Tag
Giải pháp nào để phòng tâm lý học đường hoạt động hiệu quả?

Kỳ 5: Hiệu quả của mô hình Phòng Tư vấn học đường 3C

Muôn mặt cuộc sống 04/09/2023 07:00
aa
TTTĐ - Phòng Tư vấn học đường 3C (Chuyên nghiệp – Chuyên môn – Chuyên trách) tại 6 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội với thông điệp “Điều cuối cùng của một nền giáo dục thành công là những con người hạnh phúc” đã và đang hỗ trợ thiết thực, hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh.
Ban hành tờ rơi truyền thông về tư vấn tâm lý học đường Hành trình xây dựng "Ngôi trường hạnh phúc" “Gỡ khó” hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội trường học

Nơi học sinh sẵn sàng tìm đến

4 năm nay, trong khuôn viên nhỏ của trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa – Hà Nội), một căn phòng có tên “Phòng Tham vấn học đường” trở thành địa chỉ ấm áp của thầy cô, phụ huynh, học sinh trong trường. Căn phòng được sơn màu vàng chủ đạo, được bày trí bàn ghế, lọ hoa đẹp mắt khiến dù bất cứ ai bước vào cũng có cảm giác thân thiện, yên bình.

Theo cô Nguyễn Thanh Thủy, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Phòng Tham vấn học đường Nguyễn Trường Tộ được xây dựng và vận hành từ 2019, đã và đang thực hiện sứ mệnh nâng cao chất lượng sức khỏe tinh thần (SKTT) cho các em học sinh trong môi trường học đường.

“Trước đó, học sinh và giáo viên đều gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tư vấn tâm lý. Nhưng hai năm đầu tiên sau khi vận hành theo mô hình 3C, chúng tôi đã tiếp gần 700 ca tham vấn với gần 2.000 lượt tham vấn cho học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ. Phòng tham vấn do các chuyên gia đảm trách, được thiết kế hoàn toàn khác biệt, bài trí đẹp và ấn tượng, luôn có các chuyên gia tâm lý đến từ các cơ quan, tổ chức uy tín để giúp đỡ các con.

Các con từng gặp khó khăn tâm lý, sau khi được hỗ trợ, tham vấn, có khả năng học tập tốt hơn và sống tích cực hơn. Các giáo viên nhà trường cũng cảm thấy được sự đồng hành và san sẻ nỗi ưu tư khi có sự hỗ trợ từ phòng tham vấn” – cô Nguyễn Thanh Thủy nói.

Kỳ 5:  Hiệu quả từ mô hình Phòng Tư vấn học đường 3C

NSUT Xuân Bắc giao lưu với các em học sinh Trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa, Hà Nội) trong buổi ra mắt phòng tham vấn học đường.

Cũng theo cô Thủy, để triển khai thành công, trường đã làm rất tốt công tác truyền thông về Phòng Tham vấn học đường của trường trên nền tảng số như Zalo, Fanpage, website.

“Tâm lý học đường là ngành tâm lý ứng dụng liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên, gia đình và quá trình học tập.

Các nhà tâm lý học học đường có chuyên môn để can thiệp ở cấp độ cá nhân và hệ thống, đồng thời phát triển, thực hiện và đánh giá các chương trình nhằm thúc đẩy môi trường học tập tích cực cho trẻ em và thanh thiếu niên từ các nền tảng khác nhau, và đảm bảo tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ giáo dục và tâm lý hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển sức khỏe”.

(Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA)

Phòng được chia các không gian: Phòng cá nhân, phòng nhóm và phòng trò chuyện chung. Ở phòng tham vấn, các thầy cô không chỉ lắng nghe tâm sự, chia sẻ của học sinh, gia đình và thầy cô mà còn tổ chức rất nhiều hoạt động bổ ích. Học sinh được làm và tham gia đánh những TEST liên quan đến năng lực, hành vi: MBTI, DISC, EQ, IQ, phương pháp học tập VAK,...

Các chuyên gia tâm lý là những người được đào tạo chuyên môn của Tổ chức GNI và đã triển khai thành công 4 chương trình lớn về phòng ngừa trên các nền tảng xã hội với các chủ đề: “Trường học hạnh phúc”, “Thải độc cảm xúc” “Nếu tôi lỡ là một cái cây”, Toạ đàm “Vắc xin hạnh phúc”...

Cô Thanh An – Quản lý Phòng TVHĐ Nguyễn Trường Tộ, chia sẻ: “Đặc biệt, trong mùa dịch COVID -19, để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về sức khỏe tinh thần cho các em học sinh, chúng tôi thay đổi hình thức hoạt động tham vấn cá nhân, nhóm thay đổi sao cho linh hoạt, phù hợp với bối cảnh và nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ tâm lý trực tuyến qua nền tảng Zalo, Facebook, Fanpage được triển khai tích cực”.

Một dự án nhân văn

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ là một trong số 6 trường học đầu tiên ở Hà Nội triển khai xây dựng Phòng Tham vấn học đường (hay Tư vấn học đường) với mô hình 3C theo Dự án “Tăng cường sức khỏe tinh thần cho học sinh THCS tại Hà Nội thông qua, xây dựng và vận hành mô hình phòng tham vấn học đường” của Tổ chức GNI (Good Neighbors International) thực hiện năm 2019.

Theo chị Lê Thu Trang, Điều phối viên của Tổ chức GNI, tháng 8/2019, Tổ chức GNI bắt đầu nghiên cứu và triển khai mô hình phòng tham vấn học đường tại Hà Nội. Hai phòng tham vấn đầu tiên được hỗ trợ thành lập và vận hành tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Quận Đống Đa) và trường THCS – THPT Ban Mai (Quận Hà Đông), tiếp sau đó là THCS Minh Khai, THCS Lê Quý Đôn… Theo chị Trang, lý do mà học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ sẵn sàng đến Phòng TVHĐ bởi vì Phòng được thiết kế và vận hành theo mô hình chuẩn 3C.

Kỳ 5:  Hiệu quả từ mô hình Phòng Tư vấn học đường 3C
Chị Lê Thu Trang, Điều phối viên của Tổ chức GNI giao lưu với học sinh

Chị Trang giải thích, Phòng TVHĐ 3C là đơn vị hoạt động độc lập trong trường học và được vận hành bởi các chuyên gia tâm lý. Sự khác biệt trong mô hình phòng tâm lý học đường 3C với các mô hình khác nằm ở yếu tố 3C (Chuyên môn - Chuyên nghiệp - Chuyên trách).

Chữ C đầu tiên - “Chuyên môn”: Nghĩa là phải được thực hiện bởi đội ngũ hiện bởi đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực tâm lý, có kỹ năng làm việc đặc thù.

Chuyên nghiệp” tức Phòng tâm lý học đường vận hành theo các quy trình, mỗi thành viên như một mắt xích trong hoạt động hỗ trợ học sinh. Các hoạt động của phòng từ hoạt động phòng ngừa đến hoạt động trị liệu, can thiệp đều được phân công phù hợp và xác định đối tượng rõ ràng. Tất cả mỗi thành viên đòi hỏi đảm bảo đúng quy trình và đạo đức nghề nghiệp. Kết quả hỗ trợ tâm lý được thể hiện trên các mẫu biểu đã được nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện. Việc thực hiện đúng và đủ các biểu mẫu, quy trình giúp các trường hợp được đánh giá và xử lý kịp thời, triệt để.

Cuối cùng là chữ C - “Chuyên trách”: Yêu cầu đội ngũ cán bộ, chuyên gia tâm lý và các lực lượng nhân sự khác làm việc tại Phòng tham vấn có trách nhiệm theo phạm vi công việc được giao. Mỗi đơn vị thuộc Phòng tâm lý thực hiện đúng các chức năng chuyên biệt: phòng tham vấn cá nhân, phòng tham vấn nhóm, phòng hoạt động.

Kỳ 5:  Hiệu quả từ mô hình Phòng Tư vấn học đường 3C
Phòng TVHĐ theo tiêu chuẩn 3C tại trường THCS Nam Từ Liêm
Ông Park Dong Chul, Trưởng Đại diện Tổ chức GNI tại Việt Nam:

Tại Việt Nam, bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em tại trường học nói riêng đang là vấn đề được tất cả các cấp, các ngành quan tâm trong những năm gần đây, được đưa vào quy định tại các văn bản chính sách của Chính phủ.

Trong đó, việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em tại trường học đã được cụ thể hóa trong chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030 với chỉ tiêu số 19 là “phần đấu 95% các trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho trẻ em vào năm 2025”.

Điều này cho thấy đây là một trong những mục tiêu ưu tiên của ngành Giáo dục Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Kỳ 5:  Hiệu quả từ mô hình Phòng Tư vấn học đường 3C
Ông Park Dong Chul, Trưởng Đại diện Tổ chức GNI tại Việt Nam

GNI kỳ vọng có thể mở rộng mô hình phòng tham vấn GNI tới các ngôi trường khác với mong muốn đem đến cho các em học sinh, nhà trường và cả phụ huynh những ý nghĩa tốt đẹp nhất về việc tăng cường sức khỏe tinh thần cho các em học sinh, một vấn đề vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ.

Phòng tham vấn và đội ngũ chuyên gia sẽ giúp các em học sinh có động lực và dũng khí nói lên câu chuyện của mình, được trị liệu tâm lý, khắc phục những khó khăn trong hiện tại.

Chỉ như vậy thì trường học mới trở thành môi trường an toàn để các em có thể nuôi dưỡng ước mơ và hy vọng.

“Khảo sát sàng lọc của chúng tôi được thực hiện vào đầu mỗi dự án cho thấy có khoảng từ 10-12% số học sinh được khảo sát có nguy cơ rối loạn cảm xúc. Trong đó, tỷ lệ ở các em nữ cao hơn ở các em nam. Chúng tôi nhận thấy, các nhóm vấn đề mà học sinh thường có nhu cầu tham vấn và hỗ trợ đó là: Học tập, hướng nghiệp, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ với cha mẹ. Một số nhỏ học sinh có nguy cơ trầm cảm, trải qua bạo lực hay xâm hại” – chị Trang cho biết.

Sau 4 năm, các phòng TVHĐ theo mô hình trên ở một số trường trên địa bàn Hà Nội đã tiếp cận hỗ trợ cho hơn 3.000 học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh với hơn 5.000 lượt tham vấn.

“Đánh giá về chất lượng của mô hình Phòng TVHĐ 3C, tỷ lệ hài lòng của học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên đạt 98%” – chị Lê Thu Trang chia sẻ thêm.

Cần thêm văn bản hướng dẫn

Hiện nay, trên thế giới, các quốc gia chú trọng vào công tác dự phòng. Nếu như mô hình tâm lý học đường tại một số quốc gia như Đan Mạch, Ireland và Anh thường tập trung vào hỗ trợ sự phát triển tâm lý toàn diện của học sinh, thì Mỹ tập trung vào thực hiện các chương trình phòng ngừa và trải nghiệm dành cho học sinh.

Tại Mỹ, các nhà tâm lý học đường thường được đào tạo về tâm lý học phát triển, tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, giáo dục học, gia đình và việc làm cha mẹ, các lý thuyết về học tập và về nhân cách... Thông thường, nhà tâm lý học đường ở Mỹ làm nhiệm vụ đánh giá, tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như tâm lý-giáo dục. Do đó, họ thường không chỉ là chuyên gia trong tâm lý học mà cả trong giáo dục học. Nhằm hạn chế các vấn đề trong cuộc sống học sinh cũng như trong môi trường học tập, công tác dự phòng và can thiệp sớm ở quốc gia này rất được chú trọng.

Theo chuyên gia Lê Thu Trang, kinh nghiệm trên thế giới và khi triển khai dự án cho thấy, hoạt động của Phòng TVHĐ sẽ hiệu quả hơn nếu có các vị trí việc làm chuyên trách trong trường học. Nghĩa là sẽ có nhân sự phụ trách toàn thời gian, có chuyên môn về tâm lý học đường để triển khai bài bản các hoạt động từ khảo sát sàng lọc, tham vấn, tổ chức hoạt động nhóm, hoạt động phòng ngừa toàn trường đến tư vấn chiến lược cho Ban Giám hiệu.

“Hiện nay, cùng với hệ thống các văn bản chính sách liên quan đã có, sẽ thuận lợi hơn khi có thêm các văn bản hướng dẫn cụ thể về yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu trong Phòng TVHĐ, cách bố trí phòng hay quy trình tiếp nhận, hỗ trợ học sinh, quản lý hồ sơ sổ sách...; Cũng cần có danh sách các địa chỉ chuyên gia, trung tâm, cơ sở hỗ trợ, trị liệu tâm lý uy tín, được cấp phép để các cơ sở tham khảo, kết nối, chuyển gửi” – Điều phối viên Lê Thu Trang nêu giải pháp để Phòng TVHĐ hoạt động hiệu quả.

Đồng tình quan điểm này, cô giáo Trần Thị Quỳnh Hoa – Phụ trách Phòng TLHĐ trường THCS Việt Đức (Hà Nội) cũng cho rằng, cần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ nhà quản lý trường học, giáo viên, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường về vai trò của sức khỏe tinh thần nói chung, các kiến thức tâm lý cơ bản, yếu tố bảo mật và kỹ năng hỗ trợ trẻ trong trường hợp khẩn cấp.

"Bên cạnh đó, nên đảm bảo nhân sự có chuyên môn, chuyên trách phụ trách các hoạt động của phòng tham vấn nhằm đảm bảo yếu tố chuyên nghiệp và các giá trị đạo đức của tham vấn tâm lý. Có thể bố trí 1 chuyên gia cao cấp phụ trách 1 nhóm trường, nhằm có sự trao đổi nâng cao chuyên môn và hỗ trợ các trường hợp đặc biệt một cách kịp thời" - cô giáo Trần Thị Quỳnh Hoa đề xuất.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh: Sắp xếp, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách tư vấn tâm lý học đường

Bộ GD&ĐT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Nội vụ sắp xếp, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách tư vấn tâm lý học đường theo quy định; nghiên cứu cơ chế bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý theo diện hợp đồng lao động; Xem xét bố trí ngân sách, cơ sở vật chất cho dịch vụ hỗ trợ, tư vấn tâm lý tại địa phương; triển khai giải pháp huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo các Sở, ngành chức năng tham mưu về chế độ đãi ngộ, chính sách liên quan để hỗ trợ, động viên các cán bộ, giáo viên thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục.

Bộ GD&ĐT cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục cũng như hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh tại các tổ chức, đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan.

Đọc thêm

Ngày 23/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với công nhân Muôn mặt cuộc sống

Ngày 23/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với công nhân

TTTĐ - Ngày 23/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động, tại Công ty cổ phần Thuốc lá Thăng Long (Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).
Đề nghị tạo điều kiện cho dịch vụ xe dưới 10 chỗ hoạt động Muôn mặt cuộc sống

Đề nghị tạo điều kiện cho dịch vụ xe dưới 10 chỗ hoạt động

TTTĐ - Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho rằng, mô hình dịch vụ xe dưới 10 chỗ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, vì có thể tối đa hóa số lượng người di chuyển trong một chuyến đi, do đó, sẽ giúp giảm đáng kể lưu lượng xe lưu thông trên đường.
Thanh tra đường bộ không xử lý vi phạm trên đường Muôn mặt cuộc sống

Thanh tra đường bộ không xử lý vi phạm trên đường

TTTĐ - Dự thảo Luật đường bộ quy định theo hướng Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường, chỉ xử lý trách nhiệm thông qua các điểm giao thông "tĩnh", qua cơ sở dữ liệu.
Dự án “Chăm em đủ chất” đến vùng cao Điện Biên, Sơn La Muôn mặt cuộc sống

Dự án “Chăm em đủ chất” đến vùng cao Điện Biên, Sơn La

TTTĐ - Đồng hành, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em vùng cao và những người kém may mắn ở các vùng khó khăn là một trong những sứ mệnh ưu tiên của Care For Việt Nam trên hành trình chia sẻ thành công với cộng đồng.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Số vụ sử dụng dao gây án chiếm tỷ lệ cao Muôn mặt cuộc sống

Số vụ sử dụng dao gây án chiếm tỷ lệ cao

TTTĐ - Đối tượng sử dụng dao và phương tiện tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ cao. Nhiều vụ đối tượng sử dụng dao gây án với tính chất rất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong Nhân dân.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp 27/7 Muôn mặt cuộc sống

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp 27/7

TTTĐ - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).
Xử lý dứt điểm vi phạm khai thác cát ở huyện Ba Vì Muôn mặt cuộc sống

Xử lý dứt điểm vi phạm khai thác cát ở huyện Ba Vì

TTTĐ - Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP về việc xử lý vi phạm khai thác cát thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ, khu vực giáp ranh huyện Ba Vì, Hà Nội.
Sau 8 năm xây dựng, cảng cá Hồng Triều vẫn ngổn ngang Xã hội

Sau 8 năm xây dựng, cảng cá Hồng Triều vẫn ngổn ngang

TTTĐ - Được phê duyệt đầu tư từ tháng 3/2016 nhưng đến nay dự án mở rộng khu neo đậu tàu thuyền, kết hợp xây dựng cảng cá Hồng Triều vẫn đang ngổn ngang.
Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” Xã hội

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

TTTĐ - Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” vừa được tổ chức tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.
Xem thêm