Tag

Khánh thành tượng Hoàng đế Quang Trung tại Đại học Quốc gia TP HCM

Văn hóa 22/12/2016 14:40
aa
TTTĐ - Sáng 20/2, tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh sinh viên của Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP HCM (phường Linh Trung, Quận Thủ Đức), UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Đại học Quốc gia TP HCM, Hội đồng hương Bình Định tại TP HCM tổ chức Lễ khánh thành tượng đài Hoàng đế Quang Trung.

Khánh thành tượng Hoàng đế Quang Trung tại Đại học Quốc gia TP HCM

TTTĐ - Sáng 20/2, tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh sinh viên của Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP HCM (phường Linh Trung, Quận Thủ Đức), UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Đại học Quốc gia TP HCM, Hội đồng hương Bình Định tại TP HCM tổ chức Lễ khánh thành tượng đài Hoàng đế Quang Trung.


Khánh thành tượng Hoàng đế Quang Trung tại Đại học Quốc gia TP HCM

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - UVTƯ Đảng - Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM phát biểu tại buổi lễ.

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung được làm bằng đá granite màu xám trắng nguyên khối, trọng lượng khoảng 10 tấn, cao 2,8 m, đặt trên bệ cao 2 m, theo nguyên mẫu tượng đài đặt tại Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn). Phía sau tượng có phù điêu bằng đá hình cuốn thư cao 3m, dài 8 m, khắc lời hịch: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (trích Hịch xuất quân của Hoàng đế Quang Trung).

Khánh thành tượng Hoàng đế Quang Trung tại Đại học Quốc gia TP HCM

Các đại biểu tham dự buổi lễ.


Khu vực xung quanh tượng đài có diện tích khoảng 1.000 m2, với các hạng mục: Cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ, điện chiếu sáng, góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp, sự tôn kính cho tượng đài. Điều đặc biệt là Tượng hoàng đế Quang Trung và cuốn chiếu thư đều được thực hiện bằng những tảng đá granite nguyên khối. Trong đó, riêng tảng đá để thực hiện cuốn chiếu thư lúc chưa chế tác nặng lên đến 72 tấn, tảng đá để tạc tượng nặng đến 9 tấn. Kinh phí xây dựng 2,2 tỷ đồng sau năm tháng thi công đã hoàn thành.

Khánh thành tượng Hoàng đế Quang Trung tại Đại học Quốc gia TP HCM

Nghi thức cắt băng Khánh thành tượng đài Hoàng Đế Quang Trung


Việc dựng tượng Hòang đế Quang Trung tại Đại Học Quốc Gia có ý nghĩa rất lớn về giáo dục từ lịch sử đến quân sự, cũng như nêu cao lòng yêu nước không chỉ cho sinh viên (SV) ĐHQG mà tất cả SV khu vực TP.HCM. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay về bảo vệ chủ quỳên và tòan vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam. Với hơn 25.000 sinh viên theo học giáo dục quốc phòng hàng năm, thể hiện sự hội tụ tinh thần yêu nước, yêu độc lập của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa to lớn về giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, để các thế hệ sau ghi nhận công lao to lớn của người Anh hùng áo vải - cờ đào Nguyễn Huệ, một nhà quân sự tài ba, lỗi lạc trong công cuộc chống ngoại xâm, kêu gọi thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống cha ông, làm rạng danh non sông đất nước Việt Nam.

Khánh thành tượng Hoàng đế Quang Trung tại Đại học Quốc gia TP HCM

Không gian quanh tượng đài.


Tại lễ khánh thành, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, UVTƯ Đảng, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho biết: “Lãnh đạo tỉnh Bình Định và lãnh đạo ĐHQG TP HCM đã bàn bạc nên có thêm một công trình mang đậm dấu ấn của tỉnh Bình Định tại Khu đô thị ĐHQG TP HCM, và ý tưởng tượng Hoàng đế Quang Trung được hình thành. Trong quá trình đi tìm vị trí để đặt tượng, các chuyên gia và lãnh đạo hai bên đều thống nhất đặt tượng Hoàng đế Quang Trung ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh sinh viên, thuộc khu đô thị ĐHQG-TP HCM là phù hợp về mặt cảnh quan, cũng như về ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, lòng tự hào dân tộc cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức.

Ngọc Huệ - Diệp Lục Tố




Tin liên quan

Đọc thêm

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích Văn hóa

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

TTTĐ - Ngày 25/4, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo” nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập Trung tâm (1988 - 2025).
Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển Nghệ thuật

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

TTTĐ - "Bằng tác phẩm và thông qua tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người ươm trồng hạt giống về cái đẹp, lòng nhân ái và sự tử tế; gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Nghệ thuật

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước giới thiệu 50 bức tranh, tượng của nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ gạo cội có nhiều cống hiến cho sự phát triển mỹ thuật Việt Nam và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

TTTĐ - Qua thời gian bình chọn, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 55.000 lượt bình chọn từ công chúng, thể hiện sự quan tâm và đồng hành của xã hội đối với hoạt động nghệ thuật.
Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam Nghệ thuật

Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam

TTTĐ - Buổi diễn đọc nhạc kịch "Giấc mơ của em" là kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru dàn dựng kéo dài trong hai năm 2025 - 2026. Hoạt động được thực hiện bài bản theo quy chuẩn nhạc kịch chuyên nghiệp qua các khâu chuyển ngữ - chuyển thể kịch bản, sáng tác âm nhạc, tổ chức diễn đọc tại Hàn Quốc (do các nghệ sỹ Hàn Quốc trình diễn) và tại Việt Nam (do các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn). Vở diễn chính thức sẽ được hoàn thành tại Nhà hát Tuổi trẻ và ra mắt khán giả trong năm 2026.
Nhiều văn nghệ sĩ sẽ tham gia diễu hành ở TP Hồ Chí Minh Văn hóa

Nhiều văn nghệ sĩ sẽ tham gia diễu hành ở TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Trong Khối Văn hóa, Thể thao - Truyền thông tham gia diễu binh, diễu hành ngày 30/4 sẽ có nhiều văn nghệ sĩ tham gia, trong đó có cả những gương mặt nổi tiếng như: NSND Kim Xuân, Hoa hậu H'Hen Niê, Hoa hậu Trần Tiểu Vy...
Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4 Nghệ thuật

Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Rạng rỡ non sông Việt Nam” sẽ diễn ra vào sáng 30/4, quy tụ hơn 1.000 ca sĩ và diễn viên tham gia.
Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” Văn hóa

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa Xuân 1975, khơi dậy niềm tin, lý tưởng cách mạng, tiếp thêm nội lực cho hành trình hội nhập, hiện đại hóa hôm nay.
Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình" Văn hóa

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình"

TTTĐ - Trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc. Trưng bày cũng góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, khích lệ thế hệ trẻ hôm nay càng thêm tự tin vững bước trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt Văn hóa

Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt

TTTĐ - Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 “Chúng ta là một" (We Are Together 2025) được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy giao lưu bền vững với cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc.
Xem thêm