Tag

Hướng dẫn quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Tin tức 20/03/2021 11:15
aa
TTTĐ - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến hướng dẫn thực hiện bước bốn quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Đại biểu Quốc hội đóng góp tích cực vào mục tiêu xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại Đồng chí Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khối Chính phủ Chủ tịch HĐND TP Hà Nội kiểm tra việc triển khai nghị quyết của Đảng tại quận Nam Từ Liêm Hà Nội hiệp thương lần thứ hai, nhất trí lập danh sách sơ bộ 72 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Dự hội nghị tại điểm cầu chính ở trụ sở UBND thành phố có Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố chủ trì; cùng dự có các thành viên Tổ công tác giúp việc Ban Thường trực về công tác bầu cử, đại diện lãnh đạo cơ quan nơi công tác của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại diện lãnh đạo cơ quan nơi công tác của người tự ứng cử đại biểu HĐND thành phố khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026. Dự tại điểm cầu ở 30 quận, huyện, thị xã có Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam quận, huyện, thị xã và Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn.

Tại hội nghị, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã phổ biến cụ thể về Thông báo phân bổ số lượng, cơ cấu, thành phần người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Hướng dẫn quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến hướng dẫn thực hiện bước bốn quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tiếp đó, Hội nghị tiến hành thảo luận về các nội dung liên quan. Trong đó, một số ý kiến từ Thường trực Ủy ban MTTQ các quận, huyện như Long Biên, Cầu Giấy, Thạch Thất, Mỹ Đức, Phú Xuyên… trao đổi, thắc mắc về những vấn đề chưa rõ đã trực tiếp được Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đàm Văn Huân giải đáp, hướng dẫn cụ thể.

Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đàm Văn Huân nhấn mạnh: Thời gian từ nay đến ngày diễn ra cuộc bầu cử còn rất ngắn, trong đó dự kiến lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú và tại nơi công tác (nếu có) diễn ra trong vòng 22 ngày, bắt đầu ngay từ ngày mai (21/3) và kết thúc vào 13/4.

Để thực hiện các nội dung thống nhất, rút gọn, tập hợp thống kê, kết hợp tổ chức các hội nghị lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú đạt hiệu quả cao nhất, đề nghị Ủy ban MTTQ các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung liên quan lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.

Hướng dẫn quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Hiện nay, tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thành phố và đại biểu ở các tỉnh/thành phố khác gửi về lấy ý kiến trên địa bàn Hà Nội là khoảng 500 người. Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố sẽ thực hiện bổ, lập danh sách gửi cho MTTQ các quận, huyện; dự kiến ngay từ sáng 22/3.

Sau khi nhận được phân bổ này, các quận, huyện, thị xã cần xây dựng tiến độ (theo đúng quy định là MTTQ cấp hiệp thương sẽ thực hiện cùng quận huyện nội dung liên quan lấy ý kiến cử tri nơi cư trú); đề nghị các quận huyện xây dựng tiến độ để đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tham gia cùng.

Cùng với những người ứng cử đại biểu HĐND quận, huyện và đại biểu HĐND xã, thị trấn, MTTQ cấp huyện cũng cần nắm nội dung này để thông tin cho Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố.

Hướng dẫn quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp
Tại hội nghị, có 12 ý kiến phát biểu trao đổi xung quanh các nội dung: Thủ tục, trình tự việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm cử tri nơi cư trú...

“Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố sẽ kiểm soát nội dung liên quan những ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thành phố cũng như thống nhất kiểm tra, giám sát tại cấp dưới liên quan việc ứng cử đại biểu HĐND quận, huyện, thị xã và đại biểu HĐND xã, thị trấn.

Lưu ý về mẫu biên bản, từng ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có 1 biên bản riêng, nếu ứng cử viên tham gia 2 cấp Quốc hội và HĐND thì có 2 biên bản khác nhau, nếu ứng cử viên có 2 nơi hiệp thương thì cũng cần có 2 biên bản.

Năm nay, cuộc bầu cử có một nội dung mới cần quan tâm là tại các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác mà ứng cử viên không đạt 50% tín nhiệm thì trừ các trường hợp đặc biệt, sẽ không đưa vào danh sách hiệp thương lần thứ ba. Do đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp cần lưu ý về ứng xử với những trường hợp không đảm bảo tín nhiệm này, nhằm đảm bảo công bằng, tính nhân văn.

Trong đó, cần chuẩn bị những phương án về việc động viên họ cũng như giữ gìn trật tự an ninh nơi lấy ý kiến, để đảm bảo quá trình lấy ý kiến thực sự dân chủ, công bằng, không phân biệt nhưng cũng đảm bảo an ninh và hiệu quả cao nhất” - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đàm Văn Huân nêu rõ.

Tại hội nghị, có 12 ý kiến phát biểu trao đổi xung quanh các nội dung: Thủ tục, trình tự việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm cử tri nơi cư trú và nơi công tác của những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, người tự ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đã được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội giải đáp đầy đủ, kịp thời trên tinh thần phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh Tin tức

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới Tin tức

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

TTTĐ - Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc (từ ngày 24-27/6) với những kết quả quan trọng, dấu ấn và điểm nhấn nổi bật, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai những định hướng, tầm nhìn hợp tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao thành những dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực, mang tính đột phá.
Xem thêm