TP thông minh như ban hành Nghị quyết và kế hoạch chuyển đổi số từ năm 2022 và giữa năm 2023 để xây dựng Hà Nội thành TP thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể. Đó là bước tiến quan trọng và lạc quan trong việc thực hiện xây dựng TP thông minh theo tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới.

Hà Nội cũng đã có kế hoạch phát triển hệ thống giao thông thông minh được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, đưa vào hoạt động hệ thống cảm biến thông báo nhiệt độ, bụi mịn, du lịch thông minh, chiếu sáng thông minh…

Về thuận lợi, theo PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, có nhiều quốc gia đã đi trước trong xây dựng TP thông minh nên Hà Nội có thể học hỏi, giải mã kinh nghiệm để áp dụng, phát huy các thực tiễn tốt từ các nước, đó là từ chiến lược phát triển, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, mạng, trí tuệ nhân tạo, có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Ngoài ra, Hà Nội có giao lưu thông tin và tri thức quốc tế về TP thông minh, cập nhật nhanh chóng tiến bộ công nghệ và có nhiều tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước có trụ sở tại Hà Nội…

Tuy nhiên, khó khăn của Hà Nội là việc xác định đúng mô hình TP thông minh hay rộng hơn là hệ sinh thái đô thị thông minh để xây dựng cơ sở dữ liệu lớn và xác định tính chất sở hữu về dữ liệu có phải tài sản thuộc sở hữu toàn dân hay sở hữu tư nhân và cá nhân.

Bên cạnh đó là vấn đề phát triển nền tảng trực tuyến TP thông minh, mô hình phân cấp quản lý phù hợp, việc bảo tồn giá trị văn hóa Thủ đô để chúng tỏa sáng trong đô thị thông minh một cách "thông minh" nhất, tạo dựng giá trị văn hóa đô thị thông minh đậm đà hương vị Thủ đô...

Hà Nội cần làm gì để xây dựng thành phố thông minh?
Hà Nội cần đẩy mạnh số hóa và chuyển đổi số để các hoạt động được vận động nhiều nhất trên không gian mạng

Đẩy mạnh số hóa và chuyển đổi số

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng cũng cho rằng, để xây dựng TP thông minh, Hà Nội cần huy động các nguồn lực về: Hoạch định chiến lược, chính sách, cơ chế phát triển TP thông minh; thực hiện tác nghiệp trong đô thị; công nghệ cao đủ để xây dựng nền tảng, quy trình và ứng dụng đô thị thông minh theo những yêu cầu được quy định trong Luật Thủ đô; tài chính để đầu tư nâng cấp thiết bị thông minh, giáo dục nhân lực hiệu quả theo hướng ngày càng hoàn thiện.

“Theo quan điểm cá nhân tôi, Hà Nội luôn có đủ các nguồn lực này, chỉ cần có cơ chế huy động và phát huy hiệu quả. Thành công huy động nguồn lực của Hà Nội sẽ là khung tham chiếu quan trọng cho các địa phương khác”- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng chia sẻ.

Cũng theo GS.TS. Nguyễn Thường Lạng, Hà Nội cần đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng. Trong dài hạn, cần xác định mô hình đô thị thông minh tối ưu vừa mang đầy đủ tiêu chuẩn đô thị thông minh, kết hợp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, truyền thống cao đẹp của Thủ đô.

Mô hình này phải phù hợp với chiến lược cải thiện đáng kể vị thế và phát triển Thủ đô trong tương lai. Đồng thời, coi trọng việc huy động đủ nguồn lực về công nghệ cao, tài chính mạnh, nhân lực trình độ cao với phương thức phù hợp để thực hiện mục tiêu đặt ra.

Trong ngắn hạn, Hà Nội cần đẩy mạnh số hóa và chuyển đổi số để các hoạt động được vận động nhiều nhất trên không gian mạng; xây dựng chính quyền đô thị thông minh, công dân Thủ đô số, doanh nghiệp số, hệ sinh thái số.

Những hoạt động này cần vận hành đồng bộ, có khả năng tích hợp với các nền tảng của các địa phương khác trong cả nước và cả với quốc tế; đồng thời cần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học, đầy đủ, tin cậy và an toán cũng như phương thức khai thác dữ liệu hiệu quả ...

Đọc thêm

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng Đô thị

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng

TTTĐ - Tính đến sáng 16/9, EVN khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ Đô thị

Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ

TTTĐ - Chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 25/9, phải di chuyển hết tài sản của các hộ dân tại các chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ ra khỏi toà nhà.
Bình Dương: Nâng cấp huyện Bàu Bàng lên thị xã vào năm 2027 Nhịp sống phương Nam

Bình Dương: Nâng cấp huyện Bàu Bàng lên thị xã vào năm 2027

TTTĐ - Theo quyết định về Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng với sự nỗ lực của tỉnh Bình Dương, trong đó huyện Bàu Bàng đang tích cực sớm hoàn thành các chỉ tiêu để nâng cấp huyện lên thị xã vào năm 2027.
Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9 Đô thị

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9

TTTĐ - Ngày 14/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND về việc tập trung đẩy mạnh công tác thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn các quận nội thành.
Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão Môi trường

Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 14/9, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và người dân quận Hà Đông đồng loạt tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng Đô thị

Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng

TTTĐ - Không ngần ngại giúp đỡ người già, trẻ nhỏ với thái độ niềm nở, thân thiện, anh nhân viên của Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội không chỉ góp phần làm nên hình ảnh đẹp của ngành vận tải công cộng mà còn lan tỏa những giá trị nhân văn trong cộng đồng.
EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ Đô thị

EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ

TTTĐ - Đồng hành cùng người dân vùng lũ, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã sẵn sàng các biện pháp để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông Đô thị

Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin về công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông sau cơn bão số 3 từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, bão, lũ đã khiến xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông.
Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9 Đô thị

Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9

TTTĐ - Hà Nội huy động sự vào cuộc của các đơn vị để hoàn thành việc khắc phục hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị, chỉnh trang đô thị để sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi Đô thị

Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi

TTTĐ - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn, đến sáng 13/9, các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục vận hành được khoảng 90% đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão.
Xem thêm