Hệ thống hình mẫu hỗ trợ việc làm tại Thuỵ Điển
![]() |
Thất nghiệp không còn là nỗi sợ hãi của người Thụy Điển (Ảnh: Kasamaal)
Bài liên quan
Khởi động Tháng Thanh niên với nhiều việc làm ý nghĩa
Tương lai rộng mở cho nghề lập trình
Thụy Điển là đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam trong Liên minh châu Âu
Không để "giật mình" khi có dịch xảy ra
Bên trong những chuyến bay Vietnam Airlines về từ “tâm dịch” châu Âu
Trang bị kỹ năng
Căn cứ vào số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Thụy Điển đứng đầu trong các quốc gia phát triển về tỷ lệ tái sử dụng lao động thất nghiệp, với 90% người thất nghiệp có công việc lại ngay chỉ trong 1 năm.
Tại sao lại như vậy? Ở Thuỵ Điển, có một chương trình trợ cấp cá nhân dành cho những người vừa mới bị sa thải vì dư thừa lao động tên là Trygghetsrådet (TRR)
Theo đó, các công ty sẽ nộp một khoản tiền cho các hội đồng an ninh việc làm. Những hội đồng này có nhiệm vụ cung cấp các “huấn luyện viên” lành nghề, rèn luyện kỹ năng cũng như khơi dậy tham vọng và tìm việc mới cho các cá nhân thất nghiệp. Theo thống kê có tất cả 16 tổ chức như thế này. Tuy nhiên, mỗi tổ chức lại phụ trách một lĩnh vực khác nhau.
Cô gái 24 tuổi, Eva gần đây mới biết đến chương trình này. Năm 2016, cô tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân thiết kế đồ họa. Ban đầu, công việc tại Stockholm của Eva rất suôn sẻ.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, công ty thông báo bắt đầu cắt giảm nhân sự. Không chỉ Eva, hầu hết các đồng nghiệp ai nấy đều lo lắng. Eva nhớ lại thời gian đó cô thường xuyên mất ngủ và liên tục lo lắng xem mình sẽ đi đâu, xin việc gì…
Sau đó, cô vô tình biết đến hệ thống Trygghetsråde qua các cuộc trò chuyện với đồng nghiệp. May mắn thay, công ty của cô cũng nằm trong hệ thống đó. Điều đó có nghĩa là cô tự động được chỉ định một huấn luyện viên phụ trách trước khi cho nghỉ việc vào tháng 6. Hệ thống khởi động ngay khi có thông báo nghỉ việc, nhằm đẩy nhanh tiến trình tìm việc mới cho nhân viên thất nghiệp.
Kỹ năng về công nghệ cần phải được trau dồi thêm. Đó là lỗ hổng mà huấn luyện viên đã chỉ ra cho Eva. Vì vậy, hội đồng an ninh việc làm đã cấp một khóa học kéo dài tám tuần về đồ họa cho Eva tại trường truyền thông Berghs ở thủ đô Stockholm.
Bên cạnh đó, huấn luyện riêng của Eva còn dạy cô kỹ năng phỏng vấn thông qua các buổi thực hành một:một để tăng phần tự tin.
Từ kết quả 15 lần phỏng vấn bị từ chối, Eva đã đứng đầu trong tổng số 150 ứng viên ứng tuyển và giành được công việc mới từ tháng 1/2020 với mức lương cao hơn công việc cũ.
Eva chỉ là một trường hợp điển hình. Phần lớn người Thụy Điển trải nghiệm qua hệ thống Trygghetsrådet đều được tuyển dụng lại trong vòng 6 tháng.
Theo thống kê của OECD, những người Thụy Điển dưới 30 tuổi khẳng định mức thu nhập từ công việc mới còn tăng sau khi bị cho nghỉ việc.
![]() |
Trygghetsrådet giúp lực lượng lao động nhanh chóng tìm được việc làm mới (Ảnh: Sweden.se) |
Tại Thụy Điển, các công ty phải đóng góp 0,3% số tiền trả cho nhân viên vào các hội đồng an ninh việc làm. Số tiền này giống như một chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Các công ty sẽ phải thỏa thuận với công đoàn lao động để nộp tiền vận hành chương trình. Chương trình hỗ trợ dành cho một người thất nghiệp kéo dài 5 năm kể từ khi nhận giấy thông báo nghỉ việc. Do đó, nếu như ai đó không tìm được công việc mới, người đó vẫn có thể tiếp tục nhận được sự hỗ trợ.
Lợi cả đôi bên
Không chỉ giúp cho người lao động nhanh chóng quay lại thì trường lao động, mà có thể nói, đối với các doanh nghiệp tư nhân, sự xuất hiện của hệ thống này giúp quá trình ra quyết định sa thải nhân viên dễ dàng hơn.
Đối với toàn bộ nền kinh tế, Trygghetsrådet vận hành như một chất bôi trơn, loại bỏ tình trạng dư thừa lao động vì sự phát triển của công nghệ.
Trên thực tế, trong một vài năm trở lại đây, gã khổng lồ công nghệ Ericsson đã sa thải hàng nghìn nhân viên khi công ty cần cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, quá trình diễn ra tương đối suôn sẻ, một phần nhờ vào tình hình thị trường việc làm sôi nổi, phần còn lại có sự can thiệp của hội đồng Trygghetsrådet.
So với các quốc gia châu Âu, hệ thống Trygghetsrådet của Thụy Điển được đánh giá là hiệu quả và thu hút được nhiều sự chú ý. Trong khi đó, phần lớn các chương trình an ninh việc làm hiện giờ tại châu Âu chỉ đơn thuần tập trung tìm giải pháp làm thế nào để tránh tình trạng sa thải hàng loạt, như cắt giảm lương hay giờ làm. Hầu hết tại các quốc gia khác không có chương trình hỗ trợ thêm từ Chính phủ cho những người vừa bị cho nghỉ việc.
Giáo sư Lars Walter phụ trách quản lý tại Đại học Gothenburg cho biết gần đây một số quốc gia châu Âu đã bắt tay nghiên cứu mô hình hỗ trợ người thất nghiệp của Thụy Điển.
Theo đó, Giáo sư Walter chia sẻ: “Bạn có thể tạo ra một hệ thống an ninh việc làm như này tại các quốc gia khác, không nhất thiết phải giống 100% về sự phân chia trách nhiệm giữa công đoàn lao động và công ty chủ quản như Thụy Điển. Tuy nhiên, vẫn cũng cần có các yếu tố đó.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo
