Tag

Hà Nội lên kế hoạch ứng phó với thiên tai

Môi trường 29/05/2024 18:53
aa
TTTĐ - Vài năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, lốc xoáy, mưa giông, gió rật mạnh, mưa đá... Nhằm chủ động đề phòng và ứng phó với các loại hình thiên tai, thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả.
Đẩy mạnh bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai Triển khai công tác phòng, chống thiên tai tới xã, phường, thị trấn Người dân đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông mùa mưa, bão Rung chuông vàng “Cùng em phòng chống thiên tai - Kiến tạo tương lai bền vững”

Phương án phân luồng riêng cho từng "điểm đen" ngập lụt

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường, vài năm gần đây, do biến đổi khí hậu xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, lốc xoáy, mưa giông, gió rật mạnh và mưa đá xảy ra trên địa bàn. Đây là hiện tượng thiên nhiên khó lường khi xảy ra cần hết sức tập trung trong công tác chỉ đạo, phòng chống, khắc phục hậu quả. Đặc biệt chú trọng đề phòng lốc xoáy, gió giật xảy ra tại luồng, khe các tòa nhà cao tầng khi có mưa giông hoặc thời tiết cực đoan xảy ra.

Với những trận mưa có lượng mưa từ 50mm/h đến 70mm/h và những trận mưa trên 100mm/h năm 2024 xảy ra trên địa bàn thành phố xuất hiện 30 điểm úng ngập dự kiến.

Thanh tra Sở sẽ được giao phối hợp với các đơn vị tổ chức lập chốt trực gác barie, thiết lập các biển báo báo hiệu vị trí và độ sâu mực nước, biển báo hướng dẫn giao thông, để cảnh báo cho các phương tiện qua lại; Phân luồng, tổ chức giao thông để đảm bảo an toàn cho các phương tiện và tài sản của người dân.

Hà Nội lên kế hoạch ứng phó với thiên tai
Một trong những điểm ngập úng tại Hà Nội mỗi khi xảy ra mưa lớn

Đối với các vị trí sâu nguy hiểm (hố đào trần, hố ga, cầu cống...) bị ngập chìm phải rào chắn, biển báo hiệu cảnh báo, ban đêm thắp đèn chiếu sáng. Đặc biệt tại các đầu cống, hố ga nơi có dòng chảy xiết lưu lượng nước lớn phải có cọc tiêu thông báo nguy hiểm để đề phòng tai nạn xảy ra.

Tại các điểm bị úng ngập sâu phương tiện đi lại khó khăn trong trong thành phố ở các vị trí nhà chờ xe buýt, bến xe, bến tàu... bố trí lực lượng và phương tiện xe để hỗ trợ và vận chuyển Nhân dân còn bị mắc kẹt ra vị trí an toàn và thuận lợi để di chuyển.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng có phương án phân luồng giao thông các "điểm đen" ngập lụt. Cụ thể, tại phố Nguyễn Khuyến (đoạn trước cổng trường Lý Thường Kiệt ) phân luồng hướng ra các phố Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng hoặc Nguyễn Thái Học.

Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt từ ngã năm Nguyễn Khuyến - Lê Duẩn đi theo hướng phố Lê Duẩn hoặc Hai Bà Trưng, từ Lý Thường Kiệt - Quán Sứ đi theo hướng Quán Sứ đi Hai Bà Trưng hoặc Quán Sứ đi Trần Hưng Đạo.

Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa phân luồng ra khỏi khu vực ngập theo các hướng Phùng Hưng, Hàng Điếu, Hàng Bồ Cao Bá Quát; đoạn trước cửa Công ty Môi trường đô thị Phân luồng ra Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Điện Biên Phủ.

Vành Đai 3 Đại lộ Thăng Long (ngã ba đường Lê Trọng Tấn, hầm chui phân luồng đi các hướng đê Song Phương, đê Vân Côn, Km9+656, nút giao An Khánh) đường 70 (Đại Mỗ, Miêu Nha) hoặc đi các hướng Nguyễn Văn Giáp, Châu Văn Liêm, Lê Quang Đạo.

Hướng phố Hoàng Ngân, Giáp Nhất Cự Lộc phân luồng các hướng về phía đường bao khu Royal City hoặc ra thẳng đường Nguyễn Trãi (Đại học KHXH và Nhân văn) phân luồng về phía hai đầu đường Nguyễn Trãi hoặc vào các tuyến phố để đi hướng Lê Văn Lương, Trường Chinh...

Xây dựng 5 tình huống giả định tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ

Cùng với phương án phân luồng riêng cho từng "điểm đen" ngập lụt, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng lên kế hoạch ứng phó với 5 tình huống cụ thể như bão vào Hà Nội gây mưa rất to và kéo dài, nhiều tuyến đường nội đô bị ngập sâu nguy hiểm, nhiều cây cối, cột điện bị đổ chắn ngang đường gây cản trở giao thông.

Một số tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận bị ngập, sạt lở nghiêm trọng khu vực nội thành bị tê liệt mất điện, mất nước gây ảnh hưởng và làm xáo trộn sinh hoạt hàng ngày của Nhân dân.

Tình huống 2, trên địa bàn thành phố xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trên tuyến đường bộ hoặc trên tuyến đường sắt đi qua khu vực trung tâm Thủ đô làm chết và bị thương nhiều người, giao thông trên tuyến đường này không đi lại được.

Hà Nội lên kế hoạch ứng phó với thiên tai
Sở Giao thông vận tải Hà Nội lên phương án phân luồng riêng cho từng "điểm đen" ngập lụt

Tình huống 3, tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng trên tuyến đường sông, suối, hồ trên địa bàn Thủ đô, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người.

Tình huống 4, ngoài các tình huống giả định xảy ra như ở tình huống 1 còn xảy ra vỡ đê quan trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội và cùng một lúc xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trên các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy đi qua trung tâm Thủ đô làm chết và bị thương nhiều người, giao thông trên các tuyến đường này bị chia cắt các phương tiện không lưu thông được.

Tình huống 5, Hà Nội xảy ra động đất mạnh hoặc nguyên nhân khác trên địa bàn thành phố gây sập một số nhịp cầu lớn, hoặc sập đổ nhà cao tầng, cháy nhà chung cư, gây hoảng loạn, ùn tắc giao thông, làm chết và bị thương nhiều người, phương tiện không lưu thông được.

Tại từng tình huống, Sở đều đưa ra kế hoạch ứng phó cụ thể, phương án xử lý, cách thức phối hợp, đảm bảo an ninh, an toàn, giao thông thông suốt, hạn chế tối đa thiệt hại cũng như giảm bớt ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Mặc dù thành phố đã xây dựng các kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, song nhiệm vụ quan trọng hiện nay là các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò chủ động của người dân trong công tác phòng chống mưa lũ để giảm thiểu rủi ro, thiệt hại về người và tài sản. Đặc biệt, các địa phương cần sẵn sàng kích hoạt các phương án, kịch bản về phòng chống bão lụt và tiếp tục rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện các phương án, kịch bản này trên tinh thần phương châm “4 tại chỗ”...

Đọc thêm

Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án Khu bảo tồn Cù Lao Chàm Xã hội

Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án Khu bảo tồn Cù Lao Chàm

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm, TP Hội An.
Từ ngày 25/7, mưa lớn ở Tây Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ ngày 25/7, mưa lớn ở Tây Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 24/7, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 Môi trường

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/7/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.
Bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi.
Mường Lát (Thanh Hoá): Mưa lũ gây thiệt hại ước tính gần 300 triệu đồng Môi trường

Mường Lát (Thanh Hoá): Mưa lũ gây thiệt hại ước tính gần 300 triệu đồng

TTTĐ - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trong những ngày qua, mưa to kéo dài trên địa bàn một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, như: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh...
Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong bảo vệ môi trường Môi trường

Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong bảo vệ môi trường

TTTĐ - Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã chỉ đạo hội liên hiệp phụ nữ các quận, huyện, thị xã và cơ sở đổi mới phương thức truyền thông, nâng cao nhận thức cho hội viên về bảo vệ môi trường.
Khắc phục sự cố giếng nước ngầm của Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên Môi trường

Khắc phục sự cố giếng nước ngầm của Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên

TTTĐ - Trước tình trạng giếng H24 (Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên tại số nhà 193, ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa) bị sụt, lún, UBND quận Đống Đa yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp.
Hà Nội đêm có mưa vừa, mưa to và dông Môi trường

Hà Nội đêm có mưa vừa, mưa to và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24/7, khu vực Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 30-80mm, cục bộ có nơi trên 140mm. Từ đêm 24/7, mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Bộ giảm dần.
Từ đêm 24/7, mưa lớn ở Đông Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ đêm 24/7, mưa lớn ở Đông Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 23/7 đến ngày 24/7, khu vực Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 40-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Cảnh báo lượng rác thải khổng lồ từ thương mại điện tử Môi trường

Cảnh báo lượng rác thải khổng lồ từ thương mại điện tử

TTTĐ - Những năm qua, thương mại điện tử đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động thương mại điện tử cũng làm gia tăng đáng kể lượng rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường.
Xem thêm