Tag

Lan tỏa tinh thần Cách mạng Tháng Tám, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Tin tức 18/08/2020 09:03
aa
TTTĐ - Ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn, tạo điều kiện để Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám đi đến thắng lợi cuối cùng.
Đợt phim kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 Cách mạng Tháng Tám, những ngày Hà Nội sục sôi

Hà Nội thắng lợi hoàn toàn trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Đầu tháng 8/1945, nhận định thời cơ ngàn năm có một đã đến, mọi sự chuẩn bị đều đã sẵn sàng, sức mạnh đoàn kết hiệp đồng của toàn dân đã lên cao đến đỉnh điểm, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước, triệu người như một, nhất tề đứng lên giành chính quyền trên cả nước.

2511 anh tu lieu
Quần chúng Nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ ngày 19/8/1945. Ảnh: Tư liệu

Ngày 13/8, nghe tin Nhật đầu hàng Đồng minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị hỏa tốc yêu cầu tổng khởi nghĩa. Ngày 14/8, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa và thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Ngày 15/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Tại Hà Nội, không khí sục sôi bắt đầu từ chiều 17/8, Tổng hội Viên chức (một tổ chức của chính quyền và lực lượng thân Nhật thành lập ra) tổ chức mít tinh tại Nhà hát Lớn để ủng hộ chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim, Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội đã biến cuộc mít tinh đó thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh. Cờ quẻ ly (lá cờ có nền màu vàng, giữa là sọc quẻ ly màu đỏ) của chính phủ Trần Trọng Kim bị hạ xuống, nhanh chóng được thay bằng một lá cờ đỏ sao vàng rộng lớn rủ xuống từ tầng trên Nhà hát Lớn. Các đội viên tuyên truyền Việt Minh được bố trí bí mật xông lên giành lấy diễn đàn, thông báo tin Nhật đầu hàng và kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh khởi nghĩa. Sau đó, quần chúng tự động xếp thành hàng, do các đội tự vệ chiến đấu dẫn đầu đi từ Nhà hát Lớn qua các phố trung tâm, hô vang khẩu hiệu: “Ủng hộ Việt Minh”, “Đả đảo bù nhìn”, “Việt Nam độc lập”.

Chính quyền bù nhìn không dám chống cự, quân Nhật không dám can thiệp. Sự kiện ngày 17/8 cho thấy sự yếu thế của chính quyền thân Nhật và sự chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm phái khi họ không có khả năng tập hợp quần chúng. Quần chúng Nhân dân Hà Nội đã tin và hướng về ngọn cờ cứu nước của Mặt trận Việt Minh, giúp Ủy ban khởi nghĩa ở Hà Nội càng vững tin vào lực lượng quần chúng và thấy rõ tình hình của địch. Nhận thấy thời cơ giành chính quyền cho cách mạng đã chín muồi, Ủy ban khởi nghĩa ở Hà Nội quyết định phát động Nhân dân Hà Nội nổi dậy giành chính quyền vào ngày 19/8/1945.

Theo kế hoạch của Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội, ngày 18/8 ở hầu hết các xã ngoại thành đều biểu tình tuần hành và chính quyền cách mạng được thành lập. Các đồn lính nhỏ lẻ ở ngoại thành đều bị quần chúng cách mạng chiếm giữ, nhân dân nô nức sắm cờ, vũ khí chuẩn bị tiến vào thành phố tham gia giành chính quyền. Điều đó tạo thuận lợi cho khởi nghĩa ở nội thành vào ngày hôm sau.

Từ sáng sớm ngày 19/8, Hà Nội đỏ rực màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân nghèo, với các vũ khí thô sơ từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại lý Hoàn Long, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng khu vực Ngã Tư Sở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ở nội thành. Hàng vạn quần chúng Nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh như thác đổ. Tất cả đều tập hợp trước Nhà hát Lớn. Cả thành phố Hà Nội như rung chuyển trong tiếng hô khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", “Chính quyền nhân dân cách mạng", "Cách mạng thành công muôn năm", "Lập uỷ ban dân quân cách mạng", “Việt Nam hoàn toàn độc lập", “Đả đảo các cuộc xâm lăng", “Đả đảo mọi thế lực chống cách mạng Việt Nam”, “Chống xâm lăng"...

Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát Lớn, Uỷ ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị võ trang tự vệ dẫn đầu chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát... Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường hầu hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay Nhân dân. Riêng ở trại lính bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình, nhưng trước khí thế sôi sục của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt Minh, chúng phải rút lui. Ngay khi chiếm được Phủ Khâm sai, đồng chí uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ có mặt tại đó gọi điện cho Thị trưởng, Tỉnh trưởng các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định báo tin cách mạng đã thành công ở Hà Nội, ra lệnh cho chúng phải nhanh chóng trao chính quyền cho Việt Minh địa phương. Tối ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi.

Ngày 20/8, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Hà Nội được thành lập, Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ cũng được tổ chức.

Khởi nghĩa thành công ở Hà Nội là một đòn chí mạng giáng vào chính quyền tay sai Nhật ở hầu khắp cả nước, đẩy chúng đến chỗ hoàn toàn tuyệt vọng, tan rã và đầu hàng cách mạng. Khởi nghĩa thành công ở Hà Nội như một tiếng bom vang dội nhanh chóng lan truyền khắp nơi, động viên, cổ vũ Nhân dân cả nước gấp rút nổi dậy giành chính quyền. Gần như toàn bộ các tỉnh miền Bắc đến Thanh Hoá, Nghệ An đều tiếp theo Hà Nội tiến hành khởi nghĩa. Hà Nội xứng đáng là ngọn cờ đầu của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.

Động lực để Thủ đô phát triển

2841 thanh pho ha noi
Một góc thành phố Hà Nội. Ảnh: Minh Đông/TTXVN

Thắng lợi của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội trong Cách mạng Tháng Tám đã để lại nhiều bài học quý, là: sự năng động, bản lĩnh, quyết đoán trong lãnh đạo cách mạng, về tạo thời cơ cách mạng và tận dụng triệt để thời cơ, về nghệ thuật khởi nghĩa, để giành chính quyền nhanh chóng mà ít tổn thất; Về phát huy sức mạnh toàn dân tộc, lấy sức mạnh của đội quân chủ lực giai cấp công - nông làm nòng cốt; về vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, có đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, biết dựa vào dân và phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân.

Phát huy thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân TP Hà Nội luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gương mẫu, đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng. Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của cả nước. Bình quân giai đoạn (2016 - 2020), tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3 - 7,8%). Năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng (khoảng 45 tỷ USD); GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, bằng 1,8 lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng Nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, đạt kết quả toàn diện, nổi bật, diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân Thủ đô được nâng lên.

Đặc biệt, từ đầu năm 2020, mặc dù trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động của đại dịch Covid-19, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, sự cố gắng, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Hà Nội đã tập trung thực hiện có kết quả “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tháo gỡ khó khăn, đối thoại, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19, tạo thêm những động lực mới để Hà Nội vượt khó, thực hiện thắng lợi "nhiệm vụ kép".

Đọc thêm

Xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng Tin tức

Xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét 20 nội dung thuộc thẩm quyền.
Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22). Kỳ họp diễn ra trong một ngày, nhằm xem xét các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới Tin tức

Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới

TTTĐ - Ngày 28/4, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã có cuộc gặp gỡ báo chí.
BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp Tin tức

BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp

TTTĐ - TP Hà Nội tổ chức lại 526 xã, phường, thị trấn thành 126 đơn vị hành chính cơ sở mới, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tiễn của Hà Nội.
Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở Tin tức

Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở

TTTĐ - Nhấn mạnh công tác sắp xếp cán bộ là hết sức quan trọng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu tập thể Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ phải đoàn kết, bản lĩnh, khách quan, dân chủ tìm được cán bộ xứng đáng tổ chức bộ máy cấp cơ sở...
BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính Tin tức

BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Chiều 28/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVII) tổ chức Hội nghị lần thứ hai mươi hai họp bàn 2 nhóm nội dung quan trọng.
Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương Tin tức

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).
Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời” Tin tức

Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời”

TTTĐ - Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm được giao đảm nhiệm theo năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự luật tiếp tục thể chế hóa chủ trương xóa tư duy “biên chế suốt đời”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4.
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng Tin tức

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng

Ngày 27/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng phục vụ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV chuẩn bị khai mạc đầu tháng 5/2025.
Xem thêm