Tag
Đại biểu Quốc hội

Kinh tế Việt Nam như cơ thể chuẩn bị hết bệnh, cần thuốc để phục hồi

Tin tức 04/01/2022 18:55
aa
TTTĐ - Cho rằng, kinh tế Việt Nam như cơ thể chuẩn bị hết bệnh, đang rất cần thuốc để phục hồi, đại biểu Quốc hội nhất trí cao với sự cần thiết thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn hiện nay.
Xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật có tác động lớn đến kinh tế - xã hội Đầu tư thêm 729km tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông kết nối các trung tâm kinh tế Đề xuất chi 60 nghìn tỷ đồng mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế Thế giới đánh giá tích cực triển vọng kinh tế Việt Nam

Chiều 4/1, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, các đại biểu Quốc hội khóa XV đã thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ

Tập trung hỗ trợ các đối tượng chịu nhiều tác động

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (đại biểu Quốc hội đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, việc thực hiện quyết liệt các giải pháp để phục hồi tăng trưởng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội là rất quan trọng và cần thiết phải có chính sách hỗ trợ trong lúc này.

Cho biết nhiều quốc gia đã tăng chi ngân sách để hỗ trợ phục hồi kinh tế, Chủ tịch nước cho rằng phải chấp nhận tăng nợ công, thâm hụt ngân sách tăng trong tầm kiểm soát. Nhận định “cầu” của nền kinh tế còn yếu, Chủ tịch nước cho rằng cần tăng tổng “cầu”, nhất là tại những lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, những đối tượng gặp khó khăn cần được hỗ trợ như người nghèo, công nhân.

Những hỗ trợ cho người lao động và các khu vực bị ảnh hưởng cần khẩn trương, quyết liệt, tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đồng thời cần thiết kế lại cơ chế khuyến khích và thủ tục tiếp nhận gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, tín dụng cho doanh nghiệp, người dân, làm sao họ tiếp cận một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, chống tham ô, lãng phí tốt nhất.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu trong quá trình thực hiện gói tài khóa, tiền tệ phát triển kinh tế phải nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, vừa có mục tiêu tăng trưởng bảo đảm chất lượng, năng suất lao động với tinh thần tự cường, áp dụng những giải pháp chuyển đổi số sử dụng công nghệ với tốt hơn, mạnh hơn, đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm, đào tạo nghề phải được giải quyết tổng thể.

Đoàn ĐBQH TP Hà Nội thảo luận tại tổ
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn thành phố Hà Nội) đánh giá cao việc Chính phủ trình dự thảo Nghị quyết cùng với những mục tiêu và các nhóm giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, đại biểu cũng băn khoăn khi cho rằng mục tiêu phòng, chống dịch vẫn còn khá mơ hồ, bởi không ai dám chắc khi nào dịch COVID-19 sẽ chấm dứt hoàn toàn. “Nếu không chống dịch thành công thì hệ thống y tế bị tổn hại nghiêm trọng, tác động đến phục hồi kinh tế và an sinh xã hội. Vì thế, chống dịch vẫn phải là mục tiêu số 1 trong chương trình này. Trong đó, việc bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh là quan trọng nhất”, đại biểu nhấn mạnh.

Theo đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại cho cả đất nước, vì vậy việc xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế là rất đáng làm. Nhận định dự thảo về Chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ trình lần này khá bài bản, đi đúng hướng, có cơ sở, tuy nhiên đại biểu cho rằng cần có lộ trình thực hiện cụ thể. “Trong 5 gói giải pháp phải có đánh giá tác động và chia ra làm hai kỳ là phục hồi và tăng trưởng. Phục hồi khỏe rồi mới đến kỳ tăng trưởng, trong đó giai đoạn phục hồi có thể là phải 1,5-2 năm trong bối cảnh xuất hiện Omicron”, đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm.

Tránh lạm dụng chính sách

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, kinh tế Việt Nam như cơ thể chuẩn bị hết bệnh cần thuốc phục hồi. “Sức khỏe doanh nghiệp, người dân kiệt quệ sau đại dịch, do đó gói phục hồi kinh nếu được ban hành sớm thì phục vụ cho quá trình khôi phục nền kinh tế”.

Đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) đề nghị cần phải quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung một số bộ luật để tạo cơ sở pháp lý thực hiện chính sách, trong đó có các luật về thuế, kể cả thuế tiêu thụ đặc biệt, quản lý thuế và những loại thuế mà trong định hướng của Bộ Chính trị đã đề cập là Thuế về về tài sản, Thuế về bất động sản…. Đại biểu cũng cho rằng cần quan tâm đến đầu tư cho y tế, trong đó cần tăng cường năng lực hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đặc biệt là tuyến y tế xã.

Còn đại biểu Nguyễn Minh Đức (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, gói tài khóa, tiền tệ hỗ trợ hỗ trợ về phục hồi và phát triển nền kinh tế - xã hội phải ưu tiên cho những doanh nghiệp trong những lĩnh vực sản xuất ra những mặt hàng cũng như các giá trị sản phẩm chứ không phải là những giá trị, tài sản vô hình.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí thảo luận tại tổ
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí thảo luận tại tổ

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, chương trình cần đầu tư tập trung, có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải và chỉ tập trung, tránh dàn trải và chỉ đầu tư cho những lĩnh vực chịu tác động của đại dịch COVID-19. Nhìn vào dự thảo Nghị quyết, đại biểu cho rằng vẫn tập trung cho hạ tầng đầu tư giao thông nhưng đây không phải là dự án bị đình trệ do dịch nên cần xem xét lại và cũng không phải là nội dung then chốt để phục hồi kinh tế, vì vậy cần ưu tiên cho lĩnh vực nào cần hỗ trợ.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn thành phố Hà Nội) nhấn mạnh việc Chính phủ và các bộ, ngành cam kết, làm rõ trách nhiệm chính trị, trách nhiệm giải trình, cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, bảo đảm đúng mục tiêu, tránh lạm dụng chính sách, bảo đảm tính hiệu quả và khả thi.

Đọc thêm

Xem xét nhiều nội dung để kịp thời phục vụ công tác điều hành Tin tức

Xem xét nhiều nội dung để kịp thời phục vụ công tác điều hành

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ) xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực Tin tức

Đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, chủ động nghiên cứu, rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) để Luật vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực…
Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh Tin tức

Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội đã cơ bản hoàn thành toàn bộ các nội dung 6 tháng đầu năm 2024 theo chương trình công tác. Hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh theo chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tiễn của TP đã được triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Quyết liệt thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng Tin tức

Quyết liệt thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - TP quyết liệt, tập trung thực hiện nhiều nội dung nhiệm vụ trọng tâm như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; trong đó đặc biệt quan tâm đẩy mạnh phát triển hạ tầng, ứng dụng phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) diễn ra từ ngày 1/7 - 4/7, dự kiến xem xét 42 nội dung gồm 17 báo cáo và 25 nghị quyết.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương Tin tức

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương

TTTĐ - Nhân dịp thăm chính thức Hàn Quốc, chiều tối 30/6, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển Tin tức

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển

TTTĐ - Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc Tin tức

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc

TTTĐ - Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15% Tin tức

Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15%

TTTĐ - Theo tính toán của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, với số tăng lương hưu cộng lại qua các đợt, lần tăng lương này, nếu chỉ tăng 11,5% cũng đã ngang bằng với mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ công chức.
Xem thêm