Tag

Hà Nội đảm bảo "5 rõ" trong tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025

Giáo dục 14/05/2024 17:59
aa
TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà - Trưởng Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh năm học 2024-2025 vừa ký ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 14/5/2024 về tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025.
Hà Nội tuyển sinh bổ sung 3.300 chỉ tiêu vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 Hà Nội tuyển sinh trực tuyến mầm non, tiểu học, THCS từ ngày 1 - 9/7

Kế hoạch nhằm chỉ đạo đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh thành phố; duy trì và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học, thực hiện phân luồng đào tạo sau khi học sinh học hết chương trình THCS; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Kết quả của kỳ thi tuyển sinh làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả dạy và học của trường phổ thông; cơ sở để chuẩn bị cho người học tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hà Nội đảm bảo
Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện các hoạt động chuẩn bị, tổ chức thực hiện kỳ thi, tuyển sinh theo đúng quy định của quy chế thi, quy chế tuyển sinh; chỉ đạo, kiểm tra các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi trong tổ chức kỳ thi; xem xét, giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.

Ban Chỉ đạo báo cáo Chủ tịch UBND thành phố về tình hình tổ chức thi, tuyển sinh, việc thực hiện quy chế thi, quy chế tuyển sinh ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống phát sinh trong tổ chức kỳ thi, tuyển sinh; đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng công chức, viên chức và người lao động có thành tích trong công tác tổ chức thi hoặc kỷ luật các đối tượng đã nêu nếu vi phạm Quy chế thi, Quy chế tuyển sinh…

Trưởng ban Chỉ đạo quyết định phân công nhiệm vụ và quyền hạn các thành viên, chịu trách nhiệm chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của quy chế thi, quy chế tuyển sinh. Các Phó Trưởng ban, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.

Sở Giáo dục và Đào tạo - Thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại học sinh ở các trường phổ thông.

Sở tham mưu Ban Chỉ đạo chỉ đạo tổ chức thi, tuyển sinh theo quy chế thi, quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, Sở tham mưu Ban Chỉ đạo chỉ đạo tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT đảm bảo an toàn, nghiêm túc, khách quan, tạo thuận lợi cho thí sinh.

Cùng với đó, Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát cơ sở vật chất phục vụ tổ chức kỳ thi, bố trí điểm làm việc của Hội đồng ra đề và in sao đề thi theo quy định tại quy chế thi; đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất triển khai các biện pháp an ninh; đảm bảo bí mật công tác về nhân sự tham gia Hội đồng ra đề và in sao đề thi; đảm bảo bảo mật các tài liệu phục vụ Ban Chấm thi bài thi tự luận, bài thi trắc nghiệm khách quan, Ban Chấm phúc khảo bài thi tự luận, bài thi trắc nghiệm khách quan, kết quả của thí sinh khi chưa được công bố theo đúng quy chế thi, quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo cấp quận, huyện, thị xã; tham gia, phối hợp, kiểm tra công tác tổ chức, thực hiện kỳ thi, tuyển sinh trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác tuyển sinh; kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình tuyển sinh.

Trên cơ sở kế hoạch tổ chức các kỳ thi và tuyển sinh của Ban Chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, chị xã cần chủ động xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức triển khai thực hiện các kỳ thi và tuyển sinh trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh năm học 2024-2025 yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy chế thi, quy chế tuyển sinh; các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo việc thi, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 đạt kết quả; tổ chức tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo an toàn, công bằng, khách quan, công khai, đánh giá đúng trình độ người học, phản ánh đúng chất lượng dạy học.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cũng đề nghị tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh/lớp; tăng số học sinh được học 2 buổi/ngày.

UBND TP Hà Nội yêu cầu đảm bảo "năm rõ" trong tuyển sinh đầu cấp: Tuyến tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, phương thức tuyển sinh và trách nhiệm trong công tác tuyển sinh; tiếp tục sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn thành phố.

Đọc thêm

Xuất hiện nhiều câu chuyện đẹp, xúc động về thầy cô và mái trường Giáo dục

Xuất hiện nhiều câu chuyện đẹp, xúc động về thầy cô và mái trường

TTTĐ - Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 diễn ra lúc 10h ngày 22/11, tại Hà Nội.
Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình Giáo dục

Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình

TTTĐ - Ngày 21/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Hà Nội tổng kết và trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 năm học 2024 - 2025.
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành "Trường đại học xanh Green University, đại học thông minh và phát triển bền vững", trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới và vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ: 20 năm nâng bước tương lai Giáo dục

Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ: 20 năm nâng bước tương lai

TTTĐ - Ngày 19/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2004-2024).
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Xem thêm