Tag

Huy động sức dân xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Nông thôn mới 27/10/2019 09:37
aa
TTTĐ - Để phục vụ bà con nông dân trong thôn lấy nước tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp, thôn Nghĩa Sơn (xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây) đã huy động nhân dân đóng góp sức người, sức của xây dựng hệ thống công trình thủy lợi. Đáng chú ý, việc làm này cũng đáp ứng tiêu chí số 2 trong xây dựng nông thôn mới.

Huy động sức dân xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Bà Vũ Thị Tý, xóm Ngải Sơn, thôn Nghĩa Sơn cùng nhiều hộ dân khác đã đóng góp sức người, sức của để xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Bài liên quan

“Nhà nông” Nguyễn Ngọc Hanh thành công từ sản xuất tinh bột nghệ

Tín dụng nông nghiệp “cú hích” để phát triển kinh tế địa phương

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Nông sản Thủ đô góp sức xây dựng nông thôn mới

Nhà nước và nhân dân cùng làm

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, những năm qua hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng ở xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã được triển khai tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác công trình thủy lợi cũng như bảo đảm tưới, tiêu cho cây trồng.

Trên cánh đồng thôn Nghĩa Sơn (xã Kim Sơn), giờ đây người dân không còn phải vất vả đắp bờ, bơm nước vào ruộng như trước kia mà thay vào đó là con mương được bê tông hóa kiên cố, dẫn nước tưới từ sông vào đồng ruộng phục vụ bà con nhân dân sản xuất nông nghiệp. Mặc dù mới được khánh thành cách đây hơn một tháng nhưng con mương này đã nhanh chóng phát huy tác dụng.

Bà Vũ Thị Tý, xóm Ngải Sơn, thôn Nghĩa Sơn cho biết: “Trong xây dựng nông thôn mới, Nhà nước hỗ trợ nhân dân vật liệu xây dựng để làm giao thông, thủy lợi nội đồng nên chúng tôi đã bàn bạc, tự nguyện bỏ công sức xây kênh mương, tạo đà cho phát triển sản xuất nông nghiệp”.

Bí thư Chi bộ thôn Nghĩa Sơn Đỗ Hữu Canh cho hay: Thôn có 315 hộ dân, ngay khi có chủ trương của xã về việc xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, Chi bộ thôn Nghĩa Sơn đã tổ chức họp công khai, dân chủ, minh bạch với người dân, đồng thời ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng kênh mương nội đồng.

Sau khi cân nhắc các phương án, các hộ dân đã thống nhất bỏ ngày công lao động để xây dựng kênh mương nhằm giảm kinh phí phải đóng góp. Lúc cao điểm, thôn Nghĩa Sơn đã huy động 15 thợ xây và hàng chục người dân phụ việc xây dựng công trình thủy lợi. Đến nay, mô hình “dân tự làm kênh mương” ở thôn Nghĩa Sơn đã thực hiện được 2/9km kênh mương nội đồng.

Xuất phát từ thực trạng chung, nhằm từng bước khắc phục khó khăn, sử dụng hiệu quả nguồn nước trong tình hình biến đổi khí hậu, hoàn thành tiêu chí thủy lợi trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Kim Sơn đang từng bước hướng đến xây dựng đồng bộ hệ thống kênh mương nội đồng, gắn với thực hiện tốt chủ trương dồn diền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng.

Bên cạnh đó, việc bê tông hóa hệ thống kênh mương nội đồng cũng góp phần kết nối đồng bộ giữa hệ thống tưới tiêu, đường nội đồng với ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất sẽ làm giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất và giá trị trên một diện tích canh tác, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

Chủ tịch UBND xã Kim Sơn Lê Thị Chính cho biết: Toàn xã Kim Sơn có 25km kênh mương nội đồng. Mặc dù Nhà nước hỗ trợ 100% nguyên vật liệu nhưng theo tính toán, mỗi sào ruộng, hộ gia đình vẫn phải đóng góp 3 triệu đồng để chi phí thuê nhân công xây dựng công trình thủy lợi. Trung bình mỗi gia đình có 3 sào ruộng, số tiền đóng góp lên tới gần 10 triệu đồng.

“Ở nông thôn, thu nhập của người dân còn hạn chế, việc đóng góp như vậy sẽ rất khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó, xã Kim Sơn đã có sáng kiến huy động sức dân tham gia xây dựng công trình thủy lợi để tiết kiệm chi phí”, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn nhấn mạnh.

Bác Đỗ Hữu Canh Bí thư Chi bộ thôn Nghĩa Sơn luôn sát cánh cùng bà con nhân dân trong thôn xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Bác Đỗ Hữu Canh Bí thư Chi bộ thôn Nghĩa Sơn luôn sát cánh cùng bà con nhân dân trong thôn xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Để triển khai thực hiện có hiệu quả sáng kiến này, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn đã trực tiếp xuống cơ sở cùng với các thôn họp dân, giải đáp thắc mắc để tạo sự thống nhất cao trong xây dựng công trình thủy lợi. Để bảo đảm chất lượng công trình, xã cũng đã thuê đơn vị tư vấn thiết kế đo đạc...

Bên cạnh huy động sức dân, xã Kim Sơn đã đề nghị các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn hỗ trợ ngày công lao động xây dựng công trình thủy lợi. Trong đó, Học viện Phòng không - Không quân đã hỗ trợ xã 400 ngày công lao động. Nghĩa Sơn là thôn làm điểm đầu tiên của xã trong xây dựng kênh mương nội đồng.

Nhân rộng mô hình

Theo Bí thư Chi bộ thôn Nghĩa Sơn Đỗ Hữu Canh, dù mới triển khai nhưng phong trào “dân tự làm kênh mương” đã khẳng định hiệu quả. Nhân dân hồ hởi tham gia xây dựng kênh mương nội đồng với tinh thần trách nhiệm cao, góp phần giúp gắn kết “tình làng nghĩa xóm”.

Sau thôn Nghĩa Sơn, thôn Kim Đái 1 cũng đã bàn bạc, thống nhất các phương án làm kênh mương nội đồng và đang chuẩn bị triển khai. “Sau khi thu hoạch vụ mùa, địa phương đã triển khai đồng loạt xây dựng kênh mương ở tất cả các thôn trên địa bàn xã, vì vụ đông thường ít mưa và không vướng sản xuất, việc đầu tư xây dựng hạ tầng sẽ thuận lợi. Xã Kim Sơn phấn đấu hoàn thành việc cứng hóa 100% kênh mương nội đồng trong quý I-2020”, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn Lê Thị Chính cho biết.

Đồng chí Phùng Huy Vinh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây cho biết: Trên thực tế, phần lớn các công trình thủy lợi nhỏ đang hoạt động đều do địa phương và người dân tự xây dựng. Một số công trình được xây dựng từ lâu không có thiết kế, thiếu kinh phí tu sửa thường xuyên cho nên đã xuống cấp.

Bên cạnh đó, việc phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng ở các địa phương có địa hình đồi núi cũng gặp khó khăn do địa hình chia cắt, tuyến kênh dài, diện tích phục vụ nhỏ cho nên chi phí đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương cao. Hơn nữa, một số địa phương thiếu kinh phí để duy tu, bảo dưỡng hệ thống thủy lợi nhỏ, nội đồng…

Để phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi, thời gian tới, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cần tham mưu cho UBND thành phố ban hành quyết định phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi và các hoạt động thiết thực phù hợp điều kiện của địa phương. Cùng với đó, cần phải phân cấp quản lý nhằm xác định ranh giới công trình thủy lợi giữa công ty với các tổ chức cơ sở; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; củng cố, phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở; áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong đầu tư xây dựng và quản lý khai thác...

Mặt khác, các địa phương cũng xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành quy định cụ thể mức hỗ trợ, kinh phí, huy động nguồn lực xã hội hóa và tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển thủy lợi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Ðồng thời tăng cường thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi ở cấp huyện, xã; cán bộ quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm