Liên kết vùng để phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa hiệu quả
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp |
Củng cố sức mạnh mềm của quốc gia
Hội thảo khoa học "Giải pháp liên kết vùng trong phát triển một số sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô với một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030” diễn ra chiều 13/5 tại Hà Nội đã tập trung nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà văn hóa, nhà quản lý, đại diện các địa phương của Hà Nội cũng như các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh... nhằm đạt đến những hiệu quả tốt đẹp trong lĩnh vực này tại Hà Nội.
![]() |
TS Lê Ngọc Anh - Viện trưởng Viên nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội phát biểu khai mạc hội thảo |
Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS Lê Ngọc Anh - Thành ủy viên, Viện trưởng Viên nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nhấn mạnh: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sâu rộng, công nghiệp văn hóa đã và đang trở thành một trụ cột mới của tăng trưởng kinh tế, góp phần khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế không chỉ bằng sức mạnh vật chất mà còn bằng bản sắc, tinh thần và sáng tạo.
Ở Việt Nam, quá trình thúc đẩy CNVH không chỉ là chiến lược phát triển ngành văn hóa, mà còn là định hướng mang tính quốc gia, nhằm khai thác tài nguyên văn hóa như một nguồn lực mới cho phát triển bền vững, giúp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng lòng tự hào dân tộc và tự tin trong hội nhập quốc tế; thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, tạo nên những ý tưởng mới, độc đáo, làm phong phú thêm bức tranh văn hóa toàn cầu.
Phát triển CNVH còn là một phần quan trọng của việc củng cố sức mạnh mềm của quốc gia. Trong thế giới ngày nay, sức ảnh hưởng của một quốc gia không chỉ đến từ lợi thế quân sự và kinh tế, mà còn từ văn hóa đặc sắc và sức sống sáng tạo của cộng đồng.
Trước một bối cảnh trong và ngoài nước cùng với những điều kiện, tiềm năng ưu biệt và sẵn có về văn hóa của một thành phố ngàn năm văn hiến và của vùng đồng bằng sông Hồng, thành phố Hà Nội đã luôn chủ động thực hiện các hoạt động phát triển các ngành CNVH gắn với nhiều giải pháp.
Trong đó có việc thúc đẩy liên kết vùng để thành những sản phẩm CNVH độc đáo, có sức cạnh tranh cao, đem lại giá trị gia tăng cho các chủ thể về nhiều mặt, là một trong những động lực khơi nguồn sáng tạo trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả vùng, góp phần tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế và hình ảnh về một Thủ đô của một quốc gia đang phát triển năng động, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới.
Những nội dung cụ thể, thiết thực
Các ý kiến tại Hội thảo xoay quanh các vấn đề: Phân tích làm rõ hơn cơ sở lý luận, các quan điểm, khái niệm, nội hàm của một số thuật ngữ có liên quan: CNVH, sản phẩm công nghiệp văn hóa, liên kết vùng trong phát triển một số sản phẩm CNVH. Đó là: Du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ…).
![]() |
Hội thảo thu hút đông đảo đại diện các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, đại diện các địa phương và các tỉnh đồng bằng sông Hồng |
Các đại biểu cũng phân tích những đặc điểm, xác định nội hàm và các thành tố, chủ thể của liên kết vùng trong phát triển sản phẩm CNVH; phân tích, làm rõ các vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đối với việc liên kết vùng trong phát triển sản phẩm CNVH.
Đại biểu tại hội thảo cũng cùng nhau phân tích, tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế và trong nước về liên kết vùng trong phát triển sản phẩm CNVH và bài học đối với thành phố Hà Nội; xây dựng và đề xuất Bộ tiêu chí, chỉ tiêu nhận diện, đánh giá hiệu quả liên kết vùng trong phát triển một số sản phẩm CNVH giữa Thủ đô và một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng.
Bên cạnh đó, đại biểu tại hội nghị cũng phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng liên kết vùng trong phát triển sản phẩm CNVH giữa Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 2020 đến nay trong đó tập trung đánh giá sâu hơn đối với các sản phẩm thuộc 3 lĩnh vực, tiểu ngành du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ.
![]() |
TS Đỗ Thị Liên Vân - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội trình bày về nhiệm vụ "Giải pháp liên kết vùng trong phát triển một số sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô với một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030” |
Đặc biệt, đại biểu cũng tập trung phân tích dự báo bối cảnh, xu hướng liên kết vùng trong phát triển mộtsố sản phẩm CNVH giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 và đề xuất một số sản phẩm CNVH thuộc 3 lĩnh vực du lịch văn hoá, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ và giải pháp phát triển cụ thể đối với 3 lĩnh vực này.
Đồng thời, các ý kiến cũng rất tâm huyết đề xuất giải pháp nhằm tăng cường liên kết vùng trong phát triển sản phẩm CNVH giữa Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030.
Đảm bảo tính sáng tạo, thu hút bởi đặc trưng văn hóa
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ - Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nhấn mạnh: Trên lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa, với lợi thế của vùng và nhất là lợi thế đặc biệt của Thủ đô Hà Nội - Thành phố ngàn năm lịch sử văn hiến - anh hùng, Thành phố của Di sản, Thành phố Hòa bình, Thành phố Sáng tạo, liên kết vùng sẽ tạo các không gian phát triển, sẽ tạo cho Hà Nội hoàn thàn trách nhiệm là vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình phát triển của vùng và cả nước.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ đóng góp ý kiến tại hội thảo |
Đồng thời, ông cũng lưu ý khi lựa chọn một số sản phẩm dịch vụ công nghiệp văn hóa Thủ đô trong liên kết với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng cần bảo đảm các yêu cầu: Sản phẩm, dịch vụ văn hóa khi liên kết phải có tiềm năng, lợi thế phát triển; có khả năng gây ấn tượng, uy tín, quan tâm, ưa thích của nhiều người.
Sản phẩm có tiềm năng mang tính đại diện, tiếng vang, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc; có khả năng quảng bá, phổ biến sản phẩm, dịch vụ và tiêu dùng rộng rãi; có khả năng mở rộng quy mô và có sức cạnh tranh; có tính độc đáo và khả năng xây dựng thương hiệu riêng; có khả năng liên kết trong sản xuất, phổ biến, tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm.
Các sản phẩm cần góp phần định hướng phát triển văn hóa thẩm mỹ cho người tiêu dùng, nhất là lớp trẻ; góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc; tạo ra và góp phần đóng góp giá trị kinh tế và giá trị văn hóa cho địa phương, vùng và đất nước (quy mô, số lượng lao động, số lượng doanh nghiệp, mức đóng góp thuế trong GRDP, tác động tới tư duy, tình cảm, thái độ, hành vi của công chúng).
![]() |
PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đóng góp ý kiến tại hội thảo |
PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội quan tâm vấn đề các sản phẩm văn hoá chỉ có thể phát triển và tiếp cận được với khách hàng khi được thể hiện thông qua các không gian sáng tạo.
Cách tiếp cận này cũng đem đến cơ hội học hỏi cho nhiều người và mở rộng cơ hội huy động các nguồn lực trong cộng đồng để đem lại giá trị và phát triển văn hoá của từng địa phương và liên vùng.
Phát triển liên kết vùng sẽ giúp có những sản phẩm được triển khai theo mô hình “cụm" CNVH. Tại nhiều nước, những khu trung tâm về CNVH như vậy cũng đang từng bước được chuyển đổi thành các khu du lịch văn hoá và nghệ thuật đương đại.
![]() |
Bà Trần Thị Vân Anh - nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh về việc phát triển những sản phẩm lợi thế của Hà Nội |
Bà Trần Thị Vân Anh - nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh về việc Hà Nội cần phải phát triển sản phẩm CNVH trên những lợi thế vốn có của Hà Nội. Ví dụ như rối nước, xẩm, ca trù... là những loại hình mà du khách nước ngoài rất thích khi đến với Thủ đô của chúng ta.
Theo bà, Hà Nội còn rất nhiều dư địa để phát triển văn hóa nói riêng và công nghiệp văn hóa nói chung. Việc xây dựng hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm Công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa. Đây chính là những điều kiện tuyệt vời mà Luật Thủ đô sẽ mang đến cho Hà Nội thực hiện mục tiêu phát triển nguồn lực kinh tế từ văn hóa của mình.
Tin liên quan
Đọc thêm

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn tại Lễ hội Làng Sen 2025

Rạng rỡ lý tưởng Hồ Chí Minh trong bản hòa ca tháng Năm

Những lời ca thiết tha dâng Bác

Nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn: Mong có những tác phẩm thiết thực cho Hà Nội

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Tri ân sâu sắc công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cơ hội cho hoạ sĩ trẻ phát huy tài năng, sáng tạo

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô
