Tag

Kinh tế - xã hội Việt Nam: Nhiều dấu hiệu khởi sắc tích cực

Thị trường - Tài chính 02/09/2023 09:00
aa
TTTĐ - Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cơ bản đạt được các mục tiêu tổng quát đề ra với kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế xanh Chuyển đổi số - động lực phát triển kinh tế, xã hội

Cả hệ thống chính trị nỗ lực vượt khó...

Thời gian qua, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tác động, ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu, trong đó có nước ta.

Theo đó, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng hầu hết các nền kinh tế lớn tăng trưởng thấp do tổng cầu suy giảm, chính sách tiền tệ thắt chặt, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina phức tạp hơn, bất ổn địa chính trị, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng gia tăng.

Cùng với đó đã xuất hiện một số rủi ro, thách thức mới về lương thực toàn cầu khi Nga, Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực trong nước, ảnh hưởng đến nguồn cung gạo trên thế giới.

Các nước trên thế giới vẫn đang giải các “bài toán khó” giữa thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; Giữa toàn cầu hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa và cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, sự phân tách, phân mảnh.

Kinh tế - xã hội Việt Nam: Nhiều dấu hiệu khởi sắc tích cực
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Trong khi đó, ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi khi chúng ta chịu tác động kép, phải chống chịu với sức ép từ cả bên trong và bên ngoài, nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém kéo dài nhiều năm, trong đó có các vấn đề của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, tín dụng… bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh khó khăn.

Trong bối cảnh đó, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội; Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; Sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; Sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế và sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt, hiệu quả của các Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương nên tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam cơ bản đã được các mục tiêu tổng quát đề ra với kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, vận chuyển hành khách tăng 15,8% và luân chuyển tăng 27,6%; Vận chuyển hàng hóa tăng 15,3% và luân chuyển tăng 12,7%. Cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 15,23 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,34 tỷ USD).

Đồng thời, hoạt động du lịch cũng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng năm 2023 ước đạt hơn 6,6 triệu lượt người, gấp 6,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Kinh tế - xã hội Việt Nam: Nhiều dấu hiệu khởi sắc tích cực

Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 41,3% kế hoạch, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 39,7% và tăng 12,3%), thể hiện kết quả nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư công nhằm tạo động lực tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của kinh tế thế giới.

Cùng với đó, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có những tín hiệu tích cực, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 7 tháng năm 2023 đạt 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Số dự án cấp mới tăng 75,5%, vốn đầu tư đăng ký cấp mới tăng 38,6% cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam.

Chỉ số lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp và giữ xu hướng giảm dần. Trong khi công tác bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm thực hiện, Chính phủ đã hỗ trợ hơn 18,2 nghìn tấn gạo cho gần 204,7 nghìn hộ với hơn 1,2 triệu nhân khẩu.

Như vậy, trong hơn 7 tháng năm 2023, có thể thấy rằng, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy trong bối cảnh tình hình quốc tế khó khăn, nhiều quốc gia tăng trưởng chậm; Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt; An ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm...; Góp phần tạo dư địa thực hiện chính sách ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

Vẫn còn đó nhiều khó khăn, thách thức

Mặc dù kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, thời gian tới khó khăn, thách thức đặt ra còn rất lớn, không thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn và nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xu hướng chung toàn cầu.

Kinh tế - xã hội Việt Nam: Nhiều dấu hiệu khởi sắc tích cực
Các thành viên Chính phủ tổ chức nhiều cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Các doanh nghiệp, cả nền kinh tế nói chung, đang phải “bơi trong dòng xoáy khó khăn”. Các thách thức lớn hiện nay là thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính trong giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Chi phí vốn vẫn ở mức cao, tiếp cận vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chào bán chứng khoán còn khó khăn…

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư buộc phải chuyển nhượng bớt cổ phần, tài sản, dự án đầu tư trong bối cảnh thị trường mua bán sáp nhập không thuận lợi, hoặc chưa muốn vay do sản xuất - kinh doanh đình trệ, không có lãi. Việc duy trì hoạt động và tranh thủ cơ hội thị trường gặp nhiều thách thức…

Đặc biệt, điều đáng quan ngại là hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nhiều lĩnh vực gặp khó khăn; Sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn sau đại dịch COVID-19, một bộ phận doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm sản lượng…

Do đó, cần phải tiếp tục có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm và thời gian tới.

Kinh tế - xã hội Việt Nam: Nhiều dấu hiệu khởi sắc tích cực

Trong Thông báo số 332/TB-VPCP ngày 17/8/2023 kết luận về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao lựa chọn một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng ưu tiên để tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế; Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sinh kế, việc làm cho người dân; Khẩn trương tập trung hoàn thiện trình ban hành các quy hoạch; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia; Thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu; Chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách, tạo đồng thuận của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Trong đó, Thường trực Chính phủ lưu ý, về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, phát huy tinh thần cầu thị, lắng nghe các ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, người dân để khẩn trương có các giải pháp kịp thời, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; Tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân; Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí, đẩy mạnh chuyển đổi số... phấn đấu tiếp tục hạ lãi suất cho vay, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm, cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Về chính sách tài khóa, Bộ Tài chính đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất trong thời gian qua; Trên cơ sở đó, chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn cần áp dụng trong thời gian tới; Có giải pháp khả thi để xử lý dứt điểm, hiệu quả vấn đề trái phiếu doanh nghiệp; Đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách.

Về chính sách đất đai, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi để trình Quốc hội ban hành vào kỳ họp thứ 6; Khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về xác định giá đất, các quy định liên quan đến khoáng sản, vật liệu xây dựng, bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, thống nhất trong thực hiện.

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối quản lý kinh tế vĩ mô và tiếp tục rà soát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ; Tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch, bảo đảm chất lượng, tiến độ.

Đặc biệt, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh, thủ tục hành chính và giấy tờ để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Đọc thêm

Chợ Tết công đoàn sẵn sàng phục vụ đoàn viên, người lao động Thị trường - Tài chính

Chợ Tết công đoàn sẵn sàng phục vụ đoàn viên, người lao động

TTTĐ - Bắt đầu hoạt động từ 0 giờ ngày 20/12/2024 đến 24 giờ ngày 20/1/2025 (từ ngày 20/11 - 21/12 năm Giáp Thìn 2024), Chợ Tết Online (chotet.congdoan.vn) - sàn thương mại điện tử của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã sẵn sàng cung cấp các sản phẩm thiết yếu như: Thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo và quà Tết… đảm bảo chất lượng và giá cả ưu đãi.
Hà Nội thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững Thị trường - Tài chính

Hà Nội thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2025.
Mùa lễ hội rộn ràng cùng MyVIB: 20 triệu quà tặng cùng cơ hội lái Mercedes về nhà... Thị trường - Tài chính

Mùa lễ hội rộn ràng cùng MyVIB: 20 triệu quà tặng cùng cơ hội lái Mercedes về nhà...

TTTĐ - Chào đón mùa lễ hội cuối năm, ngân hàng số MyVIB mang đến chương trình khuyến mại hấp dẫn với tổng giá trị quà tặng lên đến 5 tỷ đồng, dành cho tất cả khách hàng mới và khách hàng hiện hữu.
Giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi Thị trường - Tài chính

Giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
Eximbank: Động lực bền vững nâng bước SMEs tại HOZO 2024 Thị trường - Tài chính

Eximbank: Động lực bền vững nâng bước SMEs tại HOZO 2024

TTTĐ - Sự kiện HOZO 2024 - Lễ hội Âm nhạc Quốc tế lớn nhất Việt Nam không chỉ là sân chơi của âm nhạc và nghệ thuật mà còn là dấu ấn quan trọng trên hành trình kết nối kinh doanh, sáng tạo và hội nhập quốc tế. Đồng hành cùng sự kiện, Eximbank với vai trò là đối tác ngân hàng độc quyền, tiếp tục khẳng định sứ mệnh trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các SMEs Việt.
Khai mạc Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 Thị trường - Tài chính

Khai mạc Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3

TTTĐ - Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với UBND huyện Thanh Oai, Công ty CP chợ đầu mối Nam Hà Nội tổ chức Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3.
Nâng cao nhận thức, lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm Việt Thị trường - Tài chính

Nâng cao nhận thức, lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm Việt

TTTĐ - Chiều 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội đã tổ chức Tuần hàng Việt “Made in Vietnam 2024” tại quận Hà Đông.
Ra mắt thẻ Sacombank Visa Platium O2 hướng đến tiêu dùng xanh Thị trường - Tài chính

Ra mắt thẻ Sacombank Visa Platium O2 hướng đến tiêu dùng xanh

TTTĐ - Ngày 20/12 vừa qua, Sacombank chính thức ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Platinum O2 (thẻ tín dụng Visa O2) - dòng thẻ đầu tiên tại Việt Nam sử dụng chất liệu nhựa tái chế từ rác thải đại dương, hành động thiết thực nhằm hưởng ứng mục tiêu Net Zero của Chính phủ.
Năm 2025 phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên 12.000 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Năm 2025 phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên 12.000 tỷ đồng

TTTĐ - Năm 2024, quận Ba Đình đã hoàn thành 26/26 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được giao trong năm 2024, trong đó có 9 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức.
Đảm bảo hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 Thị trường - Tài chính

Đảm bảo hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị, địa phương chuẩn bị hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn.
Xem thêm