Không phân biệt thanh tra hành chính và chuyên ngành
Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện |
Chiều 8/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật Thanh tra (sửa đổi).
Thảo luận tại tổ 10 (gồm đoàn Thái Bình, Đắk Nông và Phú Yên), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 đã được tiếp thu nhiều ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Định cho biết, trước đây có thanh tra Nhà nước và thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Trong đó, thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành quy trình, trình tự thủ tục tiến hành thanh tra khác nhau. Hiện nay, không bỏ thanh tra nào nhưng sẽ do một hệ thống thanh tra làm.
“Không bỏ thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính nhưng không có cơ quan riêng để làm thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính mà tổ chức thành hệ thống các cơ quan thanh tra như quy định tại dự thảo luật sửa đổi để triển khai thực hiện. Do đó, không còn khái niệm thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính mà chỉ có một khái niệm thanh tra.
![]() |
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định |
Đồng thời, bất cứ thanh tra từ y tế, giáo dục, ngân hàng, thuế… đều được thanh tra và thanh tra theo quy trình, trình tự như trước đây; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cao hơn; tổ chức lại thống nhất trong một hệ thống thanh tra”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra phải bám sát theo đúng tinh thần của Kết luận số 134-KL/TW; bao quát các trường hợp cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.
Ngoài ra, theo ông Định có những vấn đề chồng chéo trong hệ thống thanh tra; giữa thanh tra và kiểm tra đã được xử lý trong các điều, khoản tại dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát để hoàn chỉnh, đảm bảo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện khi luật được ban hành.
Tại phiên họp, đa số ý kiến đại biểu tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Thanh tra năm 2022 nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
![]() |
Đại biểu Lại Văn Hoàn (đoàn Thái Bình) |
Đại biểu Dương Bình Phú (đoàn Phú Yên) cho rằng, sau khi sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ quan thanh tra theo chi đạo của Đảng theo mô hình 2 cấp và duy trì một số cơ quan thanh tra có tính chất đặc thù, sẽ dẫn đến sự thay đổi về vị trí, chức năng, mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra, mỗi quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ trưởng với các cơ quan thanh tra (tại những tổ chức được thành lập cơ quan thanh tra).
Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ với các cơ quan thanh tra trong hệ thống thanh tra, đặc biệt là các cơ quan thanh tra được tổ chức theo khoản 3, 4 Điều 7 dự thảo luật. Do đó, ông đề nghị nghiên cứu, bổ sung làm rõ tại dự thảo luật về vấn đề này.
Cũng theo đại biểu Dương Bình Phú, trong hệ thống pháp luật hiện hành, chức năng “kiểm tra” được quy định ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý khác nhau. Trên thực tế, nếu không có quy định pháp luật cụ thể, việc triển khai hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước rất khó khăn do không rõ quy trình, thủ tục.
Vì vậy, đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định một số vấn đề có tính nguyên tắc trong Luật về hoạt động kiểm tra: khái niệm; quyền của chú thể kiểm tra...; đồng thời, nghiên cứu bổ sung thêm nguyên tắc xử lý chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra ngay tại dự thảo Luật để đàm bảo trong quá trình triển khai thực hiện 2 hoạt động quản lý nhà nước này không xây ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp.
Liên quan tới quy định về tên cơ quan thanh tra, đại biểu Lại Văn Hoàn (đoàn Thái Bình) đề xuất nên quy định là “cơ quan thanh tra khác theo quy định của Chính phủ” thay vì liệt kê, quy định cứng về tên các cơ quan thanh tra trong dự thảo luật.
Về hành vi nghiêm cấm, tại khoản 6 Điều 6 dự thảo Luật quy định “không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra”.
Để bảo đảm tính toàn diện, đại biểu Lại Văn Hoàn cho rằng, cần bổ sung hành vi thay đổi, làm sai lệch tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra vào các hành vi bị cấm. Bởi, các hành vi này có thể cản trở, tác động làm thay đổi nội dung và kết quả thanh tra.
Bên cạnh đó, đại biểu Lại Văn Hoàn đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong công tác thanh tra trong dự thảo luật.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh

Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước

Đề xuất cán bộ, công chức được làm việc từ xa, làm online

Cử cán bộ tỉnh xuống xử lý công việc cấp xã
