Tag

Học trò Bắc Kạn cải tiến bộ đồ bảo hộ làm mát cho y, bác sĩ

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 19/06/2021 16:41
aa
TTTĐ - Với mong muốn giảm thiểu khó khăn, vất vả cho đội ngũ y, bác sĩ, nhất là trong những ngày nắng nóng hai cậu học trò Lèng Ngọc Mạnh và Phạm Hùng Cường (lớp 10 Lý, trường THPT Chuyên Bắc Kạn) đã sáng tạo, cải tiến bộ đồ bảo hộ phòng chống Covid-19. Bộ đồ bảo hộ này không chỉ làm mát, giúp người sử dụng vận động dễ dàng mà còn có giá thành rất rẻ.
Nghị lực của cô học trò khuyết tật HLV Park Hang Seo không muốn các học trò chỉ nghĩ đến kết quả hòa trước UAE Những “bà giáo” vượt khó, "truyền lửa trực tuyến" tới học trò

Góp phần chống dịch

Theo Lèng Ngọc Mạnh ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, cậu đã nung nấu ý tưởng làm điều gì đó để góp phần phòng chống dịch bệnh. Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2021, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở Việt Nam, trong đó Bắc Giang trở thành tâm điểm. Số ca bệnh tăng lên hàng ngày khiến đội ngũ y, bác sĩ vô cùng vất vả.

“Hàng ngày, em vẫn xem tin tức trên ti vi và không thể nào quên hình ảnh các y, bác sĩ đầm đìa mồ hôi, mặt tái nhợt vì phải làm việc trong bộ đồ bảo hộ dưới thời tiết nắng nóng, có hôm lên đến 40 độ C; Thậm chí, có người ngất xỉu vì quá mệt mỏi. Khi đó, em càng quyết tâm phải làm điều gì đó để giúp các y, bác sĩ đỡ vất vả”, Mạnh kể.

Hai cậu học trò Lèng Ngọc Mạnh và Phạm Hùng Cường cải tiến bộ đồ bảo hộ phòng chống Covid-19
Hai cậu học trò Lèng Ngọc Mạnh và Phạm Hùng Cường cải tiến bộ đồ bảo hộ phòng chống dịch Covid-19

Mong muốn của Mạnh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cậu bạn cùng lớp là Phạm Hùng Cường. Hai cậu học trò đã bắt tay ngay vào tìm kiếm ý tưởng. Mạnh và Cường quyết tâm tìm tòi, sáng tạo cải tiến trang phục bảo hộ chuyên dụng chống dịch Covid-19 nhằm giúp các nhân viên y tế giảm nóng bức, mệt mỏi khi thực hiện nhiệm vụ.

Qua tìm hiểu, Mạnh và Cường nhận thấy, trên thị trường đã có đồ bảo hộ gắn quạt làm mát cho người sử dụng. Tuy nhiên, giá thành một bộ đồ bảo hộ này rất cao, hơn nữa nó nặng, người sử dụng khó vận động, thậm chí không thể ngồi được.

Với 2 chiếc quạt gắn 2 bên giúp người sử dụng đồ bảo hộ vận động dễ dàng
Với 2 chiếc quạt gắn 2 bên giúp người sử dụng đồ bảo hộ vận động dễ dàng

“Sau khi tìm hiểu, chúng em đã đặt mua quạt làm mát chạy bằng pin với giá 650 nghìn đồng trên mạng internet để thực hiện ý tưởng. Đây là số tiền chúng em được thưởng do đạt thành tích học tập tốt ở trường và tiết kiệm tiền ăn sáng, tiêu vặt bố mẹ cho”, Cường chia sẻ.

An toàn, thuận lợi

Mất hơn một tháng “trao đi đổi lại” cùng sự tư vấn của thầy cô, Mạnh và Cường mới mày mò, cải tiến thành công bộ đồ bảo hộ chống Covid-19. Trong đó, không ít lần hai cậu học trò tranh luận, mâu thuẫn khi không tìm được điểm chung. Tuy nhiên, sau tranh luận cả hai hiểu ra nhiều vấn đề, bổ sung thiếu sót cho nhau. Vì thế, Mạnh và Cường cải tiến thành công trang phục bảo hộ chuyên dụng dùng cho các nhân viên y tế phòng chống Covid-19.

undefined
Mạnh và Cường đã cải tiến hệ thống làm mát là 2 chiếc quạt chạy bằng pin gắn vào phía bên trong của bộ đồ

Thay vì sử dụng một quạt làm mát to, nặng như phiên bản đã có, Mạnh và Cường đã cải tiến hệ thống làm mát là 2 chiếc quạt chạy bằng pin gắn vào phía bên trong của bộ đồ. Hai chiếc quạt gắn hai bên hông giúp nhân viên y tế dễ dàng vận động. Quá trình sử dụng nhân viên tế có thể ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi trong ít phút. Hệ thống làm mát có thể tái sử dụng nhiều lần nên tiết kiệm chi phí.

Với sáng kiến này hai cậu học trò mong muốn giúp y, bác sĩ đỡ vất vả khi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống Covid-19
Với sáng kiến này hai cậu học trò mong muốn giúp y, bác sĩ đỡ vất vả khi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống Covid-19

“Phần thiết bị được gắn thêm này đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nó sẽ giúp thổi bớt mồ hôi và tản nhiệt để các nhân viên y tế đỡ thấy nóng bức hơn khi thực hiện nhiệm vụ liên tục trong nhiều giờ liền. Thiết bị này có thể chạy tối đa được 8 tiếng, có chức năng thay đổi tốc độ quạt. Đồng thời, bộ quần áo rất gọn nhẹ, an toàn và tiện lợi khi sử dụng”, Mạnh giải thích thêm.

Ngay khi hoàn thiện sản phẩm, Mạnh và Cường đã mang tới cho các y, bác sĩ phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Bắc Kạn mặc thử và nhận ý kiến phải hồi. Hai cậu học trò rất vui khi nhận được những lời khen ngợi và góp ý chân thành của y, bác sĩ để sản phẩm hoàn thiện hơn.

undefined
Mạnh và Cường đang tìm phương án cải tiến bộ đồ bảo hộ

Hiện Mạnh và Cường đang cải tiến bộ đồ bảo hộ phòng chống Covid-19 thành 2 phiên bản khác nhau. Trong đó, một bộ sẽ lấy không khí bên ngoài vào để làm mát. Một bộ được làm mát từ bên trong. Hai cậu học trò đã gửi sản phẩm đến cơ quan chức năng để kiểm nghiệm và đánh giá với hy vọng sớm áp dụng thực tế để giảm khó khăn, vất vả cho đội ngũ y, bác sĩ trong phòng chống dịch Covid-19.

Cả Mạnh và Cường đều thích tìm tòi, thiết kế các sản phẩm sáng tạo để áp dụng vào thực tế như máy chống lũ quét ở vùng núi, máy tạo điện bằng sức sóng… Với niềm đam mê này, Mạnh mong muốn sau này sẽ được phục vụ trong quân đội. Cường lại mong muốn vào ngành công an.

Tuy nhiên, hai cậu học trò cho biết dù làm ở lĩnh vực nào cũng sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước.

Chị Ma Thị Mận, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTNVN tỉnh Bắc Kạn cho biết: Sáng kiến của 2 em Lèng Ngọc Mạnh và Phạm Hùng Cường rất hay và nhân văn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Sáng kiến này thể hiện sự am hiểu và vận dụng rất tốt những kiến thức khoa học vào thực tiễn.

Ngay sau khi nhận được thông tin của các thầy cô giáo về ý tưởng này, chúng tôi đã kết nối để được gặp, nghe các em trình bày và thực hành thao tác trên bộ đồ bảo hộ. Chúng tôi đã mời thêm một số chuyên gia tư vấn cho các em để hoàn thiện thêm sản phẩm.

Chúng tôi cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý tưởng và sản phẩm trên các kênh thông tin của Đoàn Thanh niên; Đồng thời liên hệ với ngành Y tế để kết nối thẩm định sản phẩm.

Để sản phẩm có thể được áp dụng trên thực tế thì còn rất nhiều quy trình về mặt chuyên môn. Vì thế, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bắc Kạn sẽ tiếp tục đồng hành với các em để ý tưởng nhân văn này được hoàn thiện và đưa vào sử dụng trong thực tiễn.

Đọc thêm

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Xem thêm