Tag

Hành vi nổi bật của người tiêu dùng trên thương mại điện tử trong quý III/2022 và dự đoán xu hướng mua sắm cuối năm

Thị trường - Tài chính 28/10/2022 13:00
aa
TTTĐ - Bước sang thời kỳ "New Normal" cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã dần phục hồi và được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng.
89% người tiêu dùng Việt Nam quản lý tài chính cá nhân trên nền tảng số Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam biết hình thức mua trước trả sau hoặc trả góp

Tuy nhiên, với tâm lý lo lắng về dịch bệnh và những biến động kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng có xu hướng cân nhắc và tiết kiệm trong việc mua sắm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng tiếp tục duy trì thói quen mua hàng trực tuyến, cứ 10 người thì sẽ có 8 người tiếp tục mua sắm online vì sự thoải mái và tiện lợi, mặc dù mức chi tiêu trung bình của mỗi khách hàng thấp hơn so với hai năm trước (theo Báo cáo định hướng về Dịch vụ Tài trợ Lazada - Lazada Sponsored Solutions (LSS) “Thay đổi hành trình mua sắm tại Đông Nam Á: Từ nhu cầu tìm kiếm đến trải nghiệm nhận hàng” của Tập đoàn Lazada năm 2022). Đặc biệt, khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng dành nhiều công sức và thời gian tìm kiếm các ưu đãi kèm theo tốt nhất để tiết kiệm chi tiêu.

Dưới đây là những hành vi tiêu dùng nổi bật được ghi nhận trên Lazada Việt Nam trong quý 3 năm 2022 (tháng 7-8-9) và một số dự đoán xu hướng mua sắm cuối năm.

Hành vi nổi bật của người tiêu dùng trên thương mại điện tử trong quý III/2022 và dự đoán xu hướng mua sắm cuối năm

Điểm lại hành vi mua sắm nổi bật trong quý 3 năm 2022 trên Lazada Việt Nam

Người tiêu dùng ưa chuộng hàng nội địa Việt Nam: Người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục dành sự ưu tiên nhiều hơn đối với các thương hiệu nội địa. Theo khảo sát hành vi tiêu dùng trực tuyến của người dùng khu vực Đông Nam Á của Lazada và Milieu Insight năm 2022, 52% người Việt được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn những thương hiệu Việt, đặt lòng tin nơi thương hiệu Việt nhiều hơn.

Xu hướng này được cho là tất yếu khi các thương hiệu nội địa Việt Nam ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cùng giá thành phù hợp trong giai đoạn thắt chặt chi tiêu. Ngoài ra, các thương hiệu nội địa cũng tích cực đổi mới sáng tạo, mang đến các sản phẩm phù hợp và ứng dụng cao cho người Việt. Đơn cử như trong lễ hội mua sắm 9.9 và 10.10 trên Lazada, nhiều thương hiệu thời trang, làm đẹp, du lịch của Việt Nam đã lọt top các thương hiệu được yêu thích nhất trên LazMall – hệ thống gian hàng chính hãng của Lazada.

Các ngành hàng ghi nhận sức mua sắm nổi bật trên Lazada: Theo ghi nhận từ Lazada Việt Nam, trong quý 3 năm 2022, ngành hàng làm đẹp được người dùng tích cực mua sắm và ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu vượt trội, đặc biệt là trong các Lễ hội mua sắm lớn như 9.9 và 10.10. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân và chăm sóc da được mua nhiều nhất như kem chống nắng, kem dưỡng da, dầu gội – sữa tắm, son môi,...

Lazada tiếp tục là điểm đến mua sắm lý tưởng dành cho những người yêu thích thời trang và làm đẹp khi “áo khoác”, “áo thun nam/nữ”, “balo”, “túi xách nữ”, “dép” là các từ khóa được tìm kiếm hàng đầu. Thời trang và làm đẹp cũng là hai ngành hàng ghi nhận số lượng sản phẩm bán ra thông qua livestream trên kênh LazLive nhiều nhất trong quý này.

Ngoài ra, có thể kể đến ngành hàng điện tử cũng góp mặt trong top các ngành hàng ghi nhận lượng mua sắm cao, các sản phẩm dành được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng như: tai nghe bluetooth, loa bluetooth, máy ảnh, laptop… phục vụ cho nhu cầu làm việc, học tập, giải trí hàng ngày; đặc biệt trong thời điểm bắt đầu năm học mới.

Hành vi nổi bật của người tiêu dùng trên thương mại điện tử trong quý III/2022 và dự đoán xu hướng mua sắm cuối năm

Người tiêu dùng mong đợi thương mại điện tử (TMĐT) mang đến nhiều trải nghiệm hơn một ứng dụng mua sắm thông thườngBên cạnh việc mua sắm đơn thuần, người tiêu dùng ngày càng mong muốn TMĐT là một điểm đến tích hợp, nơi họ có thể xem livestream, chơi game giải trí, giao lưu với người nổi tiếng…

Hành vi nổi bật của người tiêu dùng trên thương mại điện tử trong quý III/2022 và dự đoán xu hướng mua sắm cuối năm

Tại Lazada, kênh livestream LazLive là một trong những kênh mua sắm kết hợp giải trí then chốt dành cho người dùng cũng như hỗ trợ thương hiệu và nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả. Theo đó, Lazada ghi nhận số lượt xem livestream trên LazLive vào quý III năm 2022 đã tăng 97% so với cùng kì năm 2021 nhờ vào những nội dung livestream thú vị, đặc sắc cũng như tính năng Nhìn thấy – Mua ngay (See Now Buy Now) ngày càng được tối ưu và cải tiến.

Bên cạnh đó, người dùng có thể tận hưởng phút giây giải trí và mua hàng cùng lúc thông qua các review khách quan và chân thực từ các KOLs/KOCs, đồng thời voucher giảm giá và quà tặng độc quyền được tung ra trong quá trình livestream giúp mua sắm tiết kiệm hơn. Do vậy, lượng sản phẩm được thêm vào giỏ hàng trên LazLive trong quý 3 năm nay tăng hơn 4 lần; từ đó giúp tổng thương hiệu và nhà bán hàng tham gia livestream cũng tăng trưởng doanh thu hơn 4 lần so với cùng kì năm ngoái.

Không chỉ về công nghệ hiện đại, người dùng còn có nhu cầu cao hơn về chất lượng và sự đa dạng của nội dung livestream mang lại. Do đó, Lazada đã triển khai chương trình LazLive+ "Hộp Ơi Mở Ra", từ tháng 7 năm nay. Đây là chuỗi livestream mang đến những trải nghiệm thực tế từ các chuyên gia có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực như: Thời trang, làm đẹp, ẩm thực, chăm sóc sức khỏe, trang trí không gian sống... Qua định dạng livestream mới này, người dùng có thể vừa mua sắm, giải trí, đồng thời biết thêm nhiều thông tin, bí quyết hữu ích, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Dự đoán xu hướng mua sắm trên TMĐT trong quý IV năm 2022

Quý IV năm nay sẽ là giai đoạn mua sắm cao điểm nhất trong năm vì có nhiều lễ hội quan trọng diễn ra. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho các dịp lễ hội và chuẩn bị cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ, có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12. Trong đó, nhu cầu mua các mặt hàng về làm đẹp, thời trang, điện tử, nội thất nhà cửa, thực phẩm được dự đoán sẽ tăng cao.

Người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì mua sắm nhưng với tâm lí cân nhắc và thận trọng. Do vậy, TMĐT được dự đoán là kênh mua sắm được ưa chuộng và đón sóng truy cập cao trong giai đoạn cuối năm vì sự tiện lợi, nhanh chóng, lựa chọn đa dạng, cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí.

Người dùng Việt sẽ tiếp tục hướng đến chi tiêu hiệu quả, thông minh thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp Lễ hội mua sắm lớn cuối năm như 11.11, 12.12, Tết trên TMĐT để tận hưởng các ưu đãi về giá, đồng thời chủ động tìm kiếm các ưu đãi khác như voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển và tích cực tham gia các chương trình mua sắm kết hợp giải trí để tiết kiệm chi tiêu. Cụ thể, để hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm và thoải mái, Lazada triển khai Lễ hội mua sắm 11.11 “Sale bom tấn” duy nhất ngày 11/11 với hàng triệu sản phẩm được ưu đãi lớn nhất năm, miễn phí vận chuyển và Voucher tích lũy đến 800.000 đồng.

Nắm bắt giai đoạn này, các thương hiệu và nhà bán hàng sẽ tiếp tục xu hướng chuyển đổi số lên TMĐT. Đây là thời điểm các doanh nghiệp cần tận dụng và tối ưu hóa các công cụ hỗ trợ, tính năng trên sàn TMĐT để mở rộng tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tăng trưởng mạnh doanh thu trực tuyến.

Đơn cử, các dịch vụ tài trợ Lazada (Lazada Sponsored Solutions) đang thu hút sự tham gia của đông đảo thương hiệu và nhà bán hàng, tăng khoảng hơn 107% trong quý III/2022 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, dịch vụ tài trợ hiển thị sản phẩm (Sponsored Discovery) có tỉ lệ nhà bán hàng tham gia cao nhất vì là một trong những “chìa khóa vàng” giúp tăng khả năng hiển thị sản phẩm đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Tiếp đó lần lượt là: Giải pháp tiếp thị liên kết (Sponsored Affiliate), tài trợ hiển thị (Sponsored Display) và tài trợ sản phẩm mới (New product launcher). Khi tham gia và sử dụng các dịch vụ tài trợ Lazada này, các thương hiệu và nhà bán hàng đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong quý III năm 2022 và dự đoán tiếp tục tăng trong mùa mua sắm cuối năm.

Hành vi nổi bật của người tiêu dùng trên thương mại điện tử trong quý III/2022 và dự đoán xu hướng mua sắm cuối năm

Ông Đặng Anh Dũng, Phó Tổng giám đốc Lazada Việt Nam, nhận định: “Thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn cuối năm 2022 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế nếu đón đầu và đáp ứng nhanh chóng xu hướng người tiêu dùng.

Với chiến lược phát triển bền vững, lấy khách hàng là yếu tố trọng tâm, Lazada sẽ tiếp tục mang đến nhiều lợi ích mua sắm cho người dùng như tăng cường đa dạng hàng hóa, tối đa hóa ưu đãi và miễn phí vận chuyển.

Đồng thời, thông qua các lễ hội mua sắm sắp tới như 11.11, 12.12 và Tết, chúng tôi sẽ tiếp sức cho các thương hiệu và nhà bán hàng nâng cao chiến lược kinh doanh trực tuyến, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng tiềm năng, tối ưu lượt truy cập và bứt phá doanh thu trong mùa mua sắm cuối năm”.

Đọc thêm

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024 Thị trường - Tài chính

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024

TTTĐ - Quốc hội quyết nghị kéo dài thời gian áp dụng thuế VAT 8% (tức giảm 2% so với hiện hành) thêm 6 tháng, tới hết năm 2024.
Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp ngài Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung Thị trường - Tài chính

Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung

TTTĐ - Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) là sự kiện có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa với các địa phương biên giới có chung cặp cửa khẩu.
Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 thành phố Hà Nội.
Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu Thị trường - Tài chính

Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu

TTTĐ - Hisense - Thương hiệu điện tử công nghệ có mặt tại 160 quốc gia, đã kỷ niệm 8 năm liên tiếp trong danh sách 10 thương hiệu Trung Quốc hàng đầu trên toàn cầu theo danh sách của Kantar BrandZ™. Sự công nhận này nhấn mạnh cam kết toàn cầu của Hisense về sự đổi mới và sự xuất sắc trong công nghệ.
Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư Kinh tế

Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận đã và đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với Phòng Thương mại và Công nghiệp Frankfurt (IHK) – CHLB Đức, qua đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư mới cho địa phương.
“Chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Thị trường - Tài chính

“Chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt

TTTĐ - Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM Trần Phước Anh nhìn nhận, ngành Thuỷ sản Việt đang gặp nhiều khó khăn từ những biến động thị trường và tình hình thế giới… vậy nên cần gấp rút tìm kiếm những giải pháp để hồi phục và phát triển ngành.
Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm Thị trường - Tài chính

Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tung hàng loạt ưu đãi lớn nhất năm dành cho khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm ngày thành lập của ngân hàng.
Những lý do không nên đầu tư vào vàng Kinh tế

Những lý do không nên đầu tư vào vàng

TTTĐ - Giá vàng trên toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục trong thời gian vừa qua và đây không phải là lần đầu tiên các nhà đầu tư bị thu hút bởi vàng. Được cho là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn, vàng có xu hướng tăng giá khi các tài sản khác giảm, tuy nhiên, bất chấp sức hấp dẫn và sự phổ biến của nó, việc giữ vàng không phải là một động thái đầu tư khôn ngoan - đặc biệt là sau khi nó đã tăng giá mạnh gần đây.
Không để nỗi lo tăng giá trước thềm tăng lương Thị trường - Tài chính

Không để nỗi lo tăng giá trước thềm tăng lương

TTTĐ - Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6%, áp dụng từ ngày 1/7/2024 sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cuộc sống cán bộ, công nhân viên và người lao động. Tuy nhiên, để giá các loại hàng hóa không tăng theo lương, cần chủ động xây dựng các phương án can thiệp bình ổn thị trường phù hợp, kịp thời khi có biến động về giá.
Xem thêm