ICAEW: Việt Nam dừng tăng trưởng để được hưởng lợi từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN
![]() |
Chậm tăng trưởng tín dụng ngân hàng đang cản trở tăng trưởng GDP ở Việt Nam, dựa theo những báo cáo kinh tế mới nhất từ ICAEW. Tuy nhiên, tăng đầu tư trong nước so với phần còn lại của ASEAN và việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thúc đẩy các cơ hội giúp cho sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Báo cáo của ICAEW mang tên Tầm nhìn kinh tế: Đông Nam Á (Economic Insight: South East Asia), được thực hiện bởi CEBR - Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh, một trong những đối tác và là nhà dự báo kinh tế của ICAEW. Được uỷ quyền bởi ICAEW, bản báo cáo được thực hiện định kỳ mỗi quý đã cung cấp tới 140.000 thành viên cái nhìn rõ nét về tình hình kinh tế các nước trong khu vực. Báo cáo sẽ tiến hành đánh giá tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á theo từng quý, với trọng tâm là các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Các báo cáo Q4 tập trung vào những ảnh hưởng của việc thành lập AEC đến khu vực. ASEAN đặt mục tiêu hình thành AEC vào cuối năm 2015, với mục tiêu lâu dài sẽ thúc đẩy sự luân chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề cao, cùng dòng vốn tự do hơn. Mục tiêu rõ ràng của kế hoạch này là biến AEC trở thành “trung tâm” của ASEAN, đảm bảo rằng khu vực này mang tính cạnh tranh cao, đủ khả năng tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu và hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ông Douglas McWilliams, Nhà kinh tế trưởng đứng đầu của ICAEW và Chủ tịch điều hành của CEBR, cho biết: "Quá trình hội nhập kinh tế trong ASEAN thực sự biến chuyển vào năm 1992 khi các thành viên cam kết sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do và tăng tốc vượt bậc bảy năm trước, khi các nước trong khu vực đồng thuận loại bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2015. Điều này giúp tăng lên rất nhiều tỷ lệ thương mại trong khối ASEAN.
"Nhưng thật sự, việc tự do thương mại giữa các quốc gia đòi hỏi nhiều hơn là chỉ giảm thuế. Các rào cản khác, chẳng hạn như: hạn ngạch, thủ tục hải quan và sự khác biệt trong tiêu chuẩn hoặc quy định, cũng cần được loại bỏ và điều này thực sự khó khăn để tiến hành. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã học tập theo những cách thức mà Liên minh châu Âu (EU) tiến hành trước đây để hài hòa các quy định về sản phẩm trong khu vực, bằng cách cung cấp một khuôn khổ thống nhất cho các thành viên quyết định nếu các nước muốn theo đuổi việc công nhận chính sách của nhau về giao thương và hàng hoá.
"Ngay cả với một ý chí chính trị mạnh mẽ thực sự, hài hoà các quy định và tiêu chuẩn giữa các quốc gia là một quá trình phức tạp. Nỗ lực hài hòa hóa các tiêu chuẩn và quy định của EU bắt đầu vào năm 1988 và bây giờ mới bước đầu được hoàn thành đối với thương mại hàng hóa. Đối với thương mại dịch vụ, EU vẫn còn một quá trình dài để hoàn thiện. "
Bên cạnh khu vực thương mại tự do, một mục tiêu quan trọng khác trong việc hội nhập khu vực cần đạt được, chính là một thị trường chung nơi cả vốn và lao động có thể di chuyển tự do qua biên giới. Với việc ASEAN tiếp tục chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực, khi giao thương nội trong khối ASEAN có chỉ số FDI tăng từ 13% năm 2000 lên 17% trong năm 2013, tính trong tổng số FDI quốc gia, một hệ thống ngân hàng và khuôn khổ pháp lý chung có thể giúp tăng quy mô các khoản đầu tư hơn nữa.
Ngoài ra, tự do hoá di chuyển nguồn vốn cá nhân cũng là một thách thức khó khăn, khi có sự chênh lệch lớn về thu nhập và phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Khu vực này chỉ có một số ít người nước ngoài thuộc khối ASEAN sinh sống trên quốc gia của các thành viên khác khi chiếm 0.6% so với 2.5% của số lượng những người di cư nội trong khu vực EU vào năm 2010. Việc chuyển đổi lao động theo một phương pháp tốt hơn là cần thiết, giúp công nhân có thể đến nơi mà họ nhận được nhiều nhu cầu và chuyển giao các kĩ năng.
Ông Mark Billington, Giám đốc khu vực ICAEW Đông Nam Á, cho biết: “ASEAN có sự chênh lệch nhiều giữa các quốc gia thành viên hơn so với châu Âu, vì vậy có thể mất một thời gian dài để AEC được tích hợp như EU. Nhưng điều này không có nghĩa là sẽ chỉ có lợi ích trong tương lai, trước mắt chúng tôi cũng đã nhìn thấy được các lợi ích ngay tức thì. Hội nhập một cách tăng cường hơn nữa, như việc xây dựng một đường cao tốc nối Kuala Lumpur đến Singapore, sẽ giúp tạo nên các liên kết mật thiết về kinh tế. Mức độ cao của sự kết nối chính là chia sẻ nhiều hơn về kiến thức và kỹ năng, từ đó giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp có giá trị sáng tạo cao"
Các phát hiện khác trong báo cáo bao gồm:
• Cải cách trợ cấp nhiên liệu tại Indonesia vẫn còn là một vấn đề bức xúc
Sự sụt giảm giá dầu có nghĩa là chi phí của các khoản trợ cấp, chiếm khoảng $21bn, hoặc 20% ngân sách quốc gia, có khả năng giảm trong vài tháng tới. Trong khi đó, các cuộc đụng độ chính trịđối với chính sách kinh tế tạo tiền đề cho một khả năng về bế tắc pháp lý và những sự không chắc chắn. Triển vọng tăng trưởng sẽ giảm nhẹ so với quý trước khi các khó khăn này xuất hiện
• Việc Malaysia chính thức giới thiệu 6% thuế hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm thâm hụt ngân sách từ 3,9% đến 3,5% GDP từ năm 2013 đến 2014
Điều này đã dẫn đến việc chỉ số xếp hạng nhận nợ của Malaysia bị giảm xuống A- từ Standard & Poor’s and Fitch. Nhưng với tốc độ tăng trưởng GDP 6,4% quý trước và nợ công khoảng 54%, nợ công của Malaysia vẫn chưa phải là vấn đề so với ở các nước châu Âu. Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) sẽ kéo nhẹ tăng trưởng GDP trong năm 2015, giảm xuống còn 4,7% khi mức tiêu dùng cá nhân tăng trưởng chậm.
• Tổng thống Benigno Aquino, Philippines giữ thâm hụt ngân sách ở mức tương đối nhỏ, dành chỗ cho những sự biến động
Tăng trưởng GDP nhanh 6,0% trong năm 2014 cho phép nhiều tiến bộ về phát triển cơ sở hạ tầng. Các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất chính với tỷ lệ lần thứ hai lên đến 4% trong tháng Chín nhằm giúp tăng cao giá cả. Ngoài ra, lạm phát lương thực tăng cao cũng đã làm tăng tỷ lệ cơ bản.
• Tăng trưởng của Singapore chậm đến 2,8% so với năm trước trong quý 3
Sự phụ thuộc của Singapore về thương mại và phát triển vào các nền kinh tế lớn khác khiến cho quốc gia này trở nên cực kỳ dễ tổn thương khi các triển vọng phát triển toàn cầu ảm đạm, tuy nhiên việc hoàn thành thỏa thuận thương mại tự do với EU hứa hẹn giảm mức thuế cho cả hai bên và phát triển hơn nữa đầu tư giữa Singapore và EU.
PV
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp

Generali Việt Nam xuất sắc giành cú đúp giải thưởng

PGBank ưu đãi lớn về phí chuyển và tỷ giá mua ngoại tệ dành cho khách hàng cá nhân

Giá trị danh mục đầu tư ròng của Temasek tăng cao kỷ lục, đạt mức 434 tỷ đô la Singapore

BIDV MetLife nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025

Hòa Phát đầu tư khu công nghiệp gần 3.400 tỷ đồng tại Hải Phòng

TP Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Đức

Cảnh báo mạo danh ngành điện Thủ đô để trục lợi, lừa đảo

Tín dụng tăng trưởng đột phá 9,9% trong 6 tháng đầu năm
