Hà Nội: Chủ động xây dựng phương án xử lý những "điểm đen" về ùn tắc, tai nạn giao thông
Gần 800 trường hợp tử vong trong 2 ngày nghỉ lễ, có 34 ca do tai nạn giao thông Tai nạn giao thông trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 giảm cả 3 tiêu chí |
Sở Giao thông vận tải Hà Nội tiếp tục tập trung xử lý, khắc phục điểm ùn tắc giao thông |
5/37 điểm ùn tắc giao thông được xử lý
Tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông toàn quốc tổ chức mới đây, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, tai nạn giao thông trên địa bàn giảm sâu cả 3 tiêu chí, cụ thể, đã xảy ra 261 vụ tai nạn giao thông, làm 122 người chết, 224 người bị thương. So sánh cùng kỳ, giảm 147 vụ (36,03%), giảm 101 người chết (45,29%), giảm 18 người bị thương (7,44%).
Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội cũng đã thành lập 4 tổ công tác, phối hợp với Công an Thành phố, chính quyền địa phương rà soát, khảo sát, đề xuất giải pháp nhằm xử lý đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn. Kết quả, lực lượng chức năng xử lý được 5/37 điểm ùn tắc giao thông; xử lý, khắc phục được 5/8 điểm đen về tai nạn giao thông.
Đầu năm 2023, Hà Nội cũng tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ước đạt 223,8 triệu lượt hành khách; Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vận chuyển ước đạt 5 triệu lượt hành khách (tăng 63,7% so với cùng kỳ 2022).
Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trật tự, văn minh đô thị trên tinh thần "thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn".
Trong 6 tháng đầu năm 2023, các lực lượng của Công an TP Hà Nội, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra xử lý gần 160.900 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông, phạt tiền hơn 330 tỷ đồng; Tạm giữ hơn 39.600 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hơn 29.300 trường hợp. Trong đó, xử lý vi phạm nồng độ cồn gần 37.100 trường hợp…
Về tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bà Hà Nội vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong giờ cao điểm trên một số tuyến trục chính nội đô, đường vành đai do lưu lượng phương tiện tăng cao, xảy ra va chạm giao thông, thi công công trình gây cản trở giao thông tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng ùn tắc cục bộ…
Xử lý quyết liệt vi phạm về nồng độ cồn
Để khắc phục những tồn tại và hạn chế, đồng thời, tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông, thời gian tới, Công an TP Hà Nội, Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.
Đồng thời, các lực lượng tiếp tục xử lý quyết liệt, hiệu quả vi phạm về nồng độ cồn, hình thành văn hóa "đã uống rượu, bia không lái xe" trước hết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô; Tập trung xử lý hành vi vi phạm là nguyên nhân chính, trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra, xử lý quyết liệt, hiệu quả vi phạm về nồng độ cồn |
Sở cũng sẽ tăng cường công tác tổ chức giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh duy tu, duy trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quản lý theo phân cấp phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn; Tiếp tục tập trung xử lý, khắc phục điểm ùn tắc giao thông, điểm đen về tai nạn giao thông; Chủ động xây dựng phương án phân luồng giao thông từ xa để giảm thiểu ùn tắc…
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nguyễn Phi Thường đề nghị Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu bổ sung trong dự thảo Luật Đường bộ để phân biệt rõ giữa các loại hình vận tải nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ ngồi chạy tương tự taxi đề nghị đưa vào loại hình như taxi,…); Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định tại Khoản 5, Điều 7, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Đồng thời, Cục Đường bộ Việt Nam cần xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bao gồm cả quản lý phương tiện và người lái xe), phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định toàn quốc, phần mềm quản lý bến xe toàn quốc.
Hà Nội: Xử phạt hơn 7.700 trường hợp vi phạm giao thôngTheo Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 7.736 trường hợp với số tiền xử phạt hơn 28 tỷ đồng. Cùng với đó, lực lượng chức năng tạm giữ 94 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 825 trường hợp, tước tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường 15 xe ô tô tải, tước phù hiệu xe 300 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2022, số vụ lập biên bản vi phạm hành chính tăng 204 vụ (tương đương 3,25%), số tiền xử phạt tăng hơn 6,3 tỷ đồng. Cụ thể, trong lĩnh vực vận tải hành khách đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 2,5 nghìn trường hợp, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 5,3 tỷ đồng, tạm giữ 19 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 319 trường hợp. Đối với lĩnh vực vận tải hàng hóa đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành 3,1 nghìn trường hợp, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 17,4 tỷ đồng, tạm giữ 44 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 500 trường hợp, tước tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường 15 xe ô tô tải. Các vi phạm khác như xe dừng, đỗ sai quy định… đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 780 trường hợp, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 915 triệu đồng. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 51 trường hợp, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 393 triệu đồng. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 2.002 trường hợp, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 5,2 tỷ đồng. |