Tag

Hà Nội siết chặt vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc

Nông thôn mới 23/10/2023 13:35
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm siết chặt vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.
Tổng vệ sinh, khử trùng và tiêu độc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Người dân chủ động các biện pháp nhằm phòng chống dịch trên đàn vật nuôi Tăng cường chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong mùa mưa bão Kon Tum: Lò giết mổ gia súc tập trung "hành" dân Phó Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum kiểm tra lò giết mổ gia súc "hành" dân

Thành lập 6 chốt kiểm tra liên ngành

Để kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc ra, vào địa bàn Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội đã thành lập 6 chốt kiểm dịch liên ngành. Trong đó, có 2 chốt kiểm dịch tại đầu mối giao thông quan trọng gồm: xã Trần Phú (Chương Mỹ) và xã Châu Can (huyện Phú Xuyên).

Ngoài ra còn có 4 chốt kiểm dịch được bố trí tại các chợ đầu mối Hà Vỹ (huyện Thường Tín), chợ Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh), cơ sở giết mổ Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) và cơ sở giết mổ Minh Hiền (huyện Thanh Oai).

Lực lượng tham gia trực chốt kiểm dịch động vật liên ngành gồm cán bộ cảnh sát giao thông, quản lý thị trường và thú y; Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật trên cạn ra, vào địa bàn Hà Nội.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, các chốt liên ngành đã thực hiện việc kiểm soát, phúc kiểm vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật đối với 41.838 ô tô; 4.058 xe máy. Số động vật, sản phẩm động vật được phúc kiểm tại 6 chốt là 13.815 con trâu, bò; Hơn 1,26 triệu con lợn; Gần 20,7 triệu con gia cầm và khoảng 2 triệu quả trứng.

Quá trình kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn Hà Nội, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý vi phạm đối với 3 trường hợp vào các tháng 5, 7, 9/2023; Tiến hành tiêu hủy hơn 1 tấn lợn, cánh gà không rõ nguồn gốc xuất xứ; Xử phạt 7,5 triệu đồng 1 trường hợp không chấp hành đúng quy định về kiểm dịch và lấy mẫu xét nghiệm 2.000 con gà con tại huyện Phú Xuyên.

Hà Nội siết chặt vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc
Lực lượng chức năng phun thuốc tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc, gia cầm trước khi được vận chuyển vào địa bàn Hà Nội

Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, công tác kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay vẫn gặp không ít khó khăn.

Nguyên nhân là Hà Nội có nhiều tuyến đường cao tốc nối với các tỉnh, thành phố, nhiều tuyến đường mới mở có đường ngang, lối tắt, không có chốt kiểm soát nên các phương tiện vận chuyển thường lựa chọn để di chuyển nhằm né tránh sự kiểm soát của các chốt kiểm dịch liên ngành.

Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức chấp hành quy định của pháp luật đối với các hộ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là động vật giống là thách thức lớn.

Đề cập đến nội dung này, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nhận định: Những tháng cuối năm 2023, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm động vật sẽ tăng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã bố trí thêm các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát, kiểm soát tại các chợ đầu mối.

Từ đó, TP tăng cường kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm trên các tuyến đường từ các tỉnh biên giới về Hà Nội; Đồng thời giao các cơ quan, lực lượng chức năng của địa phương thành lập chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trái phép...

Tăng cường ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức “Hội nghị ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Theo đó, tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua vẫn diễn ra phức tạp. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường cung cấp giống gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan ở trong nước, mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm đến các đàn gia súc, gia cầm...

Thời điểm này, người chăn nuôi gia cầm trong nước đang tăng đàn để chuẩn bị cung ứng sản phẩm gia cầm vào dịp cuối năm, do vậy, nhu cầu về con giống tăng cao. Nắm bắt được thực tế đó, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách nhập lậu gia cầm giống để tiêu thụ, khiến tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam càng trở nên phổ biến.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho thấy, ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000 - 250.000 tấn/năm. VIPA cũng cho biết, mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta.

Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới các tỉnh miền Trung và miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, nhất là tại các địa bàn biên giới với Lào, Campuchia, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục... dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, công tác phòng, chống dịch và sức khỏe người dân.

Hà Nội siết chặt vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc
Tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua vẫn diễn ra phức tạp

Để giải quyết tình hình trên, Cục Thú y đề nghị đề nghị Bộ Công an tăng cường chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ điều tra nắm bắt tình hình các đối tượng đầu nậu, các đường dây chuyên buôn bán, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.

Đồng thời đề nghị Bộ đội Biên phòng tổ chức kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong phạm vi địa bàn quản lý.

Cục Thú y cũng đề nghị Tổng cục Hải quan Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới trong phạm vị địa bàn quản lý của Hải quan; Đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trái phép.

Về phía địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị tổ chức chỉ đạo thống kê đàn gia súc, gia cầm để kịp thời phát hiện sự biến động, tăng số lượng đột biến do có sự cấu kết hợp thức hóa nguồn gốc động vật nhập lậu qua biên giới; Phối hợp với Cơ quan quản lý thú y địa phương truy xuất nguồn gốc động vật để thực hiện kiểm dịch vận chuyển.

Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan lực lượng công an, quản lý thị trường, đồn Biên phòng … tại các địa phương quan tâm hơn nữa, chỉ đạo triển khai, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam.

Đọc thêm

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp Nông thôn mới

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp

TTTĐ - Ngày 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững Nông thôn mới

Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững

TTTĐ - Sáng 16/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình phối hợp với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức sự kiện kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề “Phụ nữ Hòa Bình hội nhập, phát triển kinh tế bền vững”.
Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Nông thôn mới

Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen Nông thôn mới

Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội Sen Hà Nội 2024, tối 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bức tranh kính chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ gần 2.000 bức ảnh sen và 30 giống sen quý, do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả bảo tồn và phát triển.
Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Kinh tế

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm quan và động viên các chủ thể tham gia sự kiện.
Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu có ít nhất 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tháng 7/2024 gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh.
Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP

TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm. Đây là tài nguyên rất lớn để các địa phương phát triển du lịch.
Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế Nông thôn mới

Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện xác định hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng, là đòn bẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi Nông thôn mới

Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi

TTTĐ - Ngày 10/7, Nông trường 720 (Binh đoàn 16) tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi.
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Nông thôn mới

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

TTTĐ - Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm