Tag
60 năm phong trào “Ba sẵn sàng”

Khắc lên lịch sử đất nước những dấu son tươi đỏ

Người Hà Nội 08/08/2024 08:18
aa
TTTĐ - Phát huy truyền thống truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, nền tảng Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến - anh hùng và đặc biệt là phong trào “Ba sẵn sàng”, 60 năm qua, lớp lớp thanh niên Thủ đô vẫn cùng nhau chung tay, góp sức khắc sâu thêm những dấu son chói đỏ về tinh thần sẵn sàng, tự nguyện đi đến bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần, lan tỏa tình yêu hòa bình cháy bỏng trong mỗi người.
“Dấu son” cần nhân rộng Thanh thiếu nhi Thủ đô ôn lại dấu son ngời sáng của cách mạng Việt Nam Ca khúc “Tomodachi - Tình bạn”, dấu son 50 năm tình hữu nghị Việt - Nhật

Niềm tự hào thanh niên Thủ đô

75 năm trước, khi thế nước ngàn cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động phong trào Thi đua yêu nước trong toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân.

Thực hiện Lời kêu gọi của Bác, Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng,” thắp sáng ngọn lửa hào hùng, khơi dậy phong trào cách mạng cho đoàn viên, thanh niên Thủ đô.

Phong trào được phát động trong bối cảnh sau khi gây ra sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ huy động máy bay tiến hành đánh phá miền Bắc nước ta, mở đầu cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

hanh niên miền Bắc sôi nổi hưởng ứng phong trào Ba sẵn sàng (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thanh niên miền Bắc sôi nổi hưởng ứng phong trào "Ba sẵn sàng" (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Nắm bắt tình hình Nhân dân cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ sôi sục khí thế đấu tranh, sẵn sàng bảo vệ quê hương đất nước, tại phiên họp bất thường ngày 7/8/1964, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng” với các nội dung: Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần.

Tối 9/8/1964, phong trào chính thức được phát động tại Quảng trường Nhà hát lớn Thành phố (nay là Quảng trường Cách mạng Tháng 8). Ngay trong tuần đầu tiên đã có hơn 80.000 thanh niên Hà Nội đăng ký nhập ngũ vào các lực lượng vũ trang Nhân dân, và trong khoảng một thời gian ngắn con số này lên đến hơn 200.000 người.

Đến tháng 3/1965, trước yêu cầu tình hình mới, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quyết định đẩy mạnh phong trào “Ba sẵn sàng” lên thành cao trào. Từ đó, nội dung của phong trào được bổ sung và nâng cao thành: Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.

Đến năm 1966, phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 3 triệu đoàn viên, thanh niên cả nước tham gia, trở thành một trong những phong trào hành động cách mạng lớn nhất của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước trong thế kỷ XX và để lại dư âm cho đến tận ngày nay.

Từ mảnh đất thiêng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, phong trào “Ba sẵn sàng” nhanh chóng lan rộng ra cả nước và trở thành cao trào cách mạng của tuổi trẻ
Từ mảnh đất thiêng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, phong trào “Ba sẵn sàng” nhanh chóng lan rộng ra cả nước và trở thành cao trào cách mạng của tuổi trẻ

Có thể nói, phong trào như "hồi kèn xung trận", cất lên từ lịch sử ngàn năm của mảnh đất Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, có sức lay động, hiệu triệu to lớn đối với tuổi trẻ Thủ đô. Chính vì ý nghĩa, tác dụng to lớn của mình mà phong trào lan tỏa rộng rãi với đất nước.

Nếu như thời kháng chiến chống Pháp, người Hà Nội có lứa tự vệ Thành Hà Nội, có những chiến sĩ cảm tử quân "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", những chàng trai hừng hực khí thế tuổi thanh xuân, những cô gái thướt tha áo dài đang đầy yêu đời nhưng dũng cảm ôm bom ba càng sẵn sàng tử chiến với kẻ thù thì phong trào "Ba sẵn sàng" đại diện cho tinh thần, ý chí, nghị lực của lớp thanh niên Thủ đô thế hệ chống Mỹ và xây dựng đất nước.

Đó là niềm tự hào đồng thời cũng là quyết tâm của cả thế hệ viết tiếp truyền thống của Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Hiện thực hóa khát vọng hòa bình bằng những việc làm cụ thể

Nói về phong trào "Ba sẵn sàng" thì có rất nhiều số liệu, nhiều dấu mốc, song, có một điều không thể hiện trên con số nhưng lại xuyên suốt lịch sử, có giá trị tinh thần to lớn đối với thành viên của phong trào. Đó chính là tinh thần yêu chuộng hòa bình, mong muốn tiến bộ, khát vọng phát triển của thanh niên Thủ đô.

Trong từng hoàn cảnh, thời điểm lịch sử, khát vọng hòa bình ấy lại được thể hiện bằng từng hành động cụ thể để hiện thực hóa ước mơ ổn định, phát triển, xây dựng đất nước yên ấm, đẹp giàu của thế hệ trẻ trong thành phố ngàn năm tuổi. Bằng cách đó, họ đã ghi dấu ấn của mình vào lịch sử Thủ đô, lịch sử đất nước với bản lĩnh, "chất" người Hà Nội ở từng giai đoạn quan trọng với non sông.

Sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi
Sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi

Không ai muốn xảy ra chiến tranh nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, dân tộc bị đe dọa, tính mạng của đồng bào không được đảm bảo bởi họng súng của kẻ thù thì chí làm trai phải xông pha lên đường. Khi đất nước đã sạch bóng quân thù, cần những tấm gương xông pha xây dựng kinh tế mới, người Hà Nội trẻ lại háo hức đến với mọi miền Tổ quốc để khai hoang, lập nghiệp.

Tại những vùng sâu, vùng xa, nơi đồng bào còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, bóng áo xanh đến từ "trái tim của cả nước" vẫn miệt mài mang ánh sáng văn hóa, mang niềm vui, giúp các em nhỏ học chữ, giữ gìn vệ sinh, giúp đồng bào vượt qua lạc hậu, nuôi đắp ước mơ và ý chí vươn lên.

Những thanh niên tình nguyện Thủ đô mang tinh thần "Hà Nội vì cả nước" tới mọi nẻo đường của Tổ quốc thân yêu thông qua những chiến dịch tình nguyện hè, lan tỏa tình cảm ấm áp với những hoạt động tình nguyện mùa đông. Dấu chân của tuổi trẻ Hà Nội đã đặt tới mọi miền đất nước, gieo những hạt mầm yêu thương và bồi đắp thêm niềm tin tưởng vào người Thủ đô của đồng bào cả nước.

Thanh niên giúp đỡ người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thanh niên giúp đỡ người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế lại một lần nữa cảm phục và yêu mến trước trách nhiệm, tình cảm của thanh niên Thủ đô. Suốt hai ngày Quốc tang, bóng áo xanh có mặt thường xuyên, liên tục, đông đảo với sự nhiệt tình và trách nhiệm cao độ.

Từ việc giúp lực lượng chức năng phân luồng giao thông, hướng dẫn, giúp đỡ người dân đến viếng Tổng Bí thư, các bạn thanh niên tình nguyện đã để lại ấn tượng sâu đậm về tinh thần, ý thức và nét văn minh, thanh lịch của người Thủ đô.

"Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai", từ những việc làm vô cùng ý nghĩa ấy, bóng áo xanh Thủ đô đã truyền đi thông điệp về nét đẹp người Hà Nội, về sự nhân văn cao cả, về lòng hiếu khách và yêu chuộng hòa bình đến với Nhân dân cả nước và quốc tế.

Tròn 60 năm từ ngày phong trào "Ba sẵn sàng" được phát động, ý nghĩa và dư âm của phong trào vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng bền bỉ trong trái tim, trong huyết quản mỗi thanh niên Thủ đô để chúng ta xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước và viết tiếp những bài ca đầy hùng tráng, tự hào.

Đọc thêm

Hình thành lối ứng xử văn minh tại các di tích Nhịp điệu cuộc sống

Hình thành lối ứng xử văn minh tại các di tích

TTTĐ - Việc đưa Quy tắc ứng xử vào triển khai trong các di tích lịch sử ở huyện Gia Lâm và Long Biên đang góp phần hình thành nên lối ứng xử văn minh của người dân tại nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Những mô hình quy tắc ứng xử tạo chuyển biến lớn trong giao tiếp Nhịp điệu cuộc sống

Những mô hình quy tắc ứng xử tạo chuyển biến lớn trong giao tiếp

TTTĐ - Tích cực triển khai những mô hình điểm, nhận thức về việc ứng xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã có những chuyển biến tích cực.
Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống Người Hà Nội

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống

TTTĐ - Không chỉ là những tấm bảng treo ở nơi công cộng, gần 1 thập kỷ qua, 2 Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội bền bỉ thẩm thấu vào đường ăn, nếp ở, hành xử của mỗi người dân Thủ đô để cùng lan toả và xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Không gian văn hóa sáng tạo hút khách du lịch tới Thủ đô Người Hà Nội

Không gian văn hóa sáng tạo hút khách du lịch tới Thủ đô

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 6 tháng qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều dấu ấn rõ nét. Đáng kể đến là, số lượng và chất lượng hoạt động của những không gian văn hóa sáng tạo đang góp phần thu hút lượng du khách đến Thủ đô.
Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa Người Hà Nội

Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Đan Phượng đã đầu tư mạnh cho hệ thống thiết chế văn hóa. Nhờ đó, nhiều mô hình nhà văn hóa thôn và Trung tâm văn hóa - thể thao xã đã phát huy hiệu quả.
Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy… Nhịp điệu cuộc sống

Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy…

TTTĐ - Làm sao để hương ước, quy ước Hà Nội gắn bó thiết thực với người dân, đồng hành cùng công cuộc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cuộc trò chuyện tâm huyết và thú vị.
Bài 4: Gạn đục khơi trong Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Gạn đục khơi trong

TTTĐ - Tác dụng của hương ước, quy ước đối với đời sống Nhân dân tại Hà Nội còn như một tấm màng lọc khổng lồ, “gạn đục khơi trong” để những hủ tục lạc hậu của hương ước bị xóa bỏ cho phù hợp với đời sống hiện nay và nhân lên những điều tốt đẹp trong cộng đồng.
Du lịch học đường - Hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây Người Hà Nội

Du lịch học đường - Hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Song song với các loại hình khác, trong những năm gần đây, du lịch học đường tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cũng được khách tham quan đón nhận tích cực.
Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước” Nhịp điệu cuộc sống

Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

TTTĐ - Kế thừa những giá trị tốt đẹp mà hương ước đã đồng hành cùng với làng xã cả ngàn năm qua, hương ước, quy ước được bổ sung thêm các quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ cơ sở. Vai trò của những “tài sản” này ngày càng trở thành di sản được người Hà Nội nâng niu và trân trọng. “Lệ làng” đồng hành cùng “phép nước” đã mang đến những lợi ích thiết thực cho cả Nhân dân và chính quyền.
Các hoạt động đặc sắc trong “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên” Người Hà Nội

Các hoạt động đặc sắc trong “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên”

TTTĐ - Chương trình “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên” được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, trưng bày giới thiệu các sản phẩm làng nghề … phong phú, đa dạng và đặc sắc của Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm