Khu vực nào chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu
Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho biết, biến đổi khí hậu là một thách thức quan trọng mà Châu Á phải đương đầu khi khu vực này vẫn đang tìm cách mở rộng nền kinh tế.
Theo các nhà nghiên cứu, các đợt nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và bão sẽ trở nên phổ biến hơn ở Châu Á.
Các dự báo dựa trên một kịch bản, trong đó thế giới không cắt giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và nền nhiệt tại Châu Á tăng thêm 2oC. Theo đó dự báo vào năm 2050, 500 - 700 triệu người sống ở những quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan có thể trải qua những đợt nắng nóng vượt quá giới hạn.
Việc mất lao động ngoài trời trong thời gian này có thể làm giảm 7 - 13% GDP ở 3 quốc gia trên, dẫn đến thiệt hại trung bình từ 2.800 - 4.700 tỷ USD trên toàn Châu Á mỗi năm.
McKinsey cũng dự báo, số lượng các trận mưa lớn có thể tăng gấp 3 - 4 lần vào năm 2050 ở các khu vực của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia. Tình trạng lũ lụt gia tăng có thể gây thiệt hại 1.200 tỷ USD ở Châu Á, chiếm tỷ lệ khoảng 75% trong tổng thiệt hại toàn cầu.
Một công viên ở Hàn Quốc ngập nước hôm 3/8 (Ảnh: CNN) |
Ngược lại, khi Trái đất nóng lên, các khu vực phía Tây Nam Australia có thể trải qua hơn 80% thời gian trong điều kiện hạn hán vào năm 2050. Các khu vực của Trung Quốc có thể bị hạn hán từ 40 - 60% thời gian.
Biến đổi khí hậu cũng sẽ gia tăng khả năng xảy ra các cơn bão dữ dội từ Philippines và Việt Nam sang Đông Bắc Á, làm tăng lượng nước bề mặt ở các vùng phía Bắc Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi gây cạn kiệt nước tại các hồ chứa ở Australia.
Bên cạnh đó, các quốc gia đang nổi lên tại Châu Á gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được dự báo sẽ chứng kiến nhiệt độ và độ ẩm gia tăng. Đến năm 2050, các nền kinh tế này có thể phải chịu thiệt hại tương đương 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do những tác động này. Tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh có thể sẽ thiệt hại từ 500 triệu - 1 tỷ USD trong trận lụt lớn tác động trực tiếp tới cơ sở hạ tầng vào năm 2050.
Giám đốc Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, ông Jonathan Woetzel cho rằng, trong bối cảnh cả thế giới đang tập trung đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cũng cần được quan tâm đúng mức.
Theo ông Woetzel, Châu Á đối mặt với các hiểm họa khí hậu và các tác động kinh tế - xã hội nghiêm trọng, do đó không được lơ là tới việc giải quyết các thách thức này.
Nắng nóng lịch sử tại Siberia TTTĐ - Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, nhiệt độ ở Siberia vào tháng 5 đã tăng gần 10 độ C so với thông ... |
Người dân Ấn Độ chống chọi với nắng nóng lên đến 50 độ C TTTĐ - Ấn Độ đang hứng chịu đợt nắng nóng nghiêm trọng với nhiệt độ ở nhiều nơi lên tới 50 độ C. Trong đó, ... |
Các đại dương đang ấm lên, dự báo một năm thời tiết khắc nghiệt TTTĐ - Các đại dương thế giới đang chạm mức nhiệt độ cao kỷ lục. Điều này đã dấy lên lo ngại về hiệu ứng ... |
Biến đổi khí hậu - hiểm họa khôn lường TTTĐ - Thời tiết, sự bất thường của nó cùng những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra đã, đang và sẽ còn ... |
80 sân bay trên thế giới có thể bị nhấn chìm do biến đổi khí hậu TTTĐ - Mới đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo nhiều sân bay trên thế giới có thể bị ngập hoàn toàn ... |