Tag

Hiệu quả từ các mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn

Nông thôn mới 07/09/2023 09:13
aa
TTTĐ - Thời gian vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ các mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn, trong đó có mô hình lúa - cá và lúa - cá - vịt. Mô hình này không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm, mà còn góp phần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống, xây dựng cảnh quan khu vực nông thôn.
Nông nghiệp thông minh trên sa mạc Để doanh nghiệp, hợp tác xã "mặn mà" khi đầu tư vào nông nghiệp Chương trình OCOP: “Cú hích” làm đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp Thủ đô Sẽ có nhiều điểm mới tại Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2023

Thay đổi thói quen canh tác của người dân

Nhiều năm trước đây, gia đình ông Đinh Văn Hòa (xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức) chỉ chuyên canh cây lúa, hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, từ năm 2016, được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp Hà Nội, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển sang mô hình lúa - cá, với diện tích 6ha.

Theo đó, ruộng lúa được thả các loại cá như cá trắm cỏ, cá chép, cá rô..., mỗi năm thu hoạch 2 vụ, với giá trị thu nhập 250 triệu đồng/vụ. Mô hình này vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên từ ruộng lúa, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên cây trồng.

Nhận thấy hiệu quả rõ rệt của mô hình khuyến nông, thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục hỗ trợ nông dân phát triển và nhân rộng mô hình này. Đơn cử như tại huyện Phú Xuyên, Trạm khuyến nông huyện Phú Xuyên tổ chức thực hiện mô hình Nuôi cá chép ứng dụng công nghệ sông trong ao tại xã Khai Thái, đây là mô hình áp dụng công nghệ mới của Mỹ.

Mô hình này có ưu điểm hơn so với nuôi truyền thống là quản lý tốt được cá nuôi, chủ động phòng trị bệnh cho cá, vì vậy, thời gian nuôi cá 1 vụ ngắn chỉ từ 4-5 tháng, hệ số thức ăn thấp, năng suất cao hơn gấp 5-7 lần so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Trong quá trình thực hiện mô hình, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% cá giống, 30% lượng thức ăn cho cá và 30 % lượng chế phẩm sinh học theo đúng quy định của Nhà nước.

Hiệu quả từ các mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn
Thu hoạch cá tại huyện Phú Xuyên. Ảnh: Hương Giang

Hay như tại huyện Quốc Oai, từ năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã phối hợp với Hội Nông dân xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) hỗ trợ 45.000 con cá giống chép V1 cho nông dân xã Sài Sơn tham gia mô hình lúa - cá, với diện tích hơn 3ha tại thôn Đa Phúc.

Ông Kiều Minh Khuê, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Quốc Oai cho biết: Tham gia mô hình lúa – cá, các hộ dân được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ 50% cá giống, 50% vật tư, thức ăn công nghiệp và 50% chế phẩm sinh học để xử lý nước.

Sau khi cấp cá giống, cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Quốc Oai thường xuyên bám sát cơ sở hướng dẫn hộ nuôi xử lý môi trường nước, quản lý thức ăn, kiểm tra trọng lượng cá, cách chăm sóc, đôn đốc hộ nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh cho cá, đặc biệt vào những tháng giao mùa bằng cách sử dụng các loại men tiêu hóa, vitamin C, tỏi. Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật cũng hướng dẫn các hộ cách chăm sóc lúa đảm bảo song song với sự phát triển sinh trưởng của cá. Đến nay, mô hình đã phát huy hiệu quả và tạo ra sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Mục đích của mô hình nhằm giúp người dân thay đổi sản xuất từ cấy lúa truyền thống kém hiệu quả sang kết hợp lúa - cá để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tình trạng bỏ ruộng hoang vụ mùa. Khi kết hợp cấy lúa - nuôi cá, giúp lúa giảm sâu bệnh, giảm chi phí công làm đất, tăng độ phì nhiêu của đất, tăng hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, tận dụng được diện tích mặt nước, lúa chết vụ mùa làm thức ăn cho cá, giảm chi phí thức ăn, tạo hệ sinh thái bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn.

Các hộ muốn tham gia mô hình phải đáp ứng được về lao động, vốn đối ứng cũng như diện tích ruộng nuôi, ao nuôi đảm bảo đúng tiêu chuẩn, không bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi. Trạm Khuyến nông huyện Quốc Oai đã thuê 1 cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên ngành về nuôi trồng thủy sản để hợp đồng theo dõi, bám sát cơ sở, chỉ đạo mô hình”, ông Kiều Minh Khuê nhấn mạnh.

Tiếp tục mở rộng các mô hình lúa - cá

Đánh giá về kết quả của mô hình, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết: Năm 2022, Trung tâm triển khai mô hình lúa - cá với quy mô 15ha, tại 5 huyện: Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh, Thanh Oai, Quốc Oai.

Qua triển khai thực tế cho thấy, mô hình tạo hiệu quả kép, do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, chất thải của cá là nguồn phân bón hữu cơ cho lúa, tận dụng triệt để được nguồn thức ăn tự nhiên trên ruộng lúa cho cá, giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất trong chăm sóc lúa.

Hiệu quả từ các mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn
Hiện các mô hình lúa - các tại các địa phương đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản trên đất một lúa cho hiệu quả kinh tế cao; Cá sinh trưởng, phát triển tốt, khi thu hoạch cá đạt trung bình hơn 0,9kg/con, năng suất đạt 10 tấn/ha, cho lợi nhuận từ 80 - 90 triệu đồng/ha, cao hơn 4,6 lần so với cấy lúa truyền thống.

Do đó, thời gian tới, trung tâm tiếp tục phối hợp với các địa phương mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho nông dân về sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.

“Cùng với đó, hỗ trợ về giống, vốn cho nông dân thực hiện mô hình này đạt kết quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn. Các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giúp người dân thay đổi nhận thức, không bỏ ruộng hoang, tận dụng các chân ruộng trũng, thấp sang thực hiện hiệu quả mô hình này”, bà Vũ Thị Hương thông tin.

Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm