Tag

Học tập suốt đời bắt đầu từ thói quen đọc sách mỗi ngày

Nhịp sống trẻ 11/02/2025 14:22
aa
TTTĐ - Thời gian qua, khái niệm “học tập suốt đời” không còn xa lạ với nhiều người. Với Thủ đô, trong quá trình phấn đấu trở thành thành viên mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO, thành phố Hà Nội đã lựa chọn đọc sách là một trong những giải pháp thực hiện bởi đây là biện pháp tốt nhất để thúc đẩy việc học tập suốt đời, từ đó xây dựng thành công xã hội học tập.
Gia đình đọc sách - cuộc thi phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng Dạy trẻ đọc sách từ nhỏ để đánh thức các năng lực vượt trội Tạo dựng thói quen đọc sách từ “Tủ sách điện tử cộng đồng"

Tạo thói quen đọc sách cho học sinh

Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đưa thế giới đương đại bước vào kỷ nguyên số. Điều này có tác động không nhỏ đến thói quen đọc sách của mỗi người. Việc đọc sách đã không còn giới hạn ở những cuốn sách bằng giấy mà người đọc có thể tìm kiếm tri thức ở những cuốn sách điện tử; việc lưu trữ không nhất thiết phải trên những chiếc giá sách cồng kềnh trong thư viện truyền thống mà có thể được lưu trữ trên không gian mạng, dễ dàng kết nối mọi quốc gia và việc tìm kiếm trở nên rất dễ dàng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện ích của công nghệ số, sự phát triển của công nghệ hiện đại cũng làm giảm thói quen đọc sách của nhiều người, nhất là giới trẻ.

Đọc sách sẽ mở ra chân trời tri thức cho mỗi người
Đọc sách sẽ mở ra chân trời tri thức cho mỗi người

Em Dương Yến Trang, học sinh Trường Trung học phổ thông Xuân Phương (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Em thích đọc sách từ hồi học tiểu học nhờ phong trào của cô giáo chủ nhiệm. Càng đọc sách em càng thấy có nhiều kiến thức quý giá có ích cho sau này. Cầm trực tiếp quyển sách, mở từng trang, mắt đọc, trí não tiếp nhận và suy nghĩ, cảm giác "thấm". Sách với em như một người bạn không thể thiếu hàng ngày, chỉ tiếc là không có nhiều bạn bè của em thích đọc sách”.

Để tạo dựng thói quen đọc sách cho học sinh, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chú trọng giáo dục văn hoá đọc trong nhà trường. Cô Bùi Thùy Linh, Hiệu trưởng trường

Tại buổi lễ phát động Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho rằng, trong việc xây dựng xã hội học tập, không thể không nói đến việc đọc sách. Đây là cách học tốt nhất để tiếp thu nền văn hóa của thế giới, là con đường ngắn nhất để tiếp cận với nền văn minh của nhân loại. Đọc sách là biện pháp tốt nhất để thúc đẩy việc học tập suốt đời, từ đó xây dựng thành công xã hội học tập.

Trung học phổ thông Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: "Trong thời đại ngày nay, Tại buổi lễ phát động Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho rằng, trong việc xây dựng xã hội học tập, không thể không nói đến việc đọc sách. Đây là cách học tốt nhất để tiếp thu nền văn hóa của thế giới, là con đường ngắn nhất để tiếp cận với nền văn minh của nhân loại. Đọc sách là biện pháp tốt nhất để thúc đẩy việc học tập suốt đời, từ đó xây dựng thành công xã hội học tập. văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn át văn hóa đọc của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng.

Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cũng khiến thói quen đọc sách bị ảnh hưởng. Xây dựng văn hóa đọc là việc mà nhà trường luôn chú trọng, lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào các hoạt động thường xuyên, liên tục và nhận được sự hưởng ứng tích cực. Việc xây dựng văn hóa đọc đang được nhiều trường học tại Hà Nội nỗ lực thực hiện bằng cách đầu tư thư viện khang trang với nhiều đầu sách hấp dẫn, xây dựng tủ sách tại lớp học lan tỏa niềm yêu thích đọc sách...”.

Ông Lưu Văn Thông, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Dịch Vọng (Cầu Giấy) cho biết, nhà trường đã được đầu tư thư viện khang trang, hiện đại với hàng nghìn đầu sách đầy đủ các thể loại. Cùng với đó, các lớp học cũng xây dựng tủ sách với mong muốn chính các em sẽ lan tỏa niềm yêu thích đọc sách cho nhau. Ban đầu thí điểm ở hai lớp thuộc khối 6 và 7 sau đó nhân rộng ra toàn trường.

Cơ hội học tập suốt đời

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, trong một xã hội học tập thì mọi người dân đều có cơ hội được học tập suốt đời. Xã hội đó có sự cam kết chính trị của các cấp lãnh đạo, có cơ sở pháp lý và các chính sách khuyến khích học tập suốt đời cụ thể, phù hợp; có cơ sở hạ tầng và các phương tiện phong phú phục vụ cho việc học tập suốt đời; đặc biệt là có sự tham gia, vào cuộc, có trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, các chương trình, dự án, gia đình, dòng họ, cộng đồng…

Để tạo dựng văn hóa đọc, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình, lồng ghép nhiều sự kiện để giáo dục, định hướng cho học sinh về việc đọc và học tập suốt đời
Để tạo dựng văn hóa đọc, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình, lồng ghép nhiều sự kiện để giáo dục, định hướng cho học sinh về việc đọc và học tập suốt đời

Tại Kế hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội được giao chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ như: Trực tiếp chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố tổ chức dạy học có nền nếp, chất lượng; thực hiện các nhiệm vụ học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề, góp phần phân luồng học sinh sau tốt nghiệp.

Hằng năm, Sở tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ; tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác; chỉ đạo hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân.

Với mong muốn chung tay xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho tất cả mọi người dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo, năm 2024, các trung tâm học tập cộng đồng thuộc 8 phường trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức nhiều chuyên đề: Tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, văn hóa xã hội, y tế, sức khỏe cộng đồng... Nhiều gia đình văn hóa, gia đình học tập, dòng họ học tập đã được xây dựng và duy trì. Nhiều chương trình, hoạt động khuyến học, khuyến tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và có cơ hội được học tập, phát triển bản thân.

Học tập suốt đời bắt đầu từ thói quen đọc sách mỗi ngày
Đọc sách giúp học sinh tích luỹ được nhiều kiến thức

Tại trung tâm học tập cộng đồng 18 phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng đã huy động gần 500 cộng tác viên, tổ chức 181 lớp chuyên đề với gần 15.300 lượt người dân tham gia. Các cơ sở giáo dục, thiết chế giáo dục khác trong quận cũng hoạt động sôi nổi, hiệu quả. Các cấp chính quyền và Nhân dân trên địa bàn phường luôn chú trọng các phong trào thi đua trong học tập, nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đọc trong việc nâng cao tri thức phát triển trí tuệ, lan tỏa giá trị văn hóa, góp phần hình thành con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp.

Nhà giáo Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi vẫn thường trao đổi với các giáo viên, nhân viên và học sinh của trường mình về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời. Trong đó, việc học tập của mỗi cá nhân không chỉ dừng lại trong một thời gian hay giai đoạn nhất định. Chúng ta không chỉ học tập khi ở trên ghế nhà trường, mà còn cần học tập ngay cả khi đã đi làm, khi về già. Trong xã hội hiện đại, thế giới không ngừng thay đổi, việc học tập không ngừng đã trở thành việc tất yếu, là cách hiệu quả để chống chọi với những thách thức. Trong kỷ nguyên mới thì việc học lại càng quan trọng, bạn chỉ dừng 1 ngày là bạn sẽ bị thế giới bỏ lại phía sau, vì vậy học tập chính là để hòa mình vào xã hội, tiến lên cùng xã hội.

Đọc thêm

Về với thiên nhiên, chạm vào lịch sử Nhịp sống trẻ

Về với thiên nhiên, chạm vào lịch sử

TTTĐ - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đến gần, trở thành khoảng lặng quý giá để người trẻ chọn “đi trốn” theo cách riêng: Có người tìm về thiên nhiên để hít thở không khí trong lành, để chữa lành; có người bước chân đến những di tích lịch sử để lắng nghe, để hiểu và để biết ơn.
Lịch sử trong mắt Gen Z: Tự hào, biết ơn và nhiều góc nhìn Nhịp sống trẻ

Lịch sử trong mắt Gen Z: Tự hào, biết ơn và nhiều góc nhìn

TTTĐ - Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, dưới tác động của công nghệ và dòng thông tin đa chiều, góc nhìn của giới trẻ về lịch sử dân tộc cũng ngày càng đa dạng. Mỗi người trẻ hôm nay đang chọn cho mình một cách kết nối riêng để gìn giữ và truyền cảm hứng từ ký ức lịch sử.
Phú Yên khai mạc Hội trại Thủ lĩnh Thanh niên lần thứ II Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Phú Yên khai mạc Hội trại Thủ lĩnh Thanh niên lần thứ II

TTTĐ - Tỉnh đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Lễ khai mạc Hội trại Thủ lĩnh Thanh niên Phú Yên lần thứ II năm 2025.
Trang bị kiến thức, kỹ năng, đón cơ hội từ Luật Thủ đô 2024 Tôi yêu Hà Nội

Trang bị kiến thức, kỹ năng, đón cơ hội từ Luật Thủ đô 2024

TTTĐ - Luật Thủ đô sửa đổi (hay còn gọi là Luật Thủ đô 2024) thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với phát triển khoa học công nghệ thông qua việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đặc thù. Đặc biệt, Luật Thủ đô (sửa đổi) mở ra những cơ hội rõ rệt cho thanh niên. Để tận dụng được những cơ hội này, tổ chức Đoàn đã đồng hành trang bị cho thanh niên kiến thức, kỹ năng để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Bài 2: Thanh niên thành phố mang tên Bác trên chặng đường đổi mới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Thanh niên thành phố mang tên Bác trên chặng đường đổi mới

TTTĐ - Sau ngày đại thắng lịch sử, thế hệ thanh niên tiếp tục gánh trên vai những nhiệm vụ mới, thử thách mới nhưng cũng đầy tự hào và vinh quang, đó là xây dựng và bảo vệ đất nước sau thống nhất, tiến bước vào giai đoạn đổi mới.
Bài 4: Xây dựng Đoàn mạnh từ gốc MultiMedia

Bài 4: Xây dựng Đoàn mạnh từ gốc

TTTĐ - Trong bối cảnh hiện nay, các khu chung cư ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư đô thị, việc phát huy vai trò của các Chi đoàn tại các tổ dân phố có nhà chung cư là một nhiệm vụ quan trọng. Mỗi chi đoàn “khỏe” sẽ giúp tổ chức Đoàn mạnh từ gốc.
Bài 1: Lớn mạnh từ khói lửa chiến tranh, ghi dấu son lịch sử hào hùng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 1: Lớn mạnh từ khói lửa chiến tranh, ghi dấu son lịch sử hào hùng

TTTĐ - Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, tổ chức Đoàn Thanh niên đã không ngừng lớn mạnh, cùng bao lớp người yêu nước sục sôi khí thế đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ những năm tháng gian khổ nhất, dù tuổi trẻ nhưng đã không ngừng dấn thân, hiến trọn thanh xuân cho nhiệm vụ giải phóng non sông, thống nhất đất nước. Đến hôm nay, chúng ta vững tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với khát vọng hùng cường.
Bí thư Trung ương Đoàn thăm, động viên lực lượng diễu binh, diễu hành Nhịp sống phương Nam

Bí thư Trung ương Đoàn thăm, động viên lực lượng diễu binh, diễu hành

TTTĐ - Sáng 25/4, đoàn công tác Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên các khối tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam đang huấn luyện tại Trường Quân sự Quân khu 7.
Bài 5: Đoàn đồng hành và thúc đẩy bứt phá cùng thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 5: Đoàn đồng hành và thúc đẩy bứt phá cùng thanh niên

TTTĐ - Trong dòng chảy mạnh mẽ của kỷ nguyên số, Đoàn Thanh niên đã và đang khẳng định vai trò là "cánh tay nối dài" của thanh niên trên hành trình chinh phục đỉnh cao công nghệ.
Bài 4: Đoàn Thanh niên đào tạo “ba-lô số” cho người trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 4: Đoàn Thanh niên đào tạo “ba-lô số” cho người trẻ

TTTĐ - 80 năm về trước, sau Cách mạng Tháng Tám, 90% dân số Việt Nam còn mù chữ. Khi ấy, chiến dịch lớn “Bình dân học vụ” kéo dân ta thoát khỏi “giặc dốt”, trở thành biểu tượng của tinh thần tự học và học tập suốt đời.
Xem thêm