Tag

Không có tác động nào ảnh hưởng đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm

Tiêu điểm 25/10/2023 09:39
aa
TTTĐ - Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh chắc chắn rằng sẽ không có một tác động nào làm ảnh hưởng đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh tại kỳ họp thứ 6 lần này.
Cơ sở xem xét quy hoạch, sử dụng cán bộ qua phiếu tín nhiệm Chiều nay, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh Quốc hội thông qua danh sách 44 người lấy phiếu tín nhiệm

Các điểm khác biệt khi lấy phiếu tín nhiệm

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh khẳng định, lấy phiếu tín nhiệm là việc làm hệ trọng trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Nghị quyết số 96/2023/QH15 lần này có 3 nội dung khác biệt chủ yếu.

Thứ nhất, Nghị quyết số 96/2023/QH15 quy định cụ thể và chi tiết hơn về việc những người được lấy và bỏ phiếu tín nhiệm viết báo cáo về kết quả hoạt động của mình từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Nghị quyết cũng quy định rất chi tiết về các nội dung báo cáo, đặc biệt là về trách nhiệm, sự cam kết, các sản phẩm mà những chức danh đó đã được đảm nhiệm từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã tạo ra được những chuyển biến gì đối với chức trách, nhiệm vụ được giao; về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của vị trí đang đảm nhận. Bên cạnh đó là phẩm chất đạo đức, lối sống, sự nêu gương, tinh thần trách nhiệm.

Thứ hai, Nghị quyết số 96/2023/QH15 quy định cụ thể không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ mà đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, phê chuẩn trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Cụ thể là những người có quyết định chờ nghỉ công tác hay nghỉ hưu hoặc là được bầu, phê chuẩn trong năm 2023 thì sẽ không lấy phiếu tín nhiệm lần này.

Không có tác động nào làm ảnh hưởng đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trả lời phỏng vấn báo chí

Thứ ba, Nghị quyết số 96/2023/QH15 cũng quy định rất rõ hệ quả kết quả lấy phiếu của việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm với 2 nội dung rất căn bản.

Theo đó, những người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải có trách nhiệm trình Quốc hội tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh, từ hai hệ quả rất rõ ràng cho thấy vai trò quan trọng và tính thiết thực của việc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội đối với các chức danh được bầu hoặc phê chuẩn, thông qua đó cũng đánh giá cán bộ, giúp cho những người giữ các chức vụ được quy định tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 nỗ lực hơn, cố gắng hơn trên cơ sở kết quả lấy phiếu.

Cách thức tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Nghị quyết số 96/2023/QH15 đã quy định rất cụ thể các mốc thời gian về việc thực hiện các bước trong quy trình và thủ tục cho việc lấy phiếu và bỏ phiếu.

Trên cơ sở đó, Ban Công tác đại biểu với trách nhiệm là cơ quan tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tham mưu rất sớm để ban hành kế hoạch triển khai lấy phiếu.

Tiếp theo, Ban Công tác đại biểu cũng đã tham mưu để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có công văn gửi đến những người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 để chuẩn bị báo cáo theo quy định tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 về 2 nội dung là phẩm chất, bản lĩnh chính trị, tinh thần nêu gương, tinh thần trách nhiệm; thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và bản kê khai tài sản.

Không có tác động nào làm ảnh hưởng đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm

Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, ngay từ đầu tháng 10/2023, tất cả các báo cáo của 44 người dự kiến được lấy phiếu tín nhiệm đã được gửi đến tận tay đại biểu Quốc hội.

Cùng với đó, bản kê khai tài sản cũng đã được gửi đến các Đoàn đại biểu Quốc hội ngay từ ngày khai mạc kỳ họp để đại biểu có điều kiện nghiên cứu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và việc kê khai tài sản để phục vụ cho việc lấy phiếu tín nhiệm.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, Nghị quyết số 96/2023/QH15 đã quy định rất rõ việc lấy phiếu tín nhiệm là cả một quá trình từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

"Với nhiều sự đổi mới, chúng tôi thấy rằng có những điểm thuận lợi để các đại biểu đánh giá, nhận xét, nhìn nhận về việc thực hiện nhiệm vụ của những người được Quốc hội bầu và phê chuẩn từ đầu nhiệm kỳ đến nay", Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh chia sẻ.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh kỳ vọng với sự công tâm, khách quan và cách làm khoa học, tôn trọng đại biểu, trên cơ sở thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình, thủ tục của Nghị quyết số 96/2023/QH15, cùng với năng lực, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước cử tri và Nhân dân cả nước thì kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ là một kênh rất quan trọng giúp cho các cấp có thẩm quyền đánh giá, nhận xét, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng cán bộ, nhất là những cán bộ cấp cao giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng kết quả này sẽ tiếp tục là một trong những thành công giúp hoạt động của bộ máy Nhà nước có những bước phát triển mới ở những năm còn lại của nhiệm kỳ, cũng là kinh nghiệm cho những khóa tiếp theo", Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh chia sẻ.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Thanh, tại kỳ họp, các đại biểu Quốc hội được dành thời gian, không gian thuận và không bị lệ thuộc, phụ thuộc bất kỳ một tác động nào cho việc thể hiện chính kiến của mình vào các mức độ lấy phiếu tín nhiệm là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

"Với quy trình, cách làm bỏ phiếu kín và việc chuẩn bị, tạo điều kiện cho đại biểu thực hiện quyền của mình một cách hoàn toàn chủ động, chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ không có một tác động nào làm ảnh hưởng đến kết quả lấy phiếu", Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh.

Theo chương trình dự kiến, sáng 25/10, Quốc hội sẽ làm việc tại hội trường để nghe báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ làm việc tại hội trường để nghe báo cáo kết quả kiểm phiếu; dự thảo nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn và biểu quyết thông qua nghị quyết.

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm