Tag

Hà Nội tập trung sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu của thị trường

Nông thôn mới 02/03/2020 17:59
aa
TTTĐ - Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn để có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ; áp dụng công nghệ cao, đồng thời hướng dẫn người dân ghi chép sổ sách nhật ký đồng ruộng… Đây cũng là những yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản của người tiêu dùng Thủ đô.

Hà Nội tập trung sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu của thị trường

Với định hướng phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, huyện Mê Linh chủ trương tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh quy mô lớn trên địa bàn huyện

Bài liên quan

Hà Nội thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thạch Thất: Hỗ trợ người dân trồng và chăm sóc cây khoai tây vụ Xuân

Thạch Thất nỗ lực hoàn thành xây dựng Nông thôn mới trong năm 2020

Kiểm tra công tác sản xuất nông nghiệp và phòng chống dịch bệnh tại Thạch Thất

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tập trung

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết và dịch bệnh bùng phát nhưng sản xuất nông nghiệp của Thủ đô vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định.

Hiện nay trên địa bàn thành phố đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao và một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng. Cùng với đó, năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản được nâng cao do ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Một trong số những địa phương làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao phải kể đến huyện Mê Linh. Những năm gần đây, huyện Mê Linh ngày càng chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Với định hướng phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, huyện chủ trương tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh quy mô lớn, đồng thời, hình thành các chuỗi giá trị để ổn định đầu ra cho nông sản.

Để có cơ sở đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển cây trồng có thế mạnh trên địa bàn, huyện Mê Linh xác định bước đầu tiên phải thực hiện việc quy hoạch sản xuất. Do vậy, ngay từ năm 2018, UBND huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp cho 13 xã giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Hiện tại, trên địa bàn huyện xây dựng tổng số 135 vùng, trong đó có 43 vùng sản xuất lúa cao sản, chất lượng cao với diện tích hơn 2.0586ha; 92 vùng sản xuất tập trung với diện tích hơn 3.222ha.

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, huyện Mê Linh tập trung hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung, như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô 50ha trở lên tại xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thạch Đà.

Vùng sản xuất cây ăn quả với quy mô 20ha trở lên tại xã Hoàng Kim, Chu Phan, Tiến Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa, Tiến Thắng. Vùng sản xuất hoa chất lượng cao quy mô 20ha trở lên tại xã Văn Khê, Mê Linh, Đại Thịnh, Kim Hoa... Sản xuất rau các loại tại các xã Đại Thịnh, Tráng Việt, Tiền Phong, Tiến Thắng, Văn Khê.

Nhờ quy hoạch có hiệu quả các vùng sản xuất nông nghiệp, huyện Mê Linh đã khai thác tối đa nguồn lực từ đất, làm giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp tăng hàng năm. Nếu như năm 2015 là 137,4 triệu/ha thì đến năm 2019 là 174,8 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, Mê Linh cũng hướng dẫn bà con nông dân đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế như một số mô hình nuôi trồng thủy sản đạt giá trị 500 triệu đồng/ha/năm, cây ăn quả đạt 350 - 400 triệu đồng/ha/năm, chăn nuôi đạt 500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, có những mô hình chăn nuôi gia cầm cho lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/năm.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết và dịch bệnh bùng phát nhưng sản xuất nông nghiệp của Thủ đô vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết và dịch bệnh bùng phát nhưng sản xuất nông nghiệp của Thủ đô vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định

Một trong những địa phương điển hình của huyện Mê Linh trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải kể đến là xã Tam Đồng. Đơn cử như, thôn Văn Lôi có tổng diện tích 270ha đất nông nghiệp, trong đó, vùng đồng Chằm rộng 15ha bị trũng, khó canh tác. Năm 2016, thôn xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa toàn bộ diện tích vùng trũng vào quy hoạch chuyển đổi.

Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Văn Lôi chia sẻ: “Sau khi quy hoạch được phê duyệt, thôn có 15 hộ gia đình nhận ruộng tại vùng đồng Chằm để thực hiện mô hình kinh tế trang trại, trên bờ trồng cây ăn quả, dưới ao nuôi thả cá. Nhờ đó, đồng đất được khai thác hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân với hàng trăm triệu đồng/ha/năm”.

Hiện nay, với tổng diện tích 495ha đất canh tác, sau chuyển đổi, xã Tam Đồng có khoảng 300ha trồng lúa (hơn 100ha trồng lúa chất lượng cao), còn lại là các mô hình trang trại tập trung, vùng trồng rau, hoa... Riêng hai thôn Nam Cường, Cư An còn trồng lúa nếp cốm trên 1/2 diện tích đất canh tác, cho thu nhập gấp 1,5 lần so với lúa tẻ.

Điều chỉnh hướng sản xuất phù hợp nhu cầu thị trường

Mặc dù sản xuất nông nghiệp của Thủ đô vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định, tuy nhiên theo dự báo, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết và dịch bệnh bùng phát.

Để tháo gỡ khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường nhấn mạnh: “Các địa phương cần quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, ngành Nông nghiệp cần nhân rộng mô hình theo chuỗi giá trị từ liên kết đến sản xuất, bảo đảm nguồn hàng ổn định cho các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng tiện ích với giá cả ổn định”.

Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn để đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế
Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn để đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế

Trước mắt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành liên quan, lập danh sách các hợp tác xã, đầu mối thu mua nông sản uy tín để cung cấp cho các doanh nghiệp liên hệ trực tiếp thu mua theo nhu cầu, góp phần tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Về lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các địa phương hỗ trợ người dân về quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn của hệ thống bán lẻ hiện đại kết hợp với ngành công nghiệp chế biến... nhằm đa dạng sản phẩm, đa dạng thị trường, giảm rủi ro.

Một yếu tố quan trọng nữa là các địa phương cần tích cực vận động, tuyên truyền, khuyến cáo người dân sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, tránh tình trạng cung vượt cầu; thâm canh, gối vụ (trồng xen canh giống rau dài ngày và ngắn ngày để thu hoạch rải vụ); đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thời hội nhập kinh tế.

Theo các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, để gỡ khó cho ngành Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô, trước hết các hợp tác xã, người sản xuất cần nâng cao tiêu chuẩn về đóng gói, bao bì, chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn để có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ; hướng dẫn người dân ghi chép sổ sách nhật ký đồng ruộng… nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thu mua.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm Nông thôn mới

Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các địa phương khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh, bù đắp thiệt hại sau bão gây ra, bảo đảm nguồn lương thực thực phẩm phục vụ cho cuối năm...
Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô Nông thôn mới

Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô

TTTĐ - Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã đi kiểm tra công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Mê Linh.
Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân Nông thôn mới

Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang có 140.371 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,53% diện tích đất tự nhiên), với 523.642 người sống ở nông thôn (chiếm 71,9% tổng dân số), những năm qua đã tập trung phát triển nông nghiệp vì người nông dân.
Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt Nông thôn mới

Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt

TTTĐ - Sau bão số 3 (Yagi), các loại cây trồng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chịu thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là các loại cây ăn trái và cây công nghiệp. Việc phục hồi cây trồng sau lũ lụt, nhà nông cần quan tâm và làm đúng cách để đạt hiệu quả cao.
Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo Kinh tế

Huyện Châu Đức thực hiện tốt công tác giảm nghèo

TTTĐ - Đến cuối năm 2023, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo chuẩn tỉnh.
Xem thêm