Tag

Hơn 1.000 doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng hàng hóa cho Hà Nội

Thị trường - Tài chính 06/09/2021 18:41
aa
TTTĐ - Nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo phân vùng, Sở Công thương Hà Nội đã kết nối với hơn 1.000 doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm. Vì vậy, người dân không nên hoang mang, mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng.
Ngày đầu Hà Nội thực hiện chống dịch theo 3 phân vùng: Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động Hà Nội đảm bảo việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa tại các vùng phục vụ Nhân dân Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho đợt cao điểm giãn cách mới Hà Nội bảo đảm đủ hàng hóa, đúng giá cho 3 vùng, người dân yên tâm không cần tích trữ

Hàng hóa phong phú, giá cả ổn định

Sau khi Hà Nội ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố, không ít người tiêu dùng tỏ ra lo lắng nguồn cung ứng hàng hóa bị ảnh hưởng do thành phố triển khai thêm nhiều điểm kiểm soát, siết chặt kiểm tra giấy đi đường…

Trước sự lo lắng này, cùng với việc cam kết đảm bảo nguồn cung hàng hóa đầy đủ cho người dân Thủ đô, Sở Công thương Hà Nội đã có văn bản hóa tốc gửi đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Trong đó, văn bản đề cập chi tiết đến việc hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển (QR Code) trong vùng 1.

Hơn 1.000 doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng hàng hóa cho Hà Nội
Sở Công thương Hà Nội đã kết nối với hơn 1.000 doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm phục vụ Nhân dân

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, với nguyên tắc “người ở vùng nào thì ở vùng đó”, thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân vẫn được Ủy ban Nhân dân quận, huyện phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng gia đình trên địa bàn để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán hàng và thực hiện những hình thức mua hàng tại điểm bán hàng lưu động và mua hàng online.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, hiện các hệ thống phân phối trên địa bàn gồm: 103 siêu thị, 449 chợ và 9.546 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Hà Nội cũng bố trí 2.500 địa điểm để làm làm kho, bán hàng lưu động gồm: 210 cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm; 52 đơn vị sản xuất lương thực, thực phẩm; 606 cửa hàng gas; 480 cửa hàng xăng dầu; 150 kho hàng; 125 đơn vị trồng trọt các mặt hàng thiết yếu; 378 doanh nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm; 16 đơn vị có khả năng cung ứng hàng hóa phục vụ trẻ em, người cao tuổi…

Cùng với đó, thành phố cũng có 35 doanh nghiệp là các sàn thương mại điện tử, với 565 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu.

Đặc biệt, 10 mặt hàng luôn đảm bảo cung cấp ổn định, nguồn cung ứng dồi dào bao gồm: Gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, gia vị, rau củ quả, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc; 2 mặt hàng phòng, chống dịch (khẩu trang kháng khuẩn và nước sát khuẩn) và 4 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ (sữa uống, giấy vệ sinh, bỉm trẻ em, bỉm người lớn).

Doanh nghiệp phân phối sẵn sàng phục vụ

Thực tế cho thấy, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, các doanh nghiệp bán lẻ đã tích cực chuẩn bị hàng hóa. Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung khẳng định, hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn Hà Nội đã dự trữ lượng hàng hóa gấp 3 lần so với bình thường.

Tương tự, hệ thống siêu thị Big C cũng tăng 30-50% lượng thực phẩm khô dự trữ so với thông thường, đặc biệt có thể lên 100% với một số mặt hàng có nhu cầu cao, hàng tươi sống. Big C đã làm việc cùng các nhà cung cấp về kế hoạch giao hàng hằng ngày với lượng tăng 200-300% so với thông thường.

Hơn 1.000 doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng hàng hóa cho Hà Nội
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, các doanh nghiệp bán lẻ đã tích cực chuẩn bị hàng hóa (Ảnh minh họa)

Đánh giá về việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, mặc dù có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị tạm đóng cửa nhưng chính quyền và hệ thống phân phối đã triển khai các hình thức cung ứng hàng hóa đa dạng đến người dân. Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, người dân mua bán thuận tiện.

Các doanh nghiệp phân phối đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường và dự trữ trong 3 tháng; Chủ động đưa hàng về các kho trong thành phố. Các cơ sở chế biến tăng công suất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối. Hiện, đã có gần 1.000 doanh nghiệp, hợp tác xã sẵn sàng cung ứng cho Hà Nội.

Bên cạnh đó, các hệ thống phân phối đa dạng các hình thức bán hàng (bán hàng truyền thống, bán online trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, tổ chức bán hàng lưu động, bán hàng không người bán, đăng ký phục vụ 24/24/7...) để phục vụ Nhân dân.

Sở Công thương cũng đã công khai 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng online để người dân tham gia mua sắm trực tuyến.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, Sở Công thương sẽ chỉ đạo điều tiết hàng hóa giữa các hệ thống, giữa các vùng 1, 2, 3 và tăng cường bổ sung hàng hóa về các kho hàng và điểm bán liên tục 24/24 giờ.

Các quận, huyện, thị xã, các lực lượng chức năng cho phép xe vận chuyển hàng hóa được lưu thông bình thường qua các chốt kiểm soát và các phân vùng, bảo đảm không đứt gãy nguồn cung. Các sở chuyên ngành rà soát danh sách các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu gửi Công an thành phố cấp mã nhận diện (đối với xe ô tô) và cấp giấy đi đường cho phương tiện xe máy.

Về phía các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội, từ nay đến hết ngày 21/9, doanh nghiệp bán lẻ sẽ phối hợp với các quận, huyện Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông… tổ chức những điểm bán hàng lưu động. Những địa phương này hiện có ít hệ thống phân phối hoặc chợ truyền thống bị đóng cửa do có ca F0.

Vì vậy, mặc dù đang phải đối mặt với một số khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào, hàng hóa cũng bảo đảm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Nhân dân, kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không xảy ra thiếu hàng.

“Do đó, người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, không tập trung đến các hệ thống phân phối, tránh lây nhiễm dịch bệnh”, bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.

Đọc thêm

Bài 5: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu chính sách giá, phí truyền tải... Thị trường - Tài chính

Bài 5: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu chính sách giá, phí truyền tải...

TTTĐ - Thường trực Chính phủ yêu cầu xây dựng chính sách mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải...
Yên Bái: Chỉ số PCI tăng 12 bậc Thị trường - Tài chính

Yên Bái: Chỉ số PCI tăng 12 bậc

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 vừa được công bố sáng 9/5, tỉnh Yên Bái xếp thứ 39/63 tỉnh, tăng 12 bậc.
Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN Thị trường - Tài chính

Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN

TTTĐ - Mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) trực tiếp thay vì qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Quảng Nam: Tăng tốc giải ngân vốn phục hồi kinh tế - xã hội Thị trường - Tài chính

Quảng Nam: Tăng tốc giải ngân vốn phục hồi kinh tế - xã hội

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn số 321/UBND-KTTH yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương Thị trường - Tài chính

Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong tháng 5/2024, Bộ Công thương phải trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt? Thị trường - Tài chính

Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?

TTTĐ - Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước Thị trường - Tài chính

Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 381/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhu cầu vàng vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Thị trường - Tài chính

Nhu cầu vàng vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

TTTĐ - Báo cáo về Xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng thế giới trong quý I/2024 cho thấy, tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.238 tấn, đánh dấu quý I tăng mạnh nhất kể từ năm 2016.
Visa hợp tác cùng Vui App thúc đẩy sáng kiến lương linh hoạt tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Visa hợp tác cùng Vui App thúc đẩy sáng kiến lương linh hoạt tại Việt Nam

TTTĐ - Visa, công ty thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Nano Technologies, đơn vị khởi nghiệp tiên phong với mô hình Lương linh hoạt (Earned Wage Access, EWA), thông qua sản phẩm chủ lực mang tên Vui App.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá Thị trường - Tài chính

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Xem thêm