Tag

Hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử

Nông thôn mới 30/03/2022 20:00
aa
TTTĐ - Việc đưa sản phẩm OCOP lên môi trường số giúp cắt bớt các khâu trung gian nên doanh thu của hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ tăng lên, giá trị mặt hàng OCOP từ đó cũng được nâng cao.
Động lực nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19 Kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Đà Nẵng và 3 tỉnh Tây Nguyên Hà Nội kết nối giao thương nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh Nhiều chương trình hấp dẫn tại hội chợ giống vật tư nông nghiệp, OCOP Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang

Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Thông tin từ Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tính đến tháng 1/2022, cả nước có 6.010 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, thực phẩm chiếm 81%, đồ uống 6%, thảo dược chiếm 3%, đồ lưu niệm nội thất chiếm 8%, còn lại là nhóm sản phẩm may mặc và dịch vụ du lịch mỗi loại chiếm 1%.

Đến nay, có 20 sản phẩm OCOP quốc gia đạt 5 sao; 3.277 chủ thể có sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, doanh nghiệp chiếm 27%, hợp tác xã/tổ hợp tác chiếm 41%, các hộ kinh doanh chiếm 32%.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 tới nay, dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Điều này khiến không ít sản phẩm bị tồn kho, các cơ sở sản xuất của các chủ thể rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng

Đơn cử như tại tỉnh Bắc Kạn, theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho thấy, dịch COVID-19 khiến 35% chủ thể OCOP trên địa bàn giảm doanh thu, 4% chủ thể hoàn toàn không có doanh thu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp.

Hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử
Sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan được xuất sang các nước Châu Âu và được đánh giá cao về chất lượng

Để giải quyết vấn đề này, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương đã kết hợp với Văn phòng IFAD thực hiện dự án “Tăng cường tiếp cận thị trường cho người dân nông thôn qua mạng lưới thông tin thị trường dựa trên nền tảng công nghệ thông tin trong xây dựng Nông thôn mới”.

Qua đó, các chủ thể OCOP được tiếp cận với các nền tảng thương mại điện tử để mở rộng các kênh phân phối, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm cho người nông dân, hợp tác xã.

Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, dù dịch bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng được 155 sản phẩm OCOP, 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP quốc gia là miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan được xuất sang các nước Châu Âu và được đánh giá cao về chất lượng.

Hay như tại tỉnh Hà Tĩnh, dù xảy ra dịch COVID-19 nhưng theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sản phẩm OCOP đều được tiêu thụ thuận lợi, thậm chí là tiêu thụ mạnh mẽ hơn trước khi có dịch vì 100% sản phẩm OCOP đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử và nhu cầu mua hàng online gia tăng trong xã hội.

Còn tại tỉnh Nghệ An sau thời gian thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến cuối năm 2021 trên địa bàn tỉnh đã có 113 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 87 sản phẩm được công nhận 3 sao và 26 sản phẩm được công nhận 4 sao.

Hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử
Sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan đạt tiêu chuẩn OCOP quốc gia

Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các chủ thể triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh Nghệ An đã có một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; Trong đó, có 4 nội dung hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, gồm máy móc thiết bị, nhãn mác, bao bì, điểm giới thiệu quảng bá và bán hàng, tiền thưởng.

Nghệ An cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có ít nhất 300 sản phẩm OCOP, tiếp tục phát triển mới ít nhất 86 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP và có 5 đến 8 sản phẩm đạt hạng 5 sao có thể xuất khẩu sang thị trường các nước.

Đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP

Song song với việc thực hiện dự án “Tăng cường tiếp cận thị trường cho người dân nông thôn qua mạng lưới thông tin thị trường dựa trên nền tảng công nghệ thông tin trong xây dựng Nông thôn mới”, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương cùng với Văn phòng IFAD đồng thời xây dựng làng thông minh ở các vùng nông thôn có sử dụng các giải pháp trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số; Tận dụng các thế mạnh và cơ hội của địa phương để phát triển bền vững; Từng bước cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực nông thôn. Từ đó, trọng tâm hướng đến phát triển sản phẩm chủ lực gắn với địa danh vùng miền.

Tại hội thảo tổng kết Dự án Grant No.2000002467 mới được tổ chức tại Hà Nội, ông Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết: Việc đưa sản phẩm lên môi trường số giúp cắt bớt các khâu trung gian nên doanh thu của hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ tăng lên, giá trị các mặt hàng OCOP được nâng cao.

Tuy nhiên, việc ứng dụng chuyển đổi số trong tiêu thụ sản phẩm của các chủ thể, đặc biệt là các hợp tác xã, tổ hợp tác vẫn đang trong giai đoạn bước đầu, diễn ra còn chậm và còn gặp không ít khó khăn.

Hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử
Thời gian tới, các địa phương cần đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh quản lý sản phẩm OCOP

Theo chia sẻ của đại diện các địa phương, điều này là do chưa có hệ thống văn bản pháp luật cụ thể về sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP. Văn bản pháp luật về vấn đề này hiện chỉ lồng ghép vào các văn bản quy phạm pháp luật nên các chủ thể, địa phương chưa có cách triển khai rõ ràng.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin ở các địa phương vẫn chưa phát triển toàn diện nên ảnh hưởng đến việc kết nối của các chủ thể với khách hàng, chưa đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong phát triển OCOP.

Ông Bùi Trường Minh, Trưởng phòng Truyền thông và Hợp tác quốc tế, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, cho biết: Để thúc đẩy phát triển các sản phẩm trong môi trường số thuận lợi, làm sao phải phát triển hạ tầng và kết nối Internet đến cấp xã, thôn, bản; Nâng cao được năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân, thành viên hợp tác xã; Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Điều này sẽ thúc đẩy được xây dựng Nông thôn mới, nhất là xây dựng mô hình làng thông minh.

Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh quản lý sản phẩm OCOP; Đồng thời tổ chức giao thương sản phẩm OCOP trên toàn quốc theo hướng hiện đại để vươn ra thị trường quốc tế.

Đọc thêm

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Xem thêm