Tag

Huyện Mù Cang Chải nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nông thôn mới 26/07/2022 09:00
aa
TTTĐ - Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Do đó, du lịch huyện Mù Cang Chải đã từng bước đầu tư, hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, nổi bật và thu hút khách du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch khai thác cảnh quan ruộng bậc thang.
Tìm giải pháp phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững Những công trình kỷ lục nâng tầm vị thế du lịch Việt Nam sau 15 năm Đà Nẵng: Chuyển đổi số để nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái hướng đến xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thu hút du khách nhờ cảnh quan đẹp và bản sắc văn hóa riêng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo, đèo Khau Phạ, thung lũng Nậm Khắt, đỉnh Púng Luông... cùng với đó là những nét văn hóa riêng, đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông, Thái.

Du lịch huyện Mù Cang Chải đã từng bước đầu tư, hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, nổi bật và thu hút khách du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch khai thác cảnh quan ruộng bậc thang.

Trải qua hai năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành du lịch của huyện Mù Cang Chải đã gặp phải rất nhiều khó khăn, lượng khách bị sụt giảm nghiêm trọng, kéo theo nhiều hệ lụy. Tuy nhiên, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phục hồi và phát triển du lịch. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, Mù Cang Chải đã đón 94.585 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 63,2 tỷ đồng.

Huyện Mù Cang Chải nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Mù Cang Chải là huyện vùng cao sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế

Cụ thể, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch theo hướng “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và mạng xã hội.

Bên cạnh đó, huyện đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động kích cầu phát triển du lịch gắn với khám phá Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang; Festival dù lượn; Chợ phiên vùng cao, hoạt động trải nghiệm; Các trò chơi dân gian, các hoạt động giải trí, văn hóa, văn nghệ đặc sắc, các địa điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc sắc phong phú để thu hút khách du lịch đến tham quan trải nghiệm.

Với các hoạt động kích cầu du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2022, Mù Cang Chải đã đón 94.585 lượt khách, đạt 45% kế hoạch; Doanh thu từ du lịch đạt 63,2 tỷ đồng, đạt 40,8% kế hoạch.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế song du lịch Mù Cang Chải vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào mùa vụ của Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang. Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch phát triển tự phát, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Nguồn thu từ du lịch, dịch vụ của huyện còn thấp; Hạ tầng du lịch, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, tính kết nối chưa cao…

Phát triển các sản phẩm du lịch mới

Mới đây, UBND huyện Mù Cang Chải vừa phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải.

Theo đó, huyện Mù Cang Chải được định hướng là huyện du lịch tiêu biểu, phát triển bền vững của Yên Bái, có nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch, văn hóa, xã hội phát triển ổn định, bền vững.

Người dân có đời sống văn hóa dân tộc đặc thù, hướng tới phát triển các cộng đồng làng gắn với nghề thủ công có tiềm năng phát triển du lịch. Huyện Mù Cang Chải là một cấu phần năng động, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Yên Bái và gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh.

Cụ thể, quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên 120.096 ha của huyện Mù Cang Chải, gồm 13 xã và 1 thị trấn. Với đồ án quy hoạch này, huyện Mù Cang Chải được định hướng là huyện du lịch tiêu biểu, phát triển bền vững của Yên Bái.

Huyện Mù Cang Chải nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Huyện Mù Cang Chải được định hướng là huyện du lịch tiêu biểu, phát triển bền vững của Yên Bái

Đồ án xác định 5 tiểu vùng phát triển, bao gồm: Trung tâm dịch vụ đô thị tại thị trấn Mù Cang Chải, xã Kim Nọi; Vùng kinh tế năng lượng tại xã Hồ Bốn, xã Lao Chải, xã Khao Mang; Vùng bảo tồn đa dạng sinh học và dự trữ sinh quyển tại xã Chế Tạo; Vùng trọng điểm phát triển du lịch nghỉ dưỡng tự nhiên xã La Pán Tẩn, xã Dế Xu Phình, xã Púng Luông, xã Nậm Khắt, xã Cao Phạ; Vùng kinh tế nông - lâm nghiệp đặc sản tại xã Mồ Dề, xã Chế Cu Nha, xã Nậm Có.

Mỗi tiểu vùng đều được xác định cụ thể về quy mô, tính chất, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và danh mục dự án chiến lược đi kèm.

Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Thời gian tới, địa phương sẽ tăng cường kết nối giao thông với các trung tâm du lịch và đô thị lớn; Đẩy mạnh triển khai thực hiện các quy hoạch mang tính định hướng phát triển du lịch, duy trì và mở rộng thị trường du lịch nội địa.

Huyện cũng lên phương án tập trung phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường nội địa như du lịch cuối tuần, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng; Chú trọng khai thác, phát triển các loại hình du lịch thể thao, trải nghiệm, mạo hiểm; Khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ - du lịch lịch sử, văn hóa; Phát triển các sản phẩm du lịch mới như du lịch sinh thái, nông nghiệp.

Đồng thời, địa phương sẽ chú trọng quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và đào tạo nguồn nhân lực; Nâng tầm Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh Chế Tạo; Quan tâm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm