Tag

Hiệu quả từ mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà

Nông thôn mới 12/08/2022 10:00
aa
TTTĐ - Mô hình thí điểm phân loại và xử lý rác thải tại nhà của Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức đã góp phần tạo môi trường sống sáng – xanh – sạch – đẹp, bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, đồng thời chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Từ ngày 25/8: Phạt tiền nếu không phân loại rác thải Cần cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Chính thức vận hành Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam tại Sóc Sơn Phân loại rác – Bắt đầu từ những hành động nhỏ

Dần hình thành và thay đổi thói quen của người dân

Ước tính, lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện Đan Phượng khoảng 88 tấn/ngày. Trong đó, chủ yếu là rác thải sinh hoạt, rác hữu cơ chiếm 50%-54%; Nilon, nhựa chiếm 11.5%-14.5%, còn lại là rác thải khác.

Nhận thức được việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng nên những năm qua, các cấp, ngành, các tổ chức hội trên địa bàn huyện Đan Phượng luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải từ nguồn. Nhờ đó, môi trường, cảnh quan trên địa bàn huyện luôn đảm bảo các tiêu chí xanh – sạch – đẹp.

Để nâng cao hiệu quả xử lý rác thải trên địa bàn huyện, từ đầu tháng 3/2022, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã phối hợp với Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) thí điểm phân loại và xử lý rác tại nguồn. Bước đầu, chương trình được triển khai tại bốn xã gồm Trung Châu, Thọ Xuân, Đồng Tháp, Thượng Mỗ. Tham gia làm mô hình thí điểm có 200 hộ gia đình (mỗi xã là 50 hộ tiêu biểu nòng cốt). Đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả khả quan.

Hiệu quả từ mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà
Hướng dẫn phân loại và xử lý rác tại nhà

Ông Đào Quang Ánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ Xuân (Đan Phượng) cho biết: Khi xã Thọ Xuân được Hội Nông dân huyện chọn làm mô hình điểm triển khai phân loại và xử lý rác thải từ nguồn, Hội Nông dân xã rất mừng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều trăn trở, cần phải làm thế nào để phát huy tối đa hiệu quả.

Do đó, Hội Nông dân xã đã chọn 50 hộ tiêu biểu trong xã tham gia tập huấn và được phổ biến kiến thức liên quan đến phân loại rác và xử lý rác hữu cơ tại gia đình. Tất cả các hộ tham gia tập huấn được phát chế phẩm vi sinh, đồng thời cũng được hướng dẫn làm mẫu tại một hộ, sau đó thực hành phân loại rác thải và sử dụng chế phẩm vi sinh biến rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng tại chính gia đình nhà mình.

Trong buổi tập huấn, người dân đã được hướng dẫn cách phân rác sinh hoạt làm ba loại chính, với những các xử lý riêng cho từng loại. Cụ thể, đối với rác hữu cơ như rau, củ, quả, cành cây, lá, cỏ, bã trà/cà phê, thức ăn thừa... sẽ đựng trong thùng/túi màu xanh do gia đình tự chuẩn bị. Ngoài ra nếu hộ gia đình chăn nuôi hay tham gia trồng trọt thì có thể tận dụng thêm chất thải gia súc, gia cầm, chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đem các nguồn rác hữu cơ này ủ với chế phẩm vi sinh do đơn vị CDI cung cấp, cho vào thùng hay đào hố chôn trong vườn đất trống sau một thời gian thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng.

Hiệu quả từ mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà
Người dân ủ phân bón hữu cơ cho cây trồng từ các loại rác thải hữu cơ

Đối với rác tái chế như sách báo cũ, các loại vỏ lon, hộp đựng trà, các loại đồ nhựa, chai nhựa, bình xịt… sẽ được đựng trong thùng/túi màu cam và có thể bán đồng nát.

Đối với rác khó phân huỷ như thuỷ tinh, sành, sứ, pin, người dân nên đóng gói riêng trong các túi màu đen; Còn rác y tế, bao bì bảo vệ thực vật được thu gom xử lý riêng; Giấy ăn, giấy vệ sinh, bỉm, hộp xốp, tất cả rác khó phân huỷ được đưa đi xử lý tập trung.

Bà Đỗ Thị Giang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Mỗ (Đan Phượng) cho biết: “Thời gian đầu triển khai thí điểm phân loại rác từ nguồn còn gặp nhiều khó khăn do thói quen của người dân. Tuy nhiên, khi được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, bà con Nhân dân cũng dần làm theo. Đến nay, công tác thu gom, phân loại rác tại nhà của xã Thượng Mỗ được triển khai khá hiệu quả. Thu hút đông đảo sự tham gia của các hộ dân.

Tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình

Chia sẻ về tính hiệu quả của mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà, bà Nguyễn Thị Tuyết, người dân xã Đồng Tháp (Đan Phượng) cho biết: “Cách làm này không những giúp cho môi trường xanh, sạch mà còn tận dụng rác hữu cơ, chống lãng phí… rác hữu cơ từ thức ăn thừa của gia đình, bã đậu, kể cả cỏ, thân lá rau ngoài đồng… cho vào hố ủ trong vườn, tưới thêm nước pha dung dịch men vi sinh rồi đậy lại, ủ thành phân bón cho cây trồng”.

Bà Tuyết cũng cho biết, phương pháp ủ phân hữu cơ này rất tốt nên sau khi được tập huấn mặc dù hết chế phẩm được Trung tâm CDI phát cho gia đình nhưng nhiều hộ dân đã tự mua về làm, nên nhiều tháng nay vườn rau của bà con nông dân không phải dùng phân hoá học nữa mà lúc nào cũng xanh mướt.

Hiệu quả từ mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nhà
Đối với các loại rác tái chế, người dân có thể sử dụng để bán đồng nát

Ngoài ra để “định lượng” và tính toán lượng rác thải đã được xử lý, mỗi hộ gia đình tham gia làm điểm tại 4 xã Trung Châu, Thọ Xuân, Đồng Tháp, Thượng Mỗ được phát phiếu và hướng dẫn kiểm kê rác thải hàng ngày. Số liệu được kiểm tra đôn đốc cập nhật nghiêm túc gửi báo cáo về Hội Nông dân huyện Đan Phượng và Trung tâm Phát triển và Hội nhập.

Sau hơn 3 tháng thực hiện, qua số liệu thu thập được từ việc tính toán lượng rác thải ra hàng ngày của các hộ gia đình trên 4 xã trên, kết quả thu được khá khả quan (lượng rác thải tại các gia đình đã giảm được hơn 60% so với thời điểm ban đầu chưa tiến hành thí điểm phân loại và xử lý rác hữu cơ). Với thành quả bước đầu, hy vọng rằng hệ thống thu gom và xử lý rác tập trung tại huyện Đan Phượng sẽ sớm giảm gánh nặng, góp phần cải thiện sức khoẻ và chất lượng môi trường sống.

Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai phong trào phân loại rác thải và xử lý rác tại nhà trên địa bàn toàn huyện, Hội Nông dân huyện Đan Phượng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên tích cực tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội cũng phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, Phòng Tài nguyên môi trường huyện, Trung tâm nông nghiệp hữu cơ - Học viện nông nghiệp, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI); Công ty Dược phẩm Hoàng Giang, công ty vi sinh SUMITRI Miền Nam, Công ty phân bón lá A2…tổ chức tập huấn nâng cao năng lực tham gia bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nhà và sử dụng chế phẩm vi sinh biến rác thải hữu cơ thành phân bón…

Hội Nông dân huyện Đan Phượng đề ra mục tiêu, phấn đấu năm 2025 đạt 100% hộ hội viên nông dân thu gom, phân loại rác tại nguồn; Trên 90% lượng bao bì, gói thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng sau sử dụng được thu gom theo quy định.

Trang thông tin có sự phố hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam Doanh nghiệp

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam

TTTĐ - Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm