Khám sức khỏe sinh sản miễn phí cho phụ nữ khiếm thính
![]() |
Chiều 27/8, Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) phối hợp với bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội tổ chức tọa đàm “Môi trường y tế tiếp cận cho người điếc”.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội,nước ta có trên 1 triệu người khiếm thínhvà trong đó có một nửalà phụ nữ và trẻ em gái. Người khiếm thínhnói chung, phụ nữ bị điếcnói riêng có đời sống tinh thần, vật chất còn gặp rất nhiều khó khăn, học vấn thấp. Rào cản về ngôn ngữ đã hạn chế khả năng người điếctiếp cận với các phúc lợi xã hội.
Hơn nữa, ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thínhkhông được dùng phổ biến nên khi người điếcsử dụng các dịch vụ y tế vẫn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người nhà hoặc các phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu. Bên cạnh đó, người điếcvẫn chưa được tiếp cận với bảo hiểm y tế miễn phí cho người khuyết tật do xã hội đang nhìn nhận sai về mức độ khuyết tật của họ. Hệ lụy của thực trạng trên khiến cho người khiếm thínhkhó tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản.
Thực tế cũng cho thấy, tại các cơ sở y tế trên cả nước chưa nơi nào có phòng khám hay bác sĩ dành riêng cho người khiếm thính. Đa phần quá trình khám chữa bệnh đều phụ thuộc vào người thân hoặc người phiên dịch dẫn đến nhiều trường hợp bệnh nhân là người bị điếckhông biết được về bệnh tình của mình.
Chị Thu Vân, một phụ nữ bị khiếm thính tại Hà Nội chia sẻ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ cũng bịđiếc và chồng cũng điếc như mình nên chị không biết nhờ ai giúp đỡ khi đi khám thai định kỳ. Chị không biết thông tin về sức khỏe sinh sản nên tự mình tìm hiểu thông qua bạn bè đã có gia đình, mỗi khi đến khám thai chị thấy các bác sĩ và y tá có vẻ khó chịu khi tiếp nhận chị khi không có người thân đi cùng.
Một trường hợp phụ nữ khiếm thính khácđã có chồng và một đứa con, khi đi khám với mẹ, bà đã yêu cầu bác sĩ đặt vòng tránh thai cho chị mà chị không hay biết. Khi hai vợ chồng chị muốn có thêm một đứa con thì cố mãi cũng không được, khi nhờ một người phiên dịch đưa đi khám chị mới biết được điều này.
Để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người khiếm thính, nhất là chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ điếc, buổi tọa đàm đã đưa ra những lưu ý cho các bác sĩ BV Phụ sản Hà Nội khi giao tiếp với người bịđiếc như nói chậm, mặt đối mặt nếu người bịđiếc có khả năng độc hình môi tốt. Hoặc có thể dùng cử chỉ, điệu bộ, dấu hiệu tự phát hay hình ảnh minh họa. Bên cạnh đó, các bác sĩ cần phải cho người khiếm thínhbiết về bệnh tình của mình, cho họ có quyền tham gia quyết định liên quan đến sức khỏe của mình.
Tại tọa đàm, đại diện lãnh đạo BV Phụ Sản Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, BV sẽ dành những gì tốt nhất cho những người khuyết tật và người khiếm thínhvà sẽ tiếp tục ủng hộ chương trình khám sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khiếm thính. Cụ thể, sáng28/8, trung tâm ACDC cũng sẽ phối hợp với BV khám sức khỏe sinh sản miễn phí cho phụ nữ khiếm thính ởHà Nội.
Phương Thu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thị trường bất động sản cần những "liều thuốc mạnh" và thực chất hơn

Điều chỉnh tổng thể quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa

Giỏ hàng hiếm Boutique Gate bùng nổ giao dịch trước “giờ G” khởi công cầu Tứ Liên

Dẫn đầu xu hướng “sống xanh” với 5 lợi thế “vô tiền khoáng hậu”

Bất ngờ mối liên hệ giữa Thuận An và Thuận An 533 Miền Trung

Bà Rịa - Vũng Tàu tìm nhà đầu tư cho khu "đất vàng"

Đón sóng bất động sản thương mại tại Hà Nam, dự án nào đang hot nhất?

Quảng Nam: Dự án Khu đô thị "ôm đất" suốt 10 năm để đó?

Thiết kế tối ưu của căn hộ Sun Group cận kề công viên Sun World Hà Nam
