Tag
Xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội)

Huy động toàn lực xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

Nông thôn mới 10/03/2023 14:08
aa
TTTĐ - Xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) là địa phương đầu tiên của thành phố đã đăng ký thực hiện xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu trên cả 8 lĩnh vực. Đến hết năm 2022, xã đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; Thu nhập bình quân trên địa bàn xã đạt 76 triệu đồng/người/năm. Xã có mô hình thôn thông minh Vân La.
Diện mạo vùng quê ngày càng khởi sắc nhờ chương trình Nông thôn mới Huyện Đan Phượng có thêm ba xã đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu Xây dựng nông thôn trở thành những miền quê đáng sống Hà Nội hoàn tất thủ tục đưa ba huyện sớm về đích Nông thôn mới 12 năm Chương trình Nông thôn mới đạt những thành tựu "to lớn, toàn diện"

Diện mạo nông thôn không ngừng được nâng cao

Mới đây, đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Hồng Vân (huyện Thường Tín).

Báo cáo kết quả xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn, đại diện lãnh đạo xã cho biết, sau khi được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2019, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hồng Vân bắt tay vào công cuộc xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương và thành phố, xã Hồng Vân đã kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, ban phát triển các thôn.

Huy động toàn lực xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

Lãnh đạo xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) giới thiệu với thành viên Đoàn thẩm định thành phố Hà Nội về kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương

Trong suốt quá trình triển khai thực hiện, Đảng ủy xã Hồng Vân đã tổ chức họp định kỳ, bàn bạc, đưa ra nghị quyết để nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu. HĐND xã cũng tăng cường công tác thể chế hoá các chủ trương của Đảng ủy xã; Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về xây dựng Nông thôn mới. UBND xã đôn đốc thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện…

Thông qua hiệu quả thông tin, tuyên truyền, xã Hồng Vân đã huy động được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Từ năm 2020 đến nay, địa phương đã huy động được hơn 172 tỷ đồng để nâng cao các tiêu chí, nhất là về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong số này, nguồn vốn xã hội hóa và do doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp là gần 39 tỷ đồng (bằng khoảng 22% tổng nguồn vốn huy động).

Các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã Hồng Vân luôn bám sát dự toán đầu tư. Việc giải ngân vốn đảm bảo đúng mục tiêu và kế hoạch, thanh quyết toán đúng kỳ hạn. Đến nay, trên địa bàn xã không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

Với sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của chính quyền và Nhân dân các cấp, diện mạo nông thôn xã Hồng Vân không ngừng được nâng cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp ngày một đồng bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển. Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện qua từng năm, hiện đã đạt hơn 76 triệu đồng/năm. Toàn xã hiện chỉ còn 5 hộ nghèo (sau khi trừ đối tượng bảo trợ xã hội), chiếm tỷ lệ 0,25% tổng số dân.

Tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí

Tại buổi kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Hồng Vân (huyện Thường Tín), các thành viên đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra thực tế, đánh giá kết quả thực hiện 8 lĩnh vực xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Cụ thể là: An ninh trật tự, môi trường, sản xuất, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, du lịch và chuyển đổi số. Các thành viên đã đánh giá cao kết quả mà xã Hồng Vân đã đạt được.

Cùng với việc đánh giá kết quả thực hiện, các thành viên đoàn cũng đóng góp nhiều ý kiến, thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế để chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư.

Trên cơ sở đánh giá nghiêm túc, công bằng, khách quan, các thành viên đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội thống nhất đề xuất xã Hồng Vân đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu trên 5 lĩnh vực gồm: Y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, du lịch và chuyển đổi số.

Huy động toàn lực xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

Du khách chụp ảnh với cúc họa mi ở xã Hồng Vân

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn đánh giá cao kết quả xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của xã Hồng Vân. Điều đáng vui mừng là thành quả đó có sự ủng hộ, đóng góp rất lớn của các tầng lớp Nhân dân, cũng như nhận được sự đồng tình của 100% người dân trên địa bàn đối với thành quả chung.

Ông Ngọ Văn Ngôn đề nghị chính quyền địa phương tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các thành viên đoàn thẩm định, bám sát các Sở, ngành để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, tài liệu minh chứng để trình UBND thành phố Hà Nội xem xét, công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu trên 5 lĩnh vực.

Bên cạnh đó, ông Ngọ Văn Ngôn cũng yêu cầu chính quyền và Nhân dân xã Hồng Vân tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới, phấn đấu sớm hoàn thiện 3 lĩnh vực còn lại trong thời gian tới.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm