Tag

Khai mạc Chợ quê thời Mạc lần thứ 2 năm 2024

Nông thôn mới 19/07/2024 22:00
aa
TTTĐ - Chương trình Chợ quê thời Mạc lần thứ 2 năm 2024 được tổ chức nhân kỷ niệm ngày giỗ Thái hoàng Thái hậu nhà Mạc - Vũ Thị Ngọc Toàn, hoạt động diễn ra trong 3 ngày 19 - 20 - 21/7/2024 tại khu di tích lịch sử và văn hóa quốc gia từ đường họ Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước Đồ Sơn - tự hào miền đất địa linh hùng vĩ
Khai mạc Chợ quê thời Mạc lần thứ 2 năm 2024
Gian hàng giới thiệu sản phẩm của con cháu họ Mạc tại chương trình

Chợ quê thời Mạc là nét văn hóa mang hơi thở của thời gian, tái hiện lại cảnh đời sống xưa kia của một vùng cố đô, gắn với thời kỳ thịnh trị của nhà Mạc, những thành tựu đóng góp to lớn của Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn trong nhiều giá trị văn hóa đời sống, xã hội được duy trì đến ngày nay.

Khai mạc Chợ quê thời Mạc lần thứ 2 năm 2024
Sản phẩm OCOP của địa phương được giới thiệu và quảng bá

Sử sách ghi lại: Vương triều Mạc do Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) sáng lập ra. Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Ông thuộc dòng dõi, con cháu của những danh nho đời Trần như Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi.

Tuy sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, nhưng ông lại có tài năng võ nghệ nên đã trúng tuyển cuộc thi tuyển dũng sĩ và dành hơn 20 năm cuộc đời phục vụ dưới 4 triều vua Lê. Trong khoảng thời gian đó, ông đã lập được nhiều chiến công và nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung được thăng tước Thái Sư rồi ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó.

Sau gần 3 năm làm vua, Mạc Đăng Dung lui về Dương Kinh ở ẩn, trao lại ngôi báu cho con trưởng Mạc Đăng Doanh nhưng vẫn ngầm chỉ đạo việc triều chính. Từ đó cho trở đi, con cháu của Mạc Đăng Dung thay nhau lên nối ngôi và tham gia tiếp quản việc triều chính.

Nhà Mạc đã trải qua 5 đời vua: Mạc Đăng Dung (1527 - 1529), Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540), Mạc Phúc Hải (1541 - 1546), Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561) và Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592). Đến đầu năm 1593, triều đại nhà Mạc chính thức khép lại dưới tay quân Lê-Trịnh, đánh dấu 66 năm trị vì.

Trong suốt quãng thời gian 66 năm đó, nhà Mạc đã đưa ra nhiều chính sách cải cách, phát triển kinh tế làm cho đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định. Nhà Mạc không theo chính sách “trọng nông, ức thương” như thời Lê sơ nhưng đã đưa được kinh tế vùng Đông Bắc mạnh lên với thủ công, thương nghiệp phát triển, tiêu biểu như gốm sứ thời nhà Mạc đã vươn tới thị trường Đông Nam Á và các nước Trung Đông…

Thời Mạc còn được gọi là “Mạc Thị sùng Nho”, trọng Nho sĩ, nhiều kỳ thi đã được tổ chức dù chiến tranh xuất hiện liên miên. Dưới thời nhà Mạc nhiều hiền tài đã xuất hiện, tiêu biểu trong số những hiền tài của đất nước thời bấy giờ là Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ và Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tuy là một vương triều có thời gian tồn tại ngắn nhưng không thể phủ nhận rằng triều đại nhà Mạc đã để lại những dấu ấn tốt đẹp cho lịch sử nước nhà giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVI.

Nhằm phục dựng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của miền châu thổ sông Hồng nói chung, vùng cố đô Dương Kinh xưa nói riêng, Chợ quê nhà Mạc không chỉ giới thiệu, quảng bá về văn hóa, lịch sử mà còn giới thiệu, quảng bá các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản vật địa phương, các sản phẩm OCOP sản phẩm đặc trưng của Hải Phòng qua đó thúc đẩy giao thương buôn bán, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đọc thêm

Hà Nội có 1.498 hợp tác xã nông nghiệp Infographic

Hà Nội có 1.498 hợp tác xã nông nghiệp

TTTĐ - Gần 1.500 hợp tác xã nông nghiệp của Thủ đô đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội và đẩy nhanh quá trình xây dựng Nông thôn mới ở các địa phương.
Để sản phẩm OCOP luôn được người tiêu dùng Thủ đô đón nhận Nông thôn mới

Để sản phẩm OCOP luôn được người tiêu dùng Thủ đô đón nhận

TTTĐ - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay có 29/30 quận, huyện, thị xã đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP của trên 650 chủ thể tham gia, trong đó có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao.
Phân bón Cà Mau: Đồng hành nâng cao giá trị sầu riêng Việt Nam Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau: Đồng hành nâng cao giá trị sầu riêng Việt Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân bón Cà Mau, HOSE: DCM) một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón, tiếp tục khẳng định vị thế với vai trò nhà tài trợ kim cương tại Lễ hội sầu riêng Krông Pắc năm 2024.
Nữ hoàng sầu riêng Krông Pắc trúng đấu giá hàng tỷ đồng Nông thôn mới

Nữ hoàng sầu riêng Krông Pắc trúng đấu giá hàng tỷ đồng

TTTĐ - Trong không khí sôi động của Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ 2, cuộc đấu giá "Nữ hoàng sầu riêng" đã trở thành tâm điểm chú ý của hàng nghìn người dân và du khách. Ba quả sầu riêng đặc biệt này nhanh chóng đạt mức giá kỷ lục.
Xây dựng Nông thôn mới - hành trình không có điểm dừng Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới - hành trình không có điểm dừng

TTTĐ - Hà Nội sở hữu vùng nông thôn rộng lớn với 17 huyện, 1 thị xã. Trong đó, có hơn 380 xã thực hiện xây dựng Nông thôn mới. Đặc biệt, trong số 8 chỉ tiêu quy định đối với đơn vị cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới, thành phố đã cơ bản hoàn thành 6 chỉ tiêu, hiện đang dồn sức cho 2 chỉ tiêu còn lại, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới vào cuối năm 2024.
Đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT: Vì một nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT: Vì một nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Chính sách miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với phân bón đang gây tác dụng ngược, làm tăng giá thành sản xuất nông sản. Hợp tác xã (HTX) hoạt động trong khâu sơ chế nông sản hiện được áp dụng "không khai, không tính thuế giá trị gia tăng", khiến toàn bộ chi phí đầu vào không được trừ khi tính thuế thu nhập, dẫn đến không khuyến khích các tập đoàn kinh tế tham gia chuỗi giá trị nông sản…
Quảng Nam: Công ty Trường Sơn xin nhập lợn tái đàn tại trang trại Nông thôn mới

Quảng Nam: Công ty Trường Sơn xin nhập lợn tái đàn tại trang trại

TTTĐ - Sau thời gian bị phát hiện sai phạm trong hoạt động chăn nuôi, đến nay Công ty Chăn nuôi Trường Sơn đã có văn bản xin tỉnh Quảng Nam được nhập lợn tái đàn tại trang trại.
Sản phẩm nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập Kinh tế

Sản phẩm nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập

TTTĐ - Festival Nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam sẽ chính thức diễn ra tại TP Tam Kỳ từ ngày 28 - 31/8/2024 với chuỗi hoạt động đặc sắc.
Cùng nông dân tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Nhằm tạo cơ hội để nhà nông trao đổi thông tin với chuyên gia về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… đồng thời kiến nghị tới nhà quản lý những vướng mắc trong sản xuất, cũng như nắm bắt chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức "Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông".
Phát triển sản phẩm OCOP gắn liền với truyền thống, văn hóa địa phương Nông thôn mới

Phát triển sản phẩm OCOP gắn liền với truyền thống, văn hóa địa phương

TTTĐ - Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, huyện Đan Phượng đã có 100 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được UBND thành phố Hà Nội công nhận. Đây đều là các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng gắn liền với truyền thống, văn hóa và bản sắc của địa phương.
Xem thêm