Tag

Lạm thu khác với xã hội hóa giáo dục

Giáo dục 03/09/2023 21:28
aa
TTTĐ - Năm học mới 2023-2024 sắp bắt đầu. Trong khi học sinh cả nước háo hức được đến trường thì phụ huynh lại bộn bề mối lo cho các khoản thu đầu năm học. Trong đó, không ít phụ huynh bày tỏ không đồng tình, thậm chí bức xúc với hàng loạt khoản thu tự nguyện đầu năm. Điều đáng nói là năm nào trước thềm năm học mới, ngành giáo dục cũng ra công văn về các khoản thu chi. Cũng có nhiều trường hợp lạm thu bị phát hiện, đưa lên thông tin đại chúng, thậm chí có trường hợp lãnh đạo nhà trường bị kỷ luật. Tuy nhiên, tình trạng lạm thu vẫn tái diễn, “biến tướng” và núp dưới tên gọi khác nhau…
Hà Nội: Các trường học sẵn sàng cho năm học mới 2023 - 2024 Giáo dục Thủ đô bắt đầu năm học mới với nền tảng vững chắc

Giữa cơ sở vật chất của nhiều trường công lập chưa đáp ứng được cao nhất yêu cầu của phụ huynh và học sinh trong việc học tập. Điều đó chúng ta cũng không lấy làm lạ bởi vì chúng ta còn rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, vào đầu năm học, khi giữa những khoản nhà trường thu với những khoản phụ huynh học sinh góp, đây là hai vấn đề khác nhau bởi vì sẽ có rất nhiều khoản học sinh phải góp nhưng không phải do nhà trường thu.

Ví dụ, việc học sinh mua đồng phục, mua SGK, đóng tiền bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế… Tuy nhiên, những người làm quản lý các trường, các cơ sở giáo dục nên phân định rõ, khoản nào là nhà trường thu. Thực tế, nhà trường chỉ được thu vài khoản được Nhà nước cho phép: Học phí, tiền xây dựng trường và đóng góp cho hoạt động phong trào của nhà trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhà giáo ưu tú, TS Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương chia sẻ: “Về vấn đề xã hội hóa giáo dục đang bị khá nhiều người hiểu sai. Đảng và Nhà nước yêu cầu xã hội hóa giáo dục là những vấn đề lớn, mong muốn có nhiều lực lượng xã hội tham gia đóng góp, xây dựng ngành giáo dục, chia sẻ những khó khăn với ngành giáo dục cũng như là quản lý ngành Giáo dục ngày một tốt hơn cả về chất lượng và số lượng chứ không phải xã hội hóa giáo dục là phụ huynh học sinh đóng góp”.

Theo định nghĩa, xã hội hóa giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập; Là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo dục và xã hội.

Mới đây, một trường tiểu học ở tỉnh Quảng Bình đã phải trả lại phụ huynh nhiều khoản tiền trước đó đã lạm thu sau khi bị nhiều phụ huynh đưa lên mạng xã hội kèm theo đơn tố cáo. Có thể thấy, ở một vài địa phương vẫn còn có một vài cái sai có thể là cố ý nhưng cũng có cái sai do vô ý hoặc lãnh đạo cơ sở giáo dục chưa hiểu hết vấn đề.

Trong 20% ngân sách Nhà nước chi cho ngành giáo dục thì phần lớn là chi cho lương và chế độ cho giáo viên. Thực tế, nguồn kinh phí tại các trường học là con số thu không đủ chi và lúc này, chủ trương xã hội hóa mới phát huy giá trị. Điều đáng nói là ban giám hiệu của các nhà trường phải minh bạch các khoản thu chi để khiến phụ huynh học sinh yên tâm, tránh sự dị nghị.

Chị Trần Thị Lan Anh, phụ huynh học sinh lớp 3 của một trường tiểu học thuộc quận Bắc Từ Liêm bày tỏ: “Học sinh vào đầu năm học đóng góp tiền để mua một bộ điều hòa nhiệt độ. Ai cũng hiểu một bộ điều hòa có thể chạy hàng chục năm nhưng chỉ sau 3 năm với cấp THPT hoặc 4 năm với cấp THCS, 5 năm với cấp tiểu học mà đã bảo hỏng, phải bán lại cho nhà trường thì cũng cần phải làm rõ, nhà trường sẽ tái sử dụng lại thiết bị đó như thế nào, ở mức thu như thế nào cho hợp lý”.

TS Phạm Thị Ly - Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho rằng, mặc dù chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được khẳng định từ lâu trong các nghị quyết của Đảng, của Chính phủ và sự tham gia của khu vực tư nhân đã tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trong giáo dục, vẫn đang có những điểm bất cập đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc để có những chính sách phù hợp.

Cho tới nay, các luật chuyên ngành về đất đai, tài chính, tín dụng, thuế đã có chính sách ưu đãi xã hội hóa nói chung nhưng chưa có chính sách riêng hỗ trợ chính sách xã hội hóa giáo dục. Các quy định về bảo hộ, ưu đãi, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực GD&ĐT còn chung chung, không cụ thể.

TS. Phạm Thị Ly cho rằng, cần phải xác định lại quan điểm, hiểu đúng về xã hội hóa. Xã hội hóa không phải chỉ dựa vào học phí, xã hội hóa phải dựa vào các nguồn lực đa dạng của xã hội, không chỉ dựa vào người học. Điều này, theo TS Phạm Thị Ly, đã thể hiện tương đối rõ trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Đơn cử, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã nêu ra nhiều điểm cụ thể để hỗ trợ cho khu vực giáo dục tư, chẳng hạn như Điều 96 quy định “các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo dục được trừ vào thu nhập chịu thuế, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ giáo dục, ủng hộ tiền hay hiện vật thì được xem xét để ghi nhận bằng hình thức thích hợp”.

Xã hội hóa giáo dục còn là việc mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Đây không những là chính sách lâu dài trong thực hiện các chính sách xã hội của Đảng ta mà còn là biện pháp cần thiết trong giai đoạn Nhà nước chưa có đủ kinh phí cần thiết cho các hoạt động giáo dục.

Phần lớn ngân sách giáo dục được dùng chi trả lương cho giáo viên (80%), một phần chi cho xây dựng cơ sở vật chất nên các hoạt động giáo dục khác còn lại quá ít. Nguồn tài chính huy động qua cuộc vận động xã hội hóa giáo dục là nguồn tài chính do các cơ quan Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội… tự nguyện đóng góp để phát triển giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và vai trò của Nhà nước. Trái lại, xã hội hóa giáo dục chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước và vai trò chủ động nòng cốt của ngành giáo dục.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xã hội hóa giáo dục vẫn còn hạn chế so với tiềm năng mà nó có thể mang lại. Đó là do nhận thức và chính sách xã hội hóa chưa phù hợp.

Đặc biệt, nhiều nơi, nhiều đơn vị cá nhân vẫn còn quan niệm xã hội hóa chỉ là thu tiền hoặc cố tình lợi dụng chủ trương xã hội hóa để gây ra tình trạng lạm thu. Do vậy, xã hội hóa giáo dục đang bị lạm dụng và bóp méo, dẫn đến tình trạng lạm thu và đẩy gánh nặng tài chính về phía người dân.

Đọc thêm

Trường Mầm non Martin tuyển sinh khóa học đầu tiên tại Quảng Nam Giáo dục

Trường Mầm non Martin tuyển sinh khóa học đầu tiên tại Quảng Nam

TTTĐ - Trường Mầm non Martin thuộc Hệ thống Giáo dục chất lượng cao - Martin Academy bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên tại Quảng Nam.
Nhiều cơ hội học tập cho học sinh không trúng tuyển THPT công lập Giáo dục

Nhiều cơ hội học tập cho học sinh không trúng tuyển THPT công lập

TTTĐ - Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội khẳng định, trên địa bàn thành phố hiện có nhiều loại hình trường phù hợp với năng lực, nguyện vọng học tập cho những học sinh không trúng tuyển vào các trường THPT công lập.
Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi thi tốt nghiệp THPT 2024 Giáo dục

Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi thi tốt nghiệp THPT 2024

TTTĐ - Sau khi thi tốt nghiệp THPT 2024, thí sinh cần lưu ý các mốc thời gian như ngày công bố điểm thi, nộp đơn phúc khảo, đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học...
3 lưu ý quan trọng giúp tăng cơ hội trúng tuyển đại học Giáo dục

3 lưu ý quan trọng giúp tăng cơ hội trúng tuyển đại học

TTTĐ - Trước ngưỡng cửa xét tuyển Đại học năm 2024, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo, Hiệu trưởng trường Đại học Thành Đô chia sẻ về 3 lưu ý quan trọng giúp tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Hà Nội có thêm một trường phổ thông Giáo dục

Hà Nội có thêm một trường phổ thông

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập thêm một trường phổ thông tư thục.
Ấn tượng ngôi trường ở Thủ đô có nhiều học sinh đỗ THPT chuyên Giáo dục

Ấn tượng ngôi trường ở Thủ đô có nhiều học sinh đỗ THPT chuyên

TTTĐ - Trường THCS Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) gây ấn tượng khi có tới 28 lượt học sinh đỗ lớp 10 trường chuyên, nhiều em đỗ từ 3 chuyên trở lên.
Học sinh cần lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10? Giáo dục

Học sinh cần lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

TTTĐ - Sau khi biết điểm chuẩn của các trường THPT, học sinh ở Hà Nội cần lưu ý những quy định và mốc thời gian về thủ tục phúc khảo, nhập học do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội ban hành.
Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z Giáo dục

Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z

TTTĐ - Trong 10 năm qua, nhiều chương trình liên kết quốc tế được xây dựng. Tuy nhiên, không phải chương trình liên kết nào cũng thuyết phục các Gen Z, những người trẻ đang có xu hướng lựa chọn lộ trình riêng, giúp họ nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu.
TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024 Giáo dục

TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024

TTTĐ - Đúng 14h chiều 3/7, Hội đồng duyệt điểm chuẩn lớp 10 tại TP HCM đã họp và chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái" Giáo dục

Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái"

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
Xem thêm