Tag

Nông nghiệp thông minh trên sa mạc

Nhìn ra thế giới 21/08/2023 11:07
aa
TTTĐ - Với điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu cực kỳ khô hạn nhưng Israel là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp thông minh hiện đại nhất thế giới.
UAE trồng lúa mì trên sa mạc Trung Quốc hoàn thành tuyến đường sắt 2.712km trên sa mạc đầu tiên trên thế giới Trồng cây trên những vùng sa mạc khắc nghiệt

Hơn một nửa đất nước Israel khô cằn hoặc bán khô hạn, ít màu mỡ và phần còn lại của đất nước chủ yếu là các sườn đồi dốc và rừng rậm. Ở quốc gia này, lĩnh vực nông nghiệp thành công nhờ khoa học công nghệ tới 95%, chỉ có 5% từ sức lao động của con người.

Ngay từ sớm, Chính phủ Israel đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ sức mạnh của nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, bức tranh nền nông nghiệp Israel đã có sự thay đổi đáng kinh ngạc, biến vùng đất khô cằn bậc nhất trở thành đất nước có nền nông nghiệp rất phát triển, làm hoa nở giữa sa mạc.

Chỉ 2,2% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Đó là kết quả ứng dụng nông nghiệp thông minh và bền vững tại quốc gia này.

 Nông nghiệp thông minh thực sự là thế mạnh, làm nên nét khởi sắc về kinh tế cho Israel (Ảnh:  Israel21c.org)
Nông nghiệp thông minh thực sự là thế mạnh, là nét khởi sắc về kinh tế của Israel (Ảnh: Israel21c.org)

Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả và thậm chí nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi để cải tạo đất và tăng năng suất nông sản.

Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang được đẩy lùi. Quốc gia này đứng đầu thế giới về tái chế nước, với tỉ lệ đến 70% nước được tái chế. Tiêu biểu, Israel đã cho xây dựng hệ thống dẫn nước quốc gia (NWC) để đưa nước từ biển hồ Kinneret ở phía Bắc đến sa mạc Negev ở phía Nam. Đây là quyết định làm thay đổi hoàn toàn hệ thống phân phối nước của quốc gia này, cho phép họ canh tác trên sa mạc.

“Không có gì là không làm được khi chưa được chứng minh là bất khả thi”, Giám đốc Trạm Nghiên cứu công nghệ nông nghiệp Eden Farm (Israel) Zion Deko nhấn mạnh.

Israel còn sở hữu hệ thống nuôi cá giữa sa mạc vô cùng ấn tượng mang tên GFA (Grow Fish Anywhere). Hệ thống nuôi cá này là thành quả lớn nhất trong ngành chăn nuôi của Israel. Nó cho phép người nông dân có thể nuôi cá trong bất kì điều kiện thời tiết nào mà không phải phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Bên cạnh đó, việc phát triển những vi khuẩn có lợi để xử ý chất thải trong nước cùng các mầm bệnh giúp người Israel có thể nuôi cá trong các hồ chứa mà không cần lo lắng đến việc thay nước ở bể nuôi. GFA đã biến Israel thành một quốc gia có thể xuất khẩu cá cho các thị trường khác trên thế giới.

Trang trại lúa mì trên sa mạc Sharjah (Ảnh: Reuters)
Nông dân chăm sóc lúa mì trên sa mạc Sharjah (Ảnh: Reuters)

Khoảng 10 năm trở lại đây, ý tưởng về phát triển nông nghiệp trên các vùng sa mạc đã không còn quá xa vời. Trên nền cát sa mạc ở Trung Đông, ngày càng nhiều dự án canh tác mới mọc lên. Gần đây nhất là cánh đồng lúa mì ứng dụng công nghệ cao do Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đầu tư thực hiện.

Theo đó, Chính phủ UAE đã xây dựng một trang trại rộng 400ha ở thị trấn Mleiha của Sharjah và sử dụng nước khử muối để tưới tiêu. Trang trại Mleiha dự kiến sẽ đạt sản lượng khoảng 1.600 tấn lúa mì/năm - một bước tiến tới mục tiêu lớn hơn của quốc gia vùng Vịnh sản xuất dầu này là tăng cường trồng trọt. Trang trại không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất và hạt giống biến đổi gene.

Trang trại sử dụng trí tuệ nhân tạo và hình ảnh nhiệt để thu thập dữ liệu về thời tiết và thổ nhưỡng nhằm điều chỉnh tốc độ tưới và theo dõi quá trình tăng trưởng của cây trồng.

Kế hoạch xây dựng các nhà kính và trang trại tiết kiệm nước trên sa mạc cũng được giới chức UAE thúc đẩy nhằm mở rộng quy mô dự án trong thời gian tới; Đồng thời tối ưu chi phí năng lượng để khử muối mỗi ngày đáp ứng nhu cầu tưới tiêu.

Hồi tháng 5, báo cáo về khủng hoảng lương thực toàn cầu (GRFC) được Mạng lưới Chống khủng hoảng lương thực (GNAFC) công bố. GNAFC là liên minh của UN, EU và nhiều cơ quan chính phủ, phi chính phủ khác, nhằm giải quyết khủng hoảng lương thực.

Theo đó, năm ngoái, số người rơi vào tình trạng cần thực phẩm khẩn cấp và hỗ trợ dinh dưỡng đã tăng năm thứ tư liên tiếp. Nhóm này lên tới 258 triệu người ở 58 quốc gia và vùng lãnh thổ - cao nhất 7 năm.

Điều này đặt ra thách thức về an ninh lương thực và bài toán tăng năng suất nông nghiệp toàn cầu vì thế giới sẽ cần sản xuất thêm khoảng 70% lương thực vào năm 2050 để nuôi khoảng 9 tỷ người.

Thách thức càng gia tăng bởi tính dễ bị tổn thương của nông nghiệp đối với biến đổi khí hậu. Các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như nhiệt độ ngày càng tăng, sự biến đổi thời tiết, chuyển đổi ranh giới hệ thống nông nghiệp, cây trồng và sâu bệnh xâm lấn, và các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên hơn.

Do đó, sản xuất nông nghiệp truyền thống bắt buộc phải có bước chuyển mình theo xu hướng tái cơ cấu và cách mạng hóa theo hướng thông minh và bền vững. Trên khắp thế giới, các nước đều có cuộc chạy đua ở nhiều mức để ứng dụng các phương pháp thông minh vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất trong khi vẫn đảm bảo yếu tố an toàn.

Đọc thêm

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Xem thêm