Tag

Khai thác nét đẹp văn hóa lễ hội

Người Hà Nội 05/03/2023 11:42
aa
TTTĐ - Trong hành trang tiến tới tương lai, chắc chắn người Hà Nội không thể thiếu “tài sản” vô giá, đó là giá trị văn hóa cổ truyền được bồi đắp qua hàng ngàn năm của mình. Lễ hội chính là một phần di sản phi vật thể ấy.
Người dân phường Yên Hòa nô nức dâng hương cầu an trong hội làng đầu năm Đậm đà bản sắc văn hóa trong Lễ hội truyền thống làng Mọc Phùng Khoang

Lễ hội - nét văn hóa độc đáo đất Thăng Long

Mùa xuân là khởi đầu một năm mới, mở ra một vòng quay mới của đất trời, vạn vật sinh sôi nảy nở. Vì thế, đây cũng là mùa của lễ hội, mùa để người dân Thăng Long xưa nói riêng và người Việt nói chung được vui chơi, giải trí trong lúc nông nhàn, chuẩn bị một năm lao động miệt mài tất bật.

Ngày nay đời sống vật chất ổn định, nhu cầu về tinh thần phải luôn mới lạ, phong phú, hấp dẫn, vì thế các lễ hội lại càng được mọi người quan tâm, hưởng ứng.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dâng hương tại đền Hai Bà Trưng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dâng hương tại đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội)

Hà Nội là địa phương đứng đầu về số lượng lễ hội trong cả nước. Theo thống kê, nơi đây có khoảng 1.700 lễ hội và chủ yếu tập trung vào dịp đầu năm. Như vậy, trải khắp các quận, huyện nội, ngoại thành, trẩy hội ngày xuân cũng chính là được thêm một lần đến với những địa danh, di tích, tìm hiểu về lịch sử vùng đất, tên người đã ghi dấu nơi đây.

Có thể kể đến những lễ hội độc đáo, nổi tiếng không chỉ với người dân Hà Nội mà còn lan ra cả nước, là “điểm hẹn” mỗi dịp xuân về mọi người tụ tập, hội ngộ. Lễ hội gò Đống Đa là hoạt động “mở màn” cho mùa lễ hội của Hà Nội (mùng năm tháng Giêng năm Quý Mão).

Tiếp theo, một loạt các lễ hội đã trở thành thông lệ được tổ chức đúng ngày đều đặn theo truyền thống từ nhiều đời nay. Trong đó, lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước và kéo dài nhiều tháng, thu hút đồng bào Việt từ khắp mọi miền Tổ quốc, Việt kiều từ nước ngoài về tham dự.

Lễ hội Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
Lễ hội Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Nội, khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến ngày 18 tháng Giêng trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. Lễ hội Cổ Loa được xem là lễ hội truyền thống nhằm suy tôn vua An Dương Vương Thục Phán, người đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Tham dự lễ hội, du khách không chỉ được xem nghi thức đại tế và lễ rước mà còn được trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: Đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ…; Tìm hiểu về lịch sử thành Cổ Loa và truyền thuyết An Dương Vương - Mỵ Châu - Trọng Thủy...

Lễ hội Gióng (diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc của Hà Nội bởi những nghi lễ cổ xưa nhằm tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội)
Lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội)

Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Đây là hai lễ hội Gióng có sức thu hút nhất của Hà Nội. Ngoài ra, còn hơn 10 hội Gióng khác được tổ chức trên địa bàn Hà Nội cũng thu hút được đông đảo khách thập phương về tham dự.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh) cũng diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng bắt đầu bằng lễ rước kiệu từ đền, hai bên nghênh đón hai Vua Bà, với ý nghĩa tượng trưng Vua từ kinh đô Mê Linh về thăm làng. Bên cạnh nghi lễ rước kiệu, lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức gồm nhiều phần như dâng hương, tế lễ. Ngoài ra, lễ hội còn có những hoạt động dân gian truyền thống, diễn xướng lại chiến tích oai dũng năm xưa của Hai Bà Trưng...

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh diễn ra từ ngày 13-15 tháng Giêng được tổ chức rộng khắp vùng xứ Đoài; Đặc biệt là tại cụm di tích đền Thượng - đền Trung - đền Hạ thuộc địa phận xã Minh Quang và xã Ba Vì. Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, từ trước ngày chính lễ 14 và 15 tháng Giêng, đã có nhiều hoạt động văn hóa diễn ra mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mường, Dao.

Lễ hội Võng La tổ chức từ 13-15 tháng Giêng tại đình Đại Độ, làng Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh, nhằm suy tôn Ngũ vị Tôn Thần: Quốc Công Đại Vương và Lã Nương phu nhân Đại Vương cùng 3 người con là Linh Khổn (Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương), Minh Chiêu (Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương) và Cung Mục (Đệ Tam Linh Tố Đại Vương).

Lễ hội làng Lệ Mật diễn ra ngày 23 tháng Ba tại làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội, nhằm tưởng nhớ Hoàng Đức Trung - Thành Hoàng Lệ Mật, người đã có công lập ra 13 trang trại Tây thành Thăng Long, cho tới nay vẫn được duy trì (thuộc quận Ba Đình ngày nay).

Bên cạnh đó, Hà Nội còn các hội chùa Tây Phương, hội chùa Thầy, hội đền Kim Mã, hội làng Triều Khúc, hội đền Và, hội đình Định Công… Hầu hết các làng, xã, phường của Hà Nội đều tổ chức lễ hội theo truyền thống của mình, tạo nên nếp sinh hoạt tinh thần cho người dân địa phương.

Văn hóa xưa lưu dấu

Mỗi lễ hội cổ truyền cũng như lễ hội lịch sử, cách mạng đều được hình thành trong quá trình lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc Việt. Mỗi lễ hội đều hướng tới một nhân vật (hoặc một tập thể nhân vật) được coi là linh thiêng, cần được tôn kính, ghi ơn, và phải được các đời sau tưởng nhớ, cúng giỗ chân thành. Đó là các anh hùng dân tộc trong chống ngoại xâm, là các danh nhân văn hóa, những người có công lao to lớn đối với việc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương cũng như với cả nước; Là những người có công truyền nghề, chống thiên tai, khai phá đất hoang mở đất, lập làng ấp mới; Những người hy sinh vì nghĩa lớn, giàu lòng nhân ái trong hoạt động cứu trợ đồng bào...

Lễ hội chính là thái độ thể hiện lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” và sự ngưỡng vọng, tôn vinh của người đời sau đối với công lao và đức độ của các đối tượng đáng kính nói trên. Do vậy, lễ hội được coi là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại; Một trong những môi trường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc rất tốt cho lớp trẻ; Nhu cầu tinh thần chính đáng của mọi người, cần được trân trọng. Một đất nước có nhiều lễ hội chứng tỏ người Việt ta đã có một bề dày văn hóa phong phú và lâu đời, rất đáng tự hào.

Phần lớn các lễ hội dân gian truyền thống đều khởi nguồn từ nhu cầu sinh hoạt tinh thần của cộng đồng làng xã thời xưa. Nó gắn bó mật thiết với văn hóa làng xã và trong buổi ban đầu lễ hội được tổ chức ở địa bàn làng xã là chủ yếu. Xét đại thể thì lễ hội về cơ bản là một hiện tượng văn hóa đẹp, lành mạnh, cần được khai thác những yếu tố tích cực để phát huy; Làm cho đời sống tinh thần của xã hội thêm phong phú, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tiến bộ. Từ ngày đất nước đổi mới đến nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã được phục hồi, tôn vinh và nâng cấp, trong đó đáng chú ý là các lễ hội.

Cũng như tất cả các xã hội truyền thống của người Việt, đất Thăng Long xưa cũng được tạo thành từ những ngôi làng. Vì thế, mỗi một vùng, một địa điểm đều lưu giữ được những nét văn hóa cổ truyền của mình.

Ngày nay, trước tốc độ đô thị hóa và nhịp sống hiện đại, dấu xưa không bị mai một mà bằng cách này hay cách khác vẫn hiện hữu trong đời sống của người Hà Nội. Khuất sau những con phố rầm rập người xe, những ngôi làng Võng Thị, làng Nam Đồng, làng Cót, làng lụa, làng Yên Phụ… vẫn thấp thoáng bóng dáng của mái tường rêu, bờ tre, rặng chuối, cổng làng với nếp sống bình dị và hồn hậu.

Lễ hội là một phần biểu hiện của những nét văn hóa xưa còn lại với thời gian như thế. Rồi mai này những mái tường rêu, những cổng làng cổ kính, cả những cây cổ thụ, bờ tre, giếng làng… có thể đã trở thành cổ tích với lớp trẻ thì thế hệ con cháu vẫn có thể “gặp lại” cha ông mình qua các lễ hội làng, hội tổng.

Lễ hội cũng là một cách trao truyền văn hóa hết sức kì diệu, thiết thực mà người xưa đã cố gắng gìn giữ cả ngàn năm. “Đến hẹn lại lên”, mỗi năm một lần, cứ lặp lại tuần hoàn như vậy, người già nhắc thế hệ trung niên, trung niên nhắc trẻ con, cứ liên tiếp như vậy, lễ hội chẳng những không tạo nên sự nhàm chán mà còn là nỗi háo hức chờ mong, niềm yêu thương quê hương làng xóm, nơi chôn nhau cắt rốn đằm sâu trong mỗi người dịp mùa hội.

Đọc thêm

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập Người Hà Nội

Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập

TTTĐ - Ngày này cách đây 25 năm, ngày 16/7/1999, Hà Nội vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình". Đó là một vinh dự và cũng là một thách thức lớn để Hà Nội phấn đấu không ngừng cho một nền hòa bình trường tồn trên Trái đất, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, thịnh vượng và hội nhập.
Xem thêm