Tag

Huyện Đông Anh: Nông thôn chuyển mình hướng tới đô thị hóa

Nông thôn mới 30/04/2022 15:00
aa
TTTĐ - Nằm ở phía Bắc sông Hồng, Đông Anh là một trong những huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội “về đích” Nông thôn mới. Song, xác định xây dựng Nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, huyện Đông Anh đã không ngừng nỗ lực nâng cao các tiêu chí, hướng tới mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với tiêu chí lên quận.
Huyện Nông thôn mới phải có tỉ lệ hài lòng của người dân đạt từ 90% trở lên Đan Phượng: Bảo đảm đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu trước khi trở thành quận Nông thôn mới góp phần thu hẹp khoảng cách nội đô và ngoại thành Nỗ lực xây dựng Nông thôn mới nâng cao Huyện Mê Linh được đề nghị công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới

Thay đổi cuộc sống của người dân

Năm 2016, Đông Anh đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Đây là niềm vinh dự lớn lao, cũng là thành quả đáng tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện. Việc được công nhận huyện Nông thôn mới đã có tác động tích cực, quan trọng tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội với người dân Đông Anh.

Nhờ đó, Nhân dân được thụ hưởng thành quả do chính mình là chủ thể xây dựng nên rất phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị, từ đó phát huy những giá trị đã đạt được, tạo nền tảng xây dựng huyện ngày càng phát triển.

Trước đây, mỗi khi về Tàm Xá, huyện Đông Anh, một xã nằm ven con sông Hồng đỏ nặng phù xa, cuộc sống của những người nông dân ở nơi đây chủ yếu lấy việc trồng lúa, trồng hoa màu làm nguồn thu nhập chính. Ngoài hai vụ lúa, người dân ở đây chỉ còn biết trông chờ vào những mảnh đất vườn ngoài bãi sông Hồng để trồng các cây màu vụ đông như ngô, khoai, sắn và các loại rau như bắp cải, su hào… để có thêm thu nhập.

Huyện Đông Anh: Nông thôn chuyển mình hướng tới đô thị hóa
Nhờ chương trình xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng quê Đông Anh thay đổi rõ rệt

Chị Nguyễn Thị Toan, nhà ở xã Tàm Xá cho biết: “Trước đây cuộc sống của người dân chúng tôi khó khăn, vất vả lắm, ngày mùa tất cả bà con ra đồng từ mờ sáng đến tận chiều tối, những năm trời “mưa thuận, gió hòa” được mùa sẽ không phải lo chạy ăn từng bữa, còn không thì người dân chúng tôi lại phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để trồng thêm ngô, khoai, sắn lấy lương thực mà ăn.

Tuy nhiên, kể từ khi chính quyền huyện Đông Anh có chủ trương chuyển đổi cây trồng, quy hoạch lại vùng đất bãi thành vùng chuyên canh trồng cây ăn trái, cây cảnh, cuộc sống của người dân chúng tôi thay đổi từng ngày. Trước đây vùng đất bãi này chỉ trồng toàn ngô, rau bắp cải, su hào, thì ngày nay vùng đất bãi này đã trở thành một vùng đất trồng quất cảnh phục vụ cho nhu cầu của người dân vào những ngày Tết Nguyên đán.

So với trồng ngô, khoai, rau, đậu trước đây, người dân Tàm Xá chúng tôi kể từ khi trồng quất cảnh thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm, gấp hàng chục lần trồng rau màu”, chị Toan cho biết thêm.

Không chỉ riêng Tàm Xá thay đổi rõ rệt, các địa phương khác trên địa bàn huyện Đông Anh cũng từng bước “thay da, đổi thịt” sau khi triển khai xây dựng chương trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới, đơn cử như xã Liên Hà.

Theo đó, năm 2014, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà vui mừng đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới của UBND thành phố Hà Nội. Về đích nhưng công cuộc xây dựng Nông thôn mới ở xã Liên Hà chưa dừng lại. Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về việc lãnh đạo thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới nâng cao, đô thị văn minh”.

Huyện Đông Anh: Nông thôn chuyển mình hướng tới đô thị hóa
Huyện Đông Anh triển khai quy hoạch lại vùng đất bãi thành vùng chuyên canh trồng cây ăn trái, cây cảnh, giúp cho cuộc sống của người dân thay đổi từng ngày

Sau khi được huyện Đông Anh lựa chọn làm điểm xây dựng Nông thôn mới nâng cao, UBND xã Liên Hà đã chủ động rà soát, tự chấm điểm để đề xuất UBND huyện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình; Phân công các ngành phụ trách từng tiêu chí, phối hợp cùng cán bộ địa phương trực tiếp thực hiện.

Chủ tịch UBND xã Liên Hà Phạm Văn Nam cho biết: Địa phương nhận thức sâu sắc vai trò của các tầng lớp Nhân dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Chính vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức. Các phong trào nở rộ với sự tham gia của đông đảo người dân như: Đoạn đường nở hoa; Cổng nhà có hoa; Chi tổ phụ nữ 3 sạch: Sạch nhà – sạch ngõ – sạch bếp…

“Tính riêng trong 2 năm 2020 - 2021, xã Liên Hà đã huy động được từ nguồn xã hội hoá kinh phí hơn 3,3 tỷ đồng. Nguồn lực lớn từ sức dân và hỗ trợ của thành phố, huyện Đông Anh đã giúp địa phương về đích Nông thôn mới nâng cao năm 2021…”, ông Phạm Văn Nam phấn khởi chia sẻ.

Hiện thực hóa mục tiêu xã thành phường, huyện thành quận trong tương lai

Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà cho biết: Cùng với xã Liên Hà, vừa qua địa phương còn có 3 xã khác gồm: Tàm Xá, Xuân Nộn và Bắc Hồng, được UBND thành phố Hà Nội công nhận về đích Nông thôn mới nâng cao. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngơi nghỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các địa phương trên địa bàn huyện Đông Anh.

Một trong những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ các địa phương đã đủ điều kiện về đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Đông Anh chính là tranh thủ có hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên, đồng thời xác định rõ nhiệm vụ từ xã đến thôn để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc.

Huyện Đông Anh: Nông thôn chuyển mình hướng tới đô thị hóa
Huyện Đông Anh cũng là một trong những địa phương ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp

“Chúng tôi tin tưởng việc thực hiện tốt công khai, minh bạch, pháp lệnh dân chủ, để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra - giám sát và dân hưởng thụ; Từ đó thu hút sự tham gia, ủng hộ của đông đảo các tầng lớp Nhân dân chính là cốt lõi mang đến sự thành công trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao…”, Chủ tịch UBND xã Tàm Xá Lê Huy Du nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho biết: Sau khi 4 xã: Tàm Xá, Liên Hà, Xuân Nộn và Bắc Hồng về đích Nông thôn mới nâng cao, địa phương sẽ cố gắng trong năm 2022 có thêm từ 5 đến 9 xã hoàn thành nhiệm vụ này. Mục tiêu phấn đấu xa hơn đến năm 2023, 23/23 xã trên địa bàn huyện được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Cũng theo ông Dũng, xây dựng Nông thôn mới nâng cao là quá trình lâu dài. Chính vì vậy, việc không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí là yêu cầu đặt ra. “Hiện, chúng tôi đang chỉ đạo 23 xã triển khai quy hoạch các điểm dân cư theo hướng đô thị, sớm hoàn thành đồ án quy hoạch Nông thôn mới giai đoạn 2. Đây sẽ là tiền đề để hiện thực hoá mục tiêu xây dựng xã thành phường, huyện Đông Anh trở thành quận trong tương lai…”, ông Nguyễn Anh Dũng thông tin thêm.

Đọc thêm

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ Nông thôn mới

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ

TTTĐ - Sáng 16/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi năm 2025”. Sự kiện không chỉ là diễn đàn học thuật chuyên sâu mà còn là cầu nối hiệu quả giữa nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Xã Trần Phú hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Xã Trần Phú hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 15/5, xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023, kiểu mẫu năm 2024 và Lá cờ đầu Cụm thi đua số 2 năm 2024.
Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025 Nông thôn mới

Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025

TTTĐ - Hơn 350 sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam sẽ được giới thiệu tại Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2025.
Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước tiệm cận tiêu chí đô thị Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước tiệm cận tiêu chí đô thị

TTTĐ - Sáng 10/5, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Thanh Mỹ đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội Nông thôn mới

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 10/6, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường Nông thôn mới

Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường

TTTĐ - Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, khoa học công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí “đột phá quan trọng hàng đầu” với những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

TTTĐ - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước. Tuy vậy, số lượng sản phẩm được đánh giá 5 sao - sản phẩm quốc gia có thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP của Hà Nội vẫn còn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể.
Xem thêm