Tag

Kênh Ba Bò được đầu tư cải tạo hơn 1.000 tỷ đồng nhưng không hiệu quả

Đô thị 11/07/2024 20:34
aa
TTTĐ - Sau 17 năm đầu tư, xây dựng, dự án cải tạo kênh Ba Bò hơn 1.000 tỷ đồng vẫn không phát huy được hiệu quả như yêu cầu vì những sai sót và vi phạm đến nay chưa được khắc phục, người dân vẫn phải sống chung với ô nhiễm.
Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm: Dân mong lắm ngày rời đi TP Hồ Chí Minh: Thực trạng nhức nhối xung quanh con rạch Xuyên Tâm
Kênh ba Bò

Kênh Ba Bò đi qua địa phận phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) và phường Bình Hòa, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Hằng ngày, kênh Ba Bò tiếp nhận gần 18.000 - 20.000m³ nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An (Bình Dương) và nước thải sinh hoạt của hàng chục ngàn người dân ở Bình Dương và TP Hồ Chí Minh trước khi chảy ra sông Sài Gòn.

Kênh Ba Bò

Kết quả giám sát của Chi cục Bảo vệ môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường từ năm 2004 cho thấy, chất lượng nước kênh Ba Bò ô nhiễm rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực và hạ lưu sông Sài Gòn.

Năm 2007, UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt Dự án cải tạo kênh Ba Bò với tổng vốn đầu tư 307 tỷ đồng.

Kênh Ba bò

Năm 2009, dự án phát sinh thêm hồ điều tiết sinh học (6ha), trạm bơm xử lý ô nhiễm... nâng tổng vốn đầu tư phía TP Hồ Chí Minh lên thành 744 tỷ đồng.

Tỉnh Bình Dương, cũng đã đầu tư hơn 345 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo thượng nguồn (đoạn qua phường Bình Hòa, TP Thuận An). Tổng vốn đầu tư để cải tạo kênh Ba Bò của 2 địa phương lên đến gần 1.100 tỷ đồng.

Kênh ba Bò

Dự án cải tạo kênh Ba Bò được kỳ vọng giải quyết vấn đề ngập nước và ô nhiễm môi trường. Sau khi hoàn thành, đáy kênh Ba Bò được mở rộng lên đến 12m, miệng kênh rộng 24m, đã cơ bản giải quyết được vấn đề ngập tại khu vực. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm nhiều năm qua vẫn không được cải thiện, người dân hằng ngày phải sống chung với mùi hôi thối…

Kênh Ba Bò

Hồ điều tiết sinh học được đầu tư 440 tỷ đồng nhưng mỗi khi vận hành đều bốc mùi hôi thối nồng nặc, nên nhiều năm qua không thể vận hành.

Kênh ba Bò

Theo ông Phạm Đức Hợp, ngụ Khu phố 6, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, từ khi thực hiện cải tạo kênh Ba Bò, xây dựng hồ điều tiết thì mức độ ô nhiễm có giảm so với trước đây, hiện tượng ăn mòn các vật liệu kim loại như mái tole, cửa rào sắt do hơi bốc lên từ kênh đã giảm bớt. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm khu vực thì giảm không nhiều.

Vào mùa nắng nóng, mùi hôi, mùi hóa chất bốc lên từ con kênh vẫn nồng nặc, là nỗi ám ảnh với các khu dân cư xung quanh kênh. Mùa mưa, nhờ lượng nước mưa làm giảm độ đậm đặc nên đỡ hơn.

“Người dân chúng tôi không hiểu nhiều về vấn đề kỹ thuật khi xây dựng hồ điều tiết nhưng khi Nhà nước bỏ tiền đầu tư một dự án lớn quan trọng thì nó phải mang lại những hiệu quả ở mức độ chấp nhận, chứ không phải chỉ giảm bớt như kênh Ba Bò hiện nay. Đầu tư dự án lớn nhưng không mang lại hiệu quả là lãng phí”, ông Hợp nói.

Kênh ba Bò

Trước đó, năm 2023, Thanh tra TP Hồ Chí Minh đã có Thông báo kết luận thanh tra số 23/TB-TTTP-P5 về việc thực hiện dự án đầu tư cải tạo kênh Ba Bò. Dự án do Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư, nay sáp nhập thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị.

Thanh tra TP Hồ Chí Minh xác định, trong quá trình thực hiện dự án cải tạo kênh Ba Bò, chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn đã có vi phạm trong nhiều khâu từ lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, điều chỉnh dự án, bản vẽ thiết kế cơ sở, công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, thanh toán.

Các vi phạm này dẫn đến dự án kéo dài, ảnh hưởng đến tính cấp bách, hiệu quả của dự án, gây lãng phí và không đạt được mục tiêu xử lý ô nhiễm nước thải và cải thiện môi trường đặt ra từ đầu.

Kênh ba Bò

Trước những sai phạm xảy ra tại dự án cải tạo kênh Ba Bò, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Minh Châu đã giao Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị thuê đơn vị tư vấn để xây dựng phương án khắc phục; lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn có liên quan để đưa dự án vào vận hành theo mục tiêu đã duyệt; chú ý những tồn tại của hệ thống xử lý nước thải của dự án.

Thành phố giao Sở khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và chủ đầu tư thẩm định phương án khắc phục, sửa chữa, đưa dự án vào vận hành theo mục tiêu được duyệt. Trường hợp không khắc phục được thiệt hại phải chuyển cơ quan điều tra để thụ lý làm rõ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng giao Sở Nội vụ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm theo thẩm quyền với lãnh đạo Ban Quản lý tại các thời kỳ liên quan đã có những sai sót, vi phạm nêu trên.

Theo thông báo kết luận thanh tra, đối với các đơn vị tư vấn như: Chi nhánh Công ty Cổ phần Thiết kế và Xây dựng Hà Nội (đơn vị tư vấn điều chỉnh dự án, thiết kế) có sai sót trong việc tư vấn lập hồ sơ điều chỉnh dự án và thiết kế; đánh giá không đúng thực tế mức độ ô nhiễm của nước kênh Ba Bò; thiết kế áp dụng cho dự án không phù hợp; công nghệ xử lý nước thải không đáp ứng được mục tiêu đã đề ra; đồng chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về hậu quả hệ thống xử lý nước thải hiện nay.

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Vina Mekong (đơn vị thẩm tra) không kiểm tra sử dụng kết quả khảo sát ở bước lập dự án để phục vụ cho công tác điều chỉnh là không phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn tại thời điểm điều chỉnh.

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng VinaConex (thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán công trình gói thầu số 3, 4, 5, 6); Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam - CTCP (thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán công trình gói thầu số 1, 3, 7); đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Vina Mekong (VMEC) áp dụng mã hiệu định mức, đơn giá vật liệu, cự ly vận chuyển, khối lượng... chưa phù hợp, vi phạm quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Công ty Tư vấn Xây dựng Công trình Giao thông Công chánh đề xuất đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty Quản lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi và Công ty Cổ phần Tàu Cuốc khi không đáp ứng được hồ sơ yêu cầu là thực hiện không đúng quy định.

Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam - CTCP (thiết kế gói thầu số 1, 7), Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Việt Thành (thiết kế gói thầu nạo vét hồ điều tiết); đơn vị tư vấn giám sát là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Ý Tân (gói nạo vét hồ điều tiết), Viện Khoa học Xây dựng Cầu đường Phía Nam (gói số 1, 7); nhà thầu thi công là Công ty Quản lý khai thác Dịch vụ Thủy Lợi (gói nạo vét hồ điều tiết), Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 610 (gói thầu số 7), Liên danh Công ty Quản lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi và Công ty Cổ phần Tàu Cuốc (gói thầu số 1) vi phạm quản lý chất lượng công trình và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.

Đọc thêm

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã Đô thị

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã

TTTĐ - Theo Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sẽ sáp nhập thành tỉnh mới tên tỉnh Vĩnh Long, có 124 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi bỏ cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long dự kiến sắp xếp còn 8 phường và 27 xã; tỉnh Trà Vinh còn 41 xã, phường; tỉnh Bến Tre còn 48 xã, phường.
Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào? Đô thị

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

TTTĐ - Sau khi sáp nhập sắp xếp, tỉnh Đồng Nai từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 55 đơn vị trong đó có 10 phường và 45 xã.
Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa Đô thị

Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý tài sản công là nhà, đất đối với các cơ sở bỏ trống, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 23/4, HĐND quận Nam Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức họp, thông qua Nghị quyết về chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5 Đô thị

Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan tạm dừng đào đường, hè trên địa bàn thành phố trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Đô thị

Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025).
Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ Đô thị

Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Lâm Đồng: Thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính Xã hội

Lâm Đồng: Thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính, TP Đà Lạt hiện có 12 phường, 4 xã. Sau sắp xếp, xóa bỏ thành phố, Đà Lạt sẽ thành 5 phường mới.
Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải Đô thị

Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải

TTTĐ - Lễ trao giải Top 10 Awards 2024 và khai mạc triển lãm Top 10 Pavillion vừa diễn ra chiều 19/4 tại Vườn hoa Diên Hồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu hành trình 7 năm tôn vinh những công trình xuất sắc, các ý tưởng sáng tạo bền vững trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất và công trình xanh.
Dự kiến sắp xếp thành 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Dự kiến sắp xếp thành 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đơn vị này đã triển khai việc lấy ý kiến Nhân dân và đưa ra phương án sắp xếp dự kiến sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Xem thêm