Tag

Hà Nội đánh thức tiềm năng phát triển du lịch làng nghề

Nông thôn mới 24/08/2022 12:10
aa
TTTĐ - Với lợi thế trên 1.000 hợp tác xã, hơn 100 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng OCOP gắn với du lịch để nâng cao giá trị kinh tế và đánh thức tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Chưa phục hồi du lịch quốc tế thì ngành Du lịch Việt Nam còn nhiều khó khăn Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái hướng đến xây dựng Nông thôn mới nâng cao Du lịch bùng nổ, du khách miền Bắc rủ nhau tìm về vùng biển phía Nam Xe Sài Gòn - bạn đồng hành cùng khách hàng đi tham quan du lịch Du lịch Hà Nội ước đạt khoảng 1,76 triệu lượt khách trong tháng 8

Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương

Hà Nội là địa bàn tập trung nguồn tài nguyên du lịch của vùng Bắc Bộ, với 1.205 lễ hội, 1.350 làng nghề và làng có nghề, nhiều di tích và lễ hội được UNESCO công nhận.

Bên cạnh đó, Hà Nội còn đang có trên 1.000 hợp tác xã, hơn 100 mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Đây chính là tiềm năng thúc đẩy du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố.

Để tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh này, Hà Nội đang đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP thông qua các hợp tác xã và lấy đó là điểm tựa để phát triển du lịch.

Đơn cử như Hợp tác xã rau hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) đang chú trọng phát triển các loại rau màu theo hướng hữu cơ. Sản phẩm: Rau cải chíp, bí xanh, su hào, cà tím dài, cải canh, cà chua… của hợp tác xã với lợi thế về chất lượng nên đã nhanh chóng được công nhận “OCOP 4 sao”, đáp ứng tiêu chí vùng trồng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hà Nội đánh thức tiềm năng phát triển du lịch làng nghề
Hà Nội đang đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP thông qua các hợp tác xã và lấy đó là điểm tựa để phát triển du lịch

Hệ thống vườn rau hữu cơ không chỉ giúp Hợp tác xã Thanh Xuân cung cấp mỗi tháng ra thị trường 20-25 tấn sản phẩm, doanh thu đạt 450-500 triệu đồng/tháng mà còn là địa điểm chuyên ngành kết hợp giáo dục, du lịch trải nghiệm lý tưởng.

Đại diện Hợp tác xã rau hữu cơ Thanh Xuân cho biết: Tuy lượng khách đến phụ thuộc theo mùa và chủ yếu vào mùa hè và mùa đông nhưng cũng giúp hợp tác xã thu hút khoảng từ 35 - 50 đoàn tham quan, trải nghiệm/năm. Khách của hợp tác xã chủ yếu là học sinh các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nhờ đó mà tổng doanh thu của hợp tác xã đạt hàng tỷ đồng/năm.

Hay như mô hình du lịch nông thôn mới tại làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm), trong đó lấy sản phẩm OCOP của các hợp tác xã như: Hợp tác xã Sản xuất Thương mại Dịch vụ du lịch làng cổ Bát Tràng hay Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (Gia Lâm) là trung tâm để thu hút khách du lịch. Điều này giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại địa phương, nhất là các vùng ngoại thành hiệu quả hơn.

Gắn phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa bền vững

Du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn là một trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình OCOP được quy định tại Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây được đánh giá là nhóm sản phẩm mà Hà Nội có tiềm năng lớn.

Việc các sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP là hướng đi đúng để giúp các hợp tác xã tận dụng tiềm năng thế mạnh. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế, văn hóa khu vực nông thôn Hà Nội. Khi sản phẩm du lịch được công nhận là sản phẩm OCOP sẽ được nhiều du khách biết đến, giá trị các mặt hàng cũng được nâng cao.

Hà Nội đánh thức tiềm năng phát triển du lịch làng nghề
Các mô hình du lịch trải nghiệm luôn thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân

Để tận dụng thế mạnh này, Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã, những điểm đến có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống.

Đi cùng với đó, thành phố sẽ xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nông thôn, làng nghề. Hà Nội cũng chú trọng hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp xúc tiến quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa; Hỗ trợ đào tạo cho người dân, hợp tác xã làm du lịch... Qua đó tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển và có thêm nhiều sản phẩm OCOP của thành phố.

Mặc dù vậy, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng, thành phố vẫn chưa khai thác được lợi thế từ nhóm sản phẩm OCOP này. Nói vậy là bởi Hà Nội hiện có rất nhiều làng nghề truyền thống. Mỗi điểm đến hàm chứa trong mình những nét văn hóa độc đáo, cùng nhiều sản phẩm đặc trưng.

Có thể kể tới những điểm đến giàu tiềm năng như: Làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) với sản phẩm dệt lụa; Làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm) với các sản phẩm đồ gốm; Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) với những nếp nhà cổ được lưu giữ qua nhiều thế hệ, cùng đặc sản gà Mía, bánh tẻ Phú Nhi; Hay Hồng Vân - ngôi làng ven sông Hồng thuộc huyện Thường Tín, với trà thảo mộc 4 sao OCOP và tour tuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa...

Hà Nội đánh thức tiềm năng phát triển du lịch làng nghề
Hà Nội định hướng phát triển làng gốm Bát Tràng thành sản phẩm OCOP thuộc nhóm du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn

Cụ thể hóa Chương trình OCOP, trong những năm qua, UBND TP Hà Nội đã định hướng phát triển hai điểm đến gồm làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng, phấn đấu xây dựng thành hai sản phẩm OCOP thuộc nhóm du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn. Tuy nhiên cho đến nay, điều này vẫn chưa thể trở thành hiện thực.

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP Hà Nội Nguyễn Văn Chí, yếu tố khó nhất hiện nay trong phát triển du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn là bài toán cơ sở hạ tầng. “Để phát triển được các điểm đến du lịch cộng đồng thì đồng bộ hóa hạ tầng kinh tế - xã hội được xem là điều kiện tiên quyết. Giao thông thuận lợi sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các điểm đến…”, ông Chí bày tỏ quan điểm.

Để thúc đẩy phát triển nhóm sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng và điểm du lịch nông thôn, Trung ương và Hà Nội cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm huy động sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Không chỉ đóng góp trên khía cạnh hoàn thiện hạ tầng cơ sở, cải tạo cảnh quan thiên nhiên môi trường, mà còn là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bền vững ở khu vực nông thôn.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Đồng Nai: Huyện Xuân Lộc đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nhịp sống phương Nam

Đồng Nai: Huyện Xuân Lộc đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vừa đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xem thêm