Hội thảo khoa học về Hội nghị quân sự Trung Giã
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2024 Gia Lai: Bắt Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Đê Ar |
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 70 năm Hội nghị quân sự Trung Giã và Hiệp định Giơnevơ (1945-2024); hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cách đây 70 năm, Hội nghị quân sự Trung Giã được tổ chức. Đây là cuộc tiếp xúc chính thức giữa Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng chỉ huy lực lượng Liên hiệp Pháp ở Đông Dương. Trong 23 ngày diễn ra Hội nghị (4/7 - 27/7/1954), hai bên đã đàm phán tìm giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn của chiến trường, cung cấp cơ sở cho Hội nghị Giơnevơ bàn và thực hiện các giải pháp chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Sự kiện có sự tham gia của gần 350 đại biểu, bao gồm: Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội; lãnh đạo Viện Lịch sử quân sự, các Ban Đảng, Sở, ngành thành phố, lãnh đạo các Quận, huyện, thị ủy; đại diện tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Thái Nguyên; đại diện thân nhân các nhân chứng lịch sử…
Hội thảo một lần nữa làm rõ hơn sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Tổng Tư lệnh, trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh được giao trọng trách trực tiếp tham gia Hội nghị bằng đấu trí quyết liệt, giữ vững nguyên tắc, đồng thời linh hoạt, mềm dẻo để đạt được mục đích đề ra; nghiên cứu, làm rõ bối cảnh lịch sử và những sự kiện lịch sử liên quan công tác chuẩn bị, tiến hành và những nội dung cơ bản của Hội nghị, qua đó khẳng định giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của Hội nghị, góp phần vào thành công của Hội nghị Giơnevơ, đi đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lập lại hòa bình ở Đông Dương và giải phóng Thủ đô Hà Nội.
Hội nghị quân sự Trung Giã (Ảnh tư liệu) |
Tại sự kiện này, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự cũng công bố các tư liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu mới và các bài viết Hội nghị quân sự Trung Giã.
Đồng thời, thông qua đó, Hội thảo sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, có giá trị thực tiễn sâu sắc, có thể vận dụng sáng tạo đối với thực tiễn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; Đề xuất giải pháp quy hoạch, bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa khu di tích, góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và du lịch tại địa phương.