Tag

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Người Hà Nội 20/03/2024 11:05
aa
TTTĐ - Lễ hội 5 làng Mọc lễ hội vào chính ngày 11 và 12 tháng hai Âm lịch, 5 năm tổ chức đại đám một lần không chỉ là di sản phi vật thể quốc gia độc đáo mà còn là biểu thị của truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau đầy thắm thiết của người dân Thăng Long xưa, Hà Nội nay.
Những tín hiệu vui từ mùa lễ hội đổi mới, an toàn, văn minh Đặc sắc Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán Lễ hội tưởng niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại vương

Tục kết chạ đầy tình nghĩa

Lễ hội truyền thống 5 làng Mọc được hình thành từ tục kết chạ giữa 5 làng: Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang, vừa kết thân, vừa tương trợ lẫn nhau.

Việc kết thân của 5 làng bắt nguồn từ câu chuyện tương truyền, ngày xưa, do thiên tai, Nhân dân trong vùng đói kém, người chết đầy đường, bệnh dịch tràn lan, làng Phùng Khoang được vua cho nấu cháo, cơm nắm để phát cho dân chúng.

Một cậu bé khi nhận được một nắm cơm đã chia cho 4 cậu bé khác cùng ăn. 5 người kết nghĩa anh em, sau này lớn lên, 5 người lập nghiệp ở vùng này, tạo dựng thành những làng trù phú, chính là 5 làng Mọc sau này và vẫn giữ tình anh em thân thiết.

Lễ hội 5 làng Mọc - di sản văn hóa phi vật thể độc đáo và biểu thị của tình đoàn kết, gắn bó của Nhân dân Thăng Long - Hà Nội
Lễ hội 5 làng Mọc - di sản văn hóa phi vật thể độc đáo và biểu thị của tình đoàn kết, gắn bó của Nhân dân Thăng Long - Hà Nội

5 làng Mọc của Thăng Long xưa kia - Hà Nội ngày nay là 5 ngôi làng cổ ven sông Tô Lịch.

Mỗi làng Mọc thờ một vị thành hoàng làng riêng: Làng Giáp Nhất thờ Phùng Luông - tướng thời Phùng Hưng; Quan Nhân thờ Trung Nghĩa Đại Vương Hùng Lãng Công - người có công đánh giặc Nam Chiêu và thờ phu nhân là Thánh bà Trương Mỵ Nương, người làng Quan Nhân; Phùng Khoang thờ Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng - tướng nhà Lý; Cự Chính thờ đức Lã Đại Liêu thời Ngô Quyền (Cự Lộc và Chính Kinh sau nhập lại thành Cự Chính). Các làng nay là các phố, phường thuộc 2 quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm.

Trước đây, lễ hội 5 làng Mọc tổ chức kéo dài cả tháng, nay chỉ gói gọn trong 6 ngày, do phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân đảm nhiệm là chủ yếu.

Trước ngày tổ chức lễ hội, chính quyền và đại diện Nhân dân của 5 làng sẽ cùng nhau họp bàn và thực hiện các nghi lễ như: Lễ mở cửa đình, lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ y phong… Sau đó, đến ngày 8 tháng hai, các bô lão 5 làng sẽ làm lễ trình tại đình và cho tập duyệt quân, kiệu.

Ngày 9 tháng 2, buổi sáng các ông bà Chủ tế, Khởi chỉ, tổng cờ cùng các giai nam, giai nữ ra đình làm lễ trình Thánh. Buổi chiều tổng duyệt đoàn rước. Ngày 10, các dòng họ 5 làng sẽ lần lượt dâng lễ cúng Thánh.

Ngày 11 các làng tổ chức rước kiệu Thánh. Đám rước bao gồm nghi trượng đủ bộ, trống bản, rồng, sư tử, các đội múa sênh tiền, đội tế, kiệu Thánh, kiệu long đình, kiệu hoa, quan viên chức sắc… của 5 làng.

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Ngày 12 các làng rước Thánh lễ tại đình làng mình rồi rước tới đình làng đăng cai lễ hội năm đó. Sau lễ rước, tổ chức tế hội đồng. Buổi chiều bế mạc, đội tế Nam Quan tế yên vị.

Ngày 13, buổi sáng, ông bà Khởi chỉ, Giai nam, Giai nữ làm lễ tạ, buổi chiều các ban lễ hội làm lễ tạ.

Ngày chính hội, các làng rước Thánh theo đội hình: Đi đầu đoàn rước là 5 lá cờ ngũ hành, tiếp đến là đội múa cờ, múa rồng, rồi trống, chiêng, đội sư tử, đội ngựa, voi, đội múa bồng, hương án, long đình, đội cờ, đội lộ bộ, phường bát âm, kiệu Thánh, kiệu bát cống, kiệu hoa, voi nan, ngựa gỗ…

Đoàn rước của 5 làng nối tiếp nhau dài hàng cây số, cứ đi một bước lại nghỉ một bước, tiếng chiêng, trống, nhạc rộn rã, tưng bừng. Nổi bật và gây chú ý là các đội múa rồng, múa lân, sư tử; những ông thổ, ông địa vừa đi vừa múa khiến không khí ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Gắn kết cộng đồng

Nét tiêu biểu của lễ hội 5 làng Mọc là múa rồng thể hiện lòng biết ơn của mọi người với người con kẻ Mọc đã sáng tạo ra con rồng rơm, giúp quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh năm nào.

Trong lễ hội 5 làng Mọc, các màn kiệu bay, kiệu quay rất hấp dẫn. Người và kiệu khi chạy quay vòng, lúc lại tiến, lui ào ào… Chúc văn được đọc tại buổi tế hội đồng thể hiện lòng biết ơn với các vị Thánh, mong muốn được Thánh ban phúc lành cho dân và cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Lễ vật dâng lên các Thánh trong lễ hội 5 làng Mọc bao giờ cũng có thịt lợn hoặc thịt bò (xưa kia cúng cả nguyên con). Việc tế lễ kết thúc, kiệu Thánh làng nào rước về làng ấy, gọi là rước Thánh Hồi cung…

Ngoài việc tế lễ, rước xách, lễ hội truyền thống 5 làng Mọc còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người, đi cầu treo, bắt vịt dưới ao, đập niêu, bịt mắt bắt dê, chọi gà, đánh đu, tổ tôm điếm, đánh vật; buổi tối thường có hát chèo, hát ả đào; ngày nay là các hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi…

Với những giá trị đặc sắc, là nơi lưu giữ và trao truyền các nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian, trò diễn dân gian đặc sắc và các giá trị lịch sử, văn hóa… Lễ hội 5 làng Mọc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 1727/QĐ-BVHTTDL ngày 27/5/2021.

Lễ hội năm làng Mọc mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng cư dân Kẻ Mọc, các làng Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân, Phùng Khoang. Lễ hội phản ánh ước nguyện về một cuộc sống “người yên vật thịnh” của người dân và cộng đồng.

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Người dân tổ chức lễ hội thể hiện sự cố kết cộng đồng, là dịp để toàn cộng đồng được hóa thân, nhập cuộc vào việc làng, thể hiện vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong cộng đồng làng xã.

Đặc biệt trong xã hội hiện đại, nhịp sống đô thị hóa, việc người dân tại đây nô nức, háo hức tham gia lễ hội là điều kiện để mỗi người gắn kết với nhau, lan tỏa tình thân ái của hàng xóm láng giềng, hình thành, củng cố một cộng đồng thống nhất cùng xây dựng cuộc sống, duy trì thuần phong mỹ tục của địa phương.

Lễ hội năm làng Mọc đáp ứng nhu cầu tâm linh của dân làng và cả Nhân dân khu vực lân cận, tăng cường mối liên kết giữa các cộng đồng người. Lễ hội là môi trường lưu giữ và trao truyền các nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian, trò diễn dân gian, các giá trị lịch sử, văn hóa... đến các thế hệ kế tiếp.

Mỗi mùa lễ hội, người dân trong vùng cũng có dịp để vui chơi, rèn luyện tinh thần vì cộng đồng đồng thời giáo dục con cháu về truyền thống tương thân tương ái hỗ trợ lẫn nhau rất đáng trân trọng và tự hào của người Hà Nội xưa, khẳng định nét văn hóa đó tiếp tục được trao truyền, tiếp nối trong hiện tại.

Mỗi người làng Mọc nói riêng và người Hà Nội nói chung cùng ứng xử có văn hóa, sống chan hòa tình nghĩa để cùng xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, văn hiến, xứng đáng với những di sản mà cha ông ta để lại.

P.V

Đọc thêm

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt Người Hà Nội

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

TTTĐ - Trưa 29/6, lãnh đạo xã Mê Linh (mới) và công chức, người lao động vẫn tất bật với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất để chào mừng thành lập xã mới.
Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Để làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Trong đó, gia đình chính là nền tảng, là căn cốt vững chắc để lớp lớp người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nêu cao phẩm chất riêng có của mình trong suốt thiên niên kỉ qua. Đó là hành trang quý giá và vô cùng tự hào để chúng ta gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ tiếp nối.
Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Không cần những tuyên ngôn phô trương, Hà Nội chinh phục lòng người bằng nhịp sống an yên, lòng hiếu khách và chiều sâu văn hóa. Nơi đây, những nguyên thủ quốc gia đến không chỉ để dự hội nghị, mà thong dong đạp xe, dạo hồ, nhâm nhi ly cà phê phố cổ… giữa một Hà Nội rất đỗi thân quen, đáng yêu và đầy sức sống.
Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn Người Hà Nội

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn

TTTĐ - Giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp tiền nhân. Đến kính cẩn nghiêng mình trước hương linh các Anh hùng liệt sĩ, cúi đầu mặc niệm và suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và không có việc đền ơn đáp nghĩa nào có ý nghĩa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu Người Hà Nội

Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt với chủ đề "Phụ nữ Thủ đô tự tin - hội nhập - kết nối thành công" năm 2025.
Xem thêm