Kon Tum: Cấp hơn 3.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho người dân
Công nhận Làng Tái định cư Tu Thó là Làng Du lịch cộng đồng Bán đấu giá sâm Ngọc Linh “tiếp sức” làng tái định cư Tu Thó Hỗ trợ đồng bào Xơ Đăng làm du lịch, bảo tồn văn hóa |
![]() |
Huyện Tu Mơ Rông cấp phát hơn 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số với giá trị gần 1 tỷ đồng |
Nhằm giúp đỡ người dân vươn lên làm giàu bền vững, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông phối hợp với UBND xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) tổ chức cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Các hộ được cấp giống sâm Ngọc Linh thuộc 2 xã Đăk Na và Văn Xuôi. Trong đó, có 35 hộ ở xã Đăk Na, 5 hộ ở xã Văn Xuôi. Sâm được cấp là sâm giống 1 năm tuổi, không mắc bệnh; đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Được biết, 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cấp miễn phí cho dân trị giá gần 1 tỷ đồng, từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực hiện hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngay sau khi nhận sâm, cán bộ của trung tâm và UBND xã Đăk Na đã cùng người dân lên các khu rừng già được quy hoạch trồng sâm để xuống giống.
Tại đây, người dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc để sâm sinh trưởng, phát triển tốt.
![]() |
Từ nguồn giống sâm Ngọc Linh được huyện hỗ trợ, người dân sẽ có cơ hội vươn lên thoát nghèo |
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết, sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam. Tại địa phương, sâm Ngọc Linh được xác định là loại cây giúp dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn và hỗ trợ, huyện đã tổ cấp phát sâm Ngọc Linh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển kinh tế.
Nhờ đó, người dân đã xây dựng được các vườn sâm Ngọc Linh quý, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.
Thống kê sơ bộ cho thấy, trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa gần 2.000 hộ nghèo; giúp hàng trăm hộ đã làm giàu, cá biệt có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
“Việc các đơn vị của huyện hỗ trợ sâm giống cho 40 hộ dân đợt này, nhằm mục đích giúp bà con đồng bào Xơ Đăng có thêm sinh kế để phát triển kinh tế, qua đó, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Huyện sẽ cử cán bộ giúp dân cùng chăm sóc, để sâm đạt tỷ lệ sống cao, sớm nhân rộng và có nguồn thu từ vườn sâm này”, ông Mạnh cho hay.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Làng nghề gỗ Thiết Úng được công nhận là Điểm du lịch

Phát triển đội ngũ khuyến nông chuyên sâu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số

Quảng Nam: Đẩy mạnh kinh tế tập thể, giảm nghèo và xóa nhà tạm

Nông dân Thủ đô nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái

Baby Three “hết thời”, người dùng quay lưng, tiểu thương xả lỗ

Huyện Hưng Hà sẽ xuất khẩu 2.000 tấn gạo sang Nhật Bản

Sắp xếp, kiện toàn 18 đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội
