Tag

"Kho báu" thuốc Nam của người Dao Ba Vì

Nông thôn mới 18/08/2022 15:57
aa
TTTĐ - Khu vực núi Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu. Tận dụng lợi thế đó, từ lâu đời nay, đồng bào dân tộc Dao sống dưới chân núi Ba Vì đã bảo tồn, phát triển nghề thuốc Nam quý hiếm, nhờ đó, đời sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện, kinh tế xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
Trồng 100.000 cây gỗ quý tại Vườn Quốc gia Ba Vì Hà Nội đẩy mạnh sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao Huyện Ba Vì: Tạo cơ hội tạo việc làm ổn định cho người lao động Chiến sĩ công an, thanh niên dầm mình trong nước giúp dân gặt lúa

Giữ gìn nghề thuốc quý của dân tộc

Ba Vì là một xã miền núi nằm trên triền núi thuộc huyện Ba Vì với dân số chiếm 98% là người đồng bào dân tộc Dao. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, người Dao nơi đây đã xóa dần cuộc sống du canh, du cư để ổn định và phát triển kinh tế. Song, trải qua nhiều thế hệ, người Dao Ba Vì không tách khỏi một nghề truyền thống của cha ông là làm thuốc chữa bệnh.

Người Dao Ba Vì làm thuốc chữa bệnh với mục đích trước hết để tự chữa bệnh cho người trong dân tộc mình, sau đó là chữa cho mọi người. Điều không thể phủ nhận là người Dao Ba Vì có được khả năng này là nhờ vào sự kế thừa tri thức cổ truyền của dân tộc, cũng như kế thừa kinh nghiệm gia truyền của chính dòng tộc, gia đình.

Lương y Triệu Thị Dung, thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì cho biết: Khu vực núi Ba Vì sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu, do đó, để tìm được những vị thuốc quý hiếm ẩn mình trên núi cao đại ngàn, người Dao buộc phải khổ công lặn lội trong rừng sâu, núi thẳm để tìm kiếm. Nghề thuốc muốn duy trì và phát triển được thì không chỉ dừng lại ở việc sử dụng dược liệu để bốc thuốc, mà còn bắt đầu từ công việc tìm kiếm cây thuốc, chế biến, bắt bệnh và bốc thuốc.

Vì vậy, đòi hỏi người Dao phải khổ công tìm tòi, tỉ mỉ ở từng công đoạn. Việc tìm được cây thuốc sẽ quyết định được một phần thành công của mỗi lương y, lương y nào có khả năng tìm kiếm được nguồn dược liệu tốt thì người đó sẽ có điều kiện chữa bệnh tốt hơn. Khi tiến hành sơ chế thì các lương y lại phải cẩn thận ở từng khâu, từng giai đoạn.

Dược liệu sau khi được thu hái về sẽ được băm chặt thành những kích cỡ khác nhau sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Sau đó, dược liệu sẽ được rửa sạch và phơi khô nhưng vẫn hoàn toàn đảm bảo được công dụng. Sau công đoạn này, thuốc sẽ được lưu giữ đóng gói một cách cẩn thận.

Người dân chế biến thuốc Nam

Lương y Triệu Thị Dung, thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì chia sẻ: “Các bài thuốc Nam này tôi được bố mẹ truyền lại. Nguồn dược liệu là các loại cây mọc tự nhiên trên rừng xanh. Bản thân tôi cứ tiếp tục trồng và thu hái, cái nào cần sao thì sao, cái nào cần phơi khô thì phơi khô tự nhiên chứ không cần ngâm, tẩm bất kỳ chất bảo quản nào”.

Theo kinh ngiệm được tích lũy từ đời này qua đời khác của người Dao, thuốc được sử dụng theo cách thông thường là “sắc thuốc” để uống và “tắm thuốc”. Ngày nay, với việc không ngừng học hỏi và cải tiến các phương thuốc bí truyền của dân tộc, người Dao xã Ba Vì đã tự nghiên cứu kết hợp hơn 100 cây thuốc để chế ra một số loại cao chữa được nhiều bệnh khác nhau. Hiện đã có nhiều bài thuốc hữu hiệu được chế biến cho thuận tiện khi sử dụng nhưng vẫn giữ được công dụng của chúng.

Xây dựng thương hiệu thuốc Nam của người Dao Ba Vì

Nếu như trước kia, người Dao chỉ biết dùng cây thuốc dưới dạng tươi hoặc khô để nấu lấy nước tắm hoặc uống thì những năm gần đây, các bài thuốc đã được cải tiến thành nhiều dạng tiện lợi hơn mà vẫn giữ được công dụng của thuốc, như: Nấu cao, nghiền thành bột, thuốc nước để nhỏ, thuốc đắp.

Ngoài chữa bệnh tại chỗ, các bài thuốc Nam còn theo chân thầy lang rong ruổi khắp các chợ phiên trong vùng, đến cả các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Ðịnh... để bán thuốc chữa bệnh, lan truyền "tiếng thơm" cho làng nghề.

Lợi thế là vậy, song trước sự phát triển của xã hội, nghề thuốc Nam cũng gặp không ít khó khăn. Đa số các hộ làm thuốc có quy mô gia đình nhỏ lẻ nên khó có tiềm lực để đầu tư bài bản. Hạn chế trong quy trình bào chế, mẫu mã, bao bì và giấy tờ minh chứng chất lượng sản phẩm của cơ quan chức năng... khiến sản phẩm truyền thống gặp khó khăn khi chinh phục thị trường. Thực tế này khiến những hộ làm nghề và cả chính quyền địa phương đều trăn trở.

Sản xuất thuốc Nam tại Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn, xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì)

Nhận thấy giá trị từ những bài thuốc Nam, Lương y Lăng Thị Châm là một trong số những người tiên phong thành lập Hợp tác xã Thuốc Nam gia truyền dân tộc Dao tại thôn Yên Sơn (xã Ba Vì). Gần đây, Hợp tác xã đổi tên thành Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn và đầu tư nhà máy sản xuất thuốc Nam hiện đại tại thôn Bát Đầm (xã Tản Lĩnh) giáp thôn Yên Sơn, đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP).

Lương y Lăng Thị Châm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã chia sẻ: “Chúng tôi chuyển đến vị trí mới để có mặt bằng lớn hơn, đủ điều kiện xây dựng nhà máy quy mô. Đây sẽ là điều kiện tốt hơn để sản xuất, nâng giá trị các bài thuốc Nam của cộng đồng người Dao nơi đây”.

Cũng theo Lương y Lăng Thị Châm, từ quy trình sản xuất truyền thống sang dây chuyền hiện đại là bước chuyển dài trong nghề thuốc của người Dao. Vẫn là các dược liệu truyền thống song quy trình sản xuất được khép kín hoàn toàn. Thay vì đun thuốc trên bếp củi, với nhà máy GMP, thuốc cao của Hợp tác xã được cô đặc bằng nồi nấu chân không kết hợp với pha chế trong các bồn hút chân không…, tạo ra các sản phẩm bảo đảm an toàn.

Hợp tác xã cũng xây dựng các phòng nghiên cứu vi sinh, hóa lý và tuyển lao động tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược để có kiến thức chuyên môn bảo đảm các mẫu sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định của ngành Y tế.

"Hiện nhà máy sản xuất thuốc Nam của Hợp tác xã đang sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm như: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe “Tì vị”, “bổ phế”, “dưỡng khớp” mang thương hiệu “Tản Viên Sơn”, các loại trà thảo dược, các sản phẩm mỹ phẩm như dầu gội dược liệu, nước tắm sau sinh… đều lấy giá trị gốc từ bài thuốc gia truyền của người Dao Ba Vì", Lương y Lăng Thị Châm tự hào kể.

Hiện nay, Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn đang tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động. Đơn vị cũng đã liên kết tiêu thụ dược liệu cho 10 gia đình khu vực quanh chân núi Ba Vì. Thời gian tới, Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn sẽ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố Hà Nội.

Chủ tịch UBND xã Ba Vì Lăng Văn Hà cho biết: Người Dao có kinh nghiệm cha truyền con nối với nghề làm thuốc. Hiện, cả xã có 309 hộ gia đình theo nghề làm thuốc Nam, có 9 hợp tác xã thuốc Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

Việc chuẩn hóa các bài thuốc gia truyền, sản xuất khép kín trên dây chuyền hiện đại chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó, việc đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất thuốc Nam theo chuẩn GMP của Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn là cách làm hiệu quả để các hợp tác xã hoạt động kinh doanh thuốc Nam khác ở xã Ba Vì cải tiến quy trình sản xuất, tạo ra thương hiệu thuốc Nam của người Dao Ba Vì.

Đọc thêm

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Nông thôn mới

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Xem thêm