Tag

Huyện Mê Linh sẽ giao đất dịch vụ cho người dân từ đầu năm 2024

Nông thôn mới 19/08/2023 08:00
aa
TTTĐ - Bí thư Huyện ủy Mê Linh (Hà Nội) Nguyễn Thanh Liêm chủ trì Hội nghị để thông tin, tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Tiền Phong về chủ trương, chính sách giải quyết giao đất dịch vụ.
Huyện Mê Linh chuẩn bị đấu giá 77 thửa đất

Vấn đề đất dịch vụ là một trong những tồn tại đang dần được tháo gỡ tại Mê Linh. Được biết, để gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong giải quyết đất dịch vụ cho Nhân dân, Huyện ủy, UBND huyện Mê Linh đã rất nỗ lực đề xuất, xin chủ trương của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ về cơ chế đặc thù.

Sau rất nhiều nỗ lực, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản đồng ý chủ trương giao đất dịch vụ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Mê Linh.

 Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Liêm trao đổi, tuyên truyền về chủ trương, chính sách giải quyết giao đất dịch vụ cho Nhân dân xã Tiền Phong
Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm trao đổi, tuyên truyền về chủ trương, chính sách giải quyết giao đất dịch vụ cho Nhân dân xã Tiền Phong

Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Mê Linh cho hay, xác định công tác giải quyết đất dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo quyết liệt, đồng bộ, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và góp phần để Nhân dân đồng thuận khi thành phố, huyện triển khai các dự án có thu hồi đất trên địa bàn.

Ngay sau khi có văn bản đồng ý chủ trương giao đất dịch vụ của các cấp có thẩm quyền, cả hệ thống chính trị của huyện Mê Linh đã tích cực vào cuộc để bố trí quỹ đất, xây dựng hạ tầng, thống kê, rà soát, đối chiếu, lập danh sách từng trường hợp đủ điều kiện hưởng đất dịch vụ.

Ông Trần Nguyễn Ngọc - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh cho biết: Qua thống kê, rà soát, trên địa bàn huyện Mê Linh có tổng số 5.705 hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được giao đất dịch vụ tại 9 xã, thị trấn bao gồm: Quang Minh, Chi Đông, Đại Thịnh, Tiền Phong, Thanh Lâm, Mê Linh, Kim Hoa, Văn Khê, Tráng Việt với, diện tích đất dịch vụ khoảng 24,4ha. Trong số đó, tại xã Tiền Phong có 1.635 hộ với diện tích khoảng 68ha.

Công dân xã Tiền Phong nêu ý kiến tại Hội nghị.
Công dân xã Tiền Phong nêu ý kiến xung quanh vấn đề đất dịch vụ

Điều kiện, tiêu chuẩn được giao đất dịch vụ là các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao trong thời gian từ ngày 1/1/1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc) đến trước ngày 1/8/2008 (huyện Mê Linh sáp nhập về Thủ đô Hà Nội) có đơn đề nghị được giao đất dịch vụ.

Diện tích đất dịch vụ được giao tính theo diện tích đất nông nghiệp đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng bị thu hồi (thu hồi 360m2 đất nông nghiệp được tính giao 10m2 đất dịch vụ) và số nhân khẩu của mỗi hộ gia đình, cá nhân được chốt đến ngày 25/5/2004 (mỗi nhân khẩu được tính giao 2m2), nhưng tối đa không quá 100m2/hộ và mỗi hộ chỉ được giao một lần.

Hộ gia đình, cá nhân được giao đất dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trên cơ sở đầu tư hạ tầng cơ bản theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đất đai tại thời điểm hiện hành.

Sau khi các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, không có khiếu kiện, được tổ chức giao đất tại thực địa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Loại đất khi giao và cấp Giấy chứng nhận là đất dân cư dịch vụ (đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ); Thời hạn sử dụng đất lâu dài.

Về lộ trình giao đất dịch vụ cho Nhân dân, đồng chí Trần Nguyễn Ngọc cho biết, dự kiến quý I/2024 sẽ giao 2,8ha đất dịch vụ cho Nhân dân thôn Đồng và Gia Thượng (thị trấn Quang Minh); Quý II, III/2024 sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng các khu đất dịch vụ tại các địa phương; Quý IV/2024, tiếp tục giao đất dịch vụ cho Nhân dân các xã, thị trấn còn lại.

Cũng tại Hội nghị, đồng chí Trần Đình Quý - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mê Linh đã trình bày dự kiến 4 địa điểm đầu tư hạ tầng khu đất dịch vụ trên địa bàn xã Tiền Phong, bao gồm: 1 điểm diện tích 7,8ha tại thôn Yên Nhân; 1 điểm diện tích 2,5ha tại thôn Trung Hậu Đoài; 1 điểm diện tích 1,8ha tại thôn Do Hạ và 1 điểm diện tích 2,7ha tại thôn Do Thượng.

Đây là các địa điểm có nhiều tiện ích, gần trục giao thông huyết mạch, công trình văn hóa, giáo dục, thể thao... và sẽ được đầu tư hạ tầng cơ bản trước khi tiến hành phân lô và bàn giao tại thực địa cho các hộ.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm